Giải VBT Ngữ Văn 8 Câu phủ định



Câu phủ định

Câu 1 (Bài tập 1 tr.53 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Các câu phủ định bác bỏ:

a. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

Tại vì: Có từ phủ định “không có”

b. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu

Tại vì: Ông giáo phủ định bác bỏ ý kiến của lão Hạc

c. Không, chúng con không đói nữa đâu.

Tại vì: Phủ định bác bỏ suy nghĩ của chị Dậu

Câu 2 (Bài tập 2 tr.53 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

- Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?

Những câu trên không có ý nghĩa phủ định. Bởi các câu đó dùng cách nói phủ định để khẳng định.

- Những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên:

a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đườnh, song đều có ý nghĩa.

b. ...ai cũng từng ăn trong tết trung thu

c. ...ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên...

- So sánh: Cách nói phủ định để khẳng định trên có ý nghĩa nhấn mạnh hơn.

Câu 3 ( Bài tập 3 tr.53 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Thay từ “không” bằng từ “chưa”: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

- Với từ phủ định “không” nghĩa của câu sẽ được hiểu: Dế Choắt không thể dậy được nữa, Choắt sắp chết. Đây là kiểu câu phủ định vĩnh viễn.

- Với từ phủ định “chưa” nghĩa của câu được hiểu: Dế Choắt có thể gượng dậy. Đây là kiểu phủ định không hoàn toàn.

Câu 4 (Bài tập 4 tr.54 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Số TT Câu Có phải là câu phủ định không Chức năng Những câu có ý nghĩa tương đương
1 Đẹp gì mà đẹp!Câu cảm thán Phủ định Không đẹp gì cả
2 Làm gì có chuyện đó! Câu cảm thán Phủ định Không có chuyện đó đâu
3 Bài thơ này mà hay à? Câu nghi vấn Phủ định Bài thơ không hay
4 Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Câu nghi vấn Phủ định Cụ không biết chứ tôi không sung sướng.

Câu 5 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2):

Đọc đoạn trích sau (chú ý các từ in đậm) và cho