Tự nhiên và xã hội 3 Bài 7: Cần làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh
A. Hoạt động cơ bản
1. Thực hiện hoạt động
a. Lần lượt thể hiện 4 khuôn mặt và trạng thái tinh thần theo hình thức dưới đây:
b. Chỉ và nói với bạn, ở trạng thái tinh thần nào thì cơ mặt được giãn ra, ở trạng thái nào thì cơ mặt bị co lại?
c. Nói với bạn, trạng thái nào là có lợi, trạng thái nào là có hại đối với cơ quan thần kinh?
d. Sau bài học này, em sẽ cố gắng luôn giữ khuôn mặt mình ở trạng thái nào? Vì sao?
Trả lời:
b. Ở trạng thái tinh thần vui vẻ thì cơ mặt được giãn ra, ở trạng thái tức giận, lo lắng và sợ hãi thì cơ mặt bị co lại.
c. Trong các trạng thái trên thì trạng thái vui vẻ là có lợi, trạng thái tức giận, lo lắng và sợ hãi là có hại đối với cơ quan thần kinh.
d. Sau bài học này, em sẽ cố gắng luôn giữ khuôn mặt mình ở trạng thái vui vẻ vì nó làm cho tâm trạng mình luôn tươi mới và tốt cho cơ quan thần kinh.
2. Quan sát và liên hệ thực tế
a. Quan sát các hình dưới đây:
b. Chỉ vào từng hình và nói việc làm trong mỗi hình là có lợi hay hại cho cơ quan thần kinh, giải thích cho các bạn vì sao lại như vậy?
c. Em đã có những hoạt động nào giống bạn trong hình? Sau bài học này, em có tiếp tục những hoạt động đó nữa không? Vì sao?
Trả lời:
b.
Hình | Có lợi hay có hại cho cơ quan thần kinh | Giải thích |
---|---|---|
2. Bạn nhỏ vui vẻ đi học | Có lợi | Vì bạn nhỏ vui vẻ, tâm trạng thoải mái |
3. Các bạn nhỏ xem hài kịch | Có lợi | Vì các bạn nhỏ được thư giãn, giải trí và cười đùa |
4. Các bạn nhỏ chơi cát ở bãi biển | Có lợi | Vì các bạn nhỏ được vui chơi thoải mái, giảm căng thẳng học tập |
5. Bạn nhỏ đánh game điện tử | Có hại | Vì bạn nhỏ nhìn vào máy tính nhiều không tốt |
6. Bạn nhỏ đọc sách khuya | Có hại | Vì bạn nhỏ đọc sách quá muộn |
7. Bạn nhỏ ngủ | Có hại | Vì bạn nhỏ ngủ để lấy lại năng nượng cho một ngày học tập, lao động |
3. Thực hiện nhiệm vụ
a. Quan sát các hình trong hình 8
b. Chỉ và nói tên những thức nếu đưa vào cơ thể sẽ mất ngủ, kích thích cơ quan thần kinh?
c. Chỉ và nói tên những thức nếu đưa vào cơ thể sẽ có hại cho sức khỏe, đặc biệt là cơ quan thần kinh?
d. Nói với bạn tên những chất mà chúng ta không nên động vào, không ngửi, không nên thử.
Trả lời:
b. Tên những thứ nếu đưa vào cơ thể sẽ mất ngủ, kích thích cơ quan thần kinh là: cà phê, rượu bia, thuốc lá.
c. Tên những thức nếu đưa vào cơ thể sẽ có hại cho sức khỏe, đặc biệt là cơ quan thần kinh là: rượu, thuốc lá, ma túy.
d. Tên những chất mà chúng ta không nên động vào, không ngửi, không nên thử là: Thuốc lá, rượu và ma túy.
4. Quan sát và trả lời:
- Các bạn trong hình nói gì?
- Bạn sẽ làm gì sau khi đọc các thông tin trong hình?
Trả lời:
- Các bạn trong hình nói rằng: Có những chất nguy hiểm như rượu, ma túy, thuốc lá ... chúng ta không nên động vào, không ngửi và không thử vì chúng gây hại tới cơ quan thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Sau khi đọc những thông tin đó, em tự hứa là không bao giờ sử dụng rượu, thuốc lá, ma túy và một số chất kích thích khác có hại. Đồng thời, em cũng sẽ nói với các bạn, với mọi người để phòng tránh, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
5. Đọc và trả lời
a) Đọc đoạn văn sau:
Cần làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh
Cách tốt nhất để bảo vệ cơ quan thần kinh là ăn, ngủ, học tập, làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi điều độ, không làm việc căng thẳng, không lo nghĩ, buồn bực, tức giận, … Không dùng các chất kích thích và các loại thuốc độc hại.
Ngủ đủ số giờ cần thiết và ngủ say (ngủ sâu) sẽ giúp cơ quan thần kinh, đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Số giờ ngủ đủ thay đổi theo độ tuổi. Trẻ tiểu học cần ngủ 9 đến 10 giờ trong một ngày.
b) Trả lời câu hỏi:
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh?
Trả lời:
Để bảo vệ cơ quan thần kinh, chúng ta cần:
- Ăn, ngủ, học tập, làm việc và vui chơi điều độ
- Không làm việc căng thẳng, mệt mỏi, lo nghĩ, buồn bực...
- Không dùng các chất kích thích và các loại thuốc độc hại
- Ngủ đủ giấc và ngủ say
B. Hoạt động thực hành
1. Hoàn thành bảng
Viết các thông tin vào cột B cho phù hợp với cột A
A | B |
---|---|
Giờ dậy vào buổi sáng | |
Những việc em thừng làm khi thức dậy | |
Những việc em thường làm vào buổi sang | |
Những việc em thường làm vào buổi trưa | |
Những việc em thường làm vào buổi chiều | |
Những việc em thường làm vào buổi tối | |
Những việc em thường làm trước khi đi ngủ | |
Giờ đi ngủ vào buổi tối |
Trả lời:
Ví dụ mẫu:
A | B |
---|---|
Giờ dậy vào buổi sáng | 6 giờ 30 phút |
Những việc em thừng làm khi thức dậy | Tập thể dục, đánh răng, rửa mặt, chải đầu, thay đồ quần áo |
Những việc em thường làm vào buổi sang | Ăn sáng, đi học |
Những việc em thường làm vào buổi trưa | Ăn trưa, ngủ trưa |
Những việc em thường làm vào buổi chiều | Đánh cầu lông, tưới cây, giúp mẹ nấu ăn |
Những việc em thường làm vào buổi tối | Ăn tối, học bài |
Những việc em thường làm trước khi đi ngủ | Đọc sách, đánh răng |
Giờ đi ngủ vào buổi tối | 22 giờ |
2. Thảo luận
a) Chia sẻ với các bạn những thông tin em đã viết trong bảng trên.
b) Trong nhóm em, bạn nào đã ngủ đủ số giờ cần thiết mỗi ngày? Bạn nào chưa ngủ đủ số giờ? Bạn nào còn thức quá khuya? Chúng em sẽ khuyên bạn điều gì?
c) Trong nhóm em, bạn nào đã làm dược nhiều việc phù hợp và cần thiết vào các thời gian trong ngày?
Trả lời:
Hoạt động thực hành trên lớp học.
3. Xây dựng cam kết bảo vệ cơ quan thần kinh và sức khỏe.
b. Viết vào giấy màu xanh việc em sẽ làm để bảo vệ cơ quan thần kinh và sức khỏe
c. Viết vào giấy màu hồng việc em sẽ không làm để bảo vệ cơ quan thần kinh và sức khỏe
Trả lời:
C. Hoạt động ứng dụng
Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy lập thời gian biểu hằng ngày và thực hiện theo bảng dưới đây
Buổi | Giờ | Công việc/ hoạt động |
---|---|---|
Sáng | ||
Trưa | ||
Chiều | ||
Tối | ||
Đêm |
Trả lời:
Buổi | Giờ | Công việc/ hoạt động |
---|---|---|
Sáng | 6 giò 30 phút | Tập thể dục, đánh răng, rửa mặt, chải đầu, thay quần áo, ăn sáng, đi học |
Trưa | 11 giờ 30 phút | Ăn trưa, rửa bát, ngủ trưa |
Chiều | 14 giờ | Đi học, đánh cầu lông, chơi cùng em, phụ mẹ nấu cơm tối, tắm gội. |
Tối | 19 giờ 30 phút | Ăn tối, học bài, đọc sách |
Đêm | 22 giờ 30 phút | Đi ngủ |
Xem thêm các bài Giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 chương trình VNEN hay khác:
- Phiếu kiểm tra 1: Chúng em đã học được những gì từ chủ đề con người và sức khỏe?
- Bài 8: Các thế hệ trong gia đình và họ hàng của em
- Bài 9: Cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà
- Bài 10: Hoạt động của chúng em ở trường
- Bài 11: Cuộc sống xung quanh em
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tự nhiên và Xã hội 3 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Global Success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
- Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
- Lớp 3 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CD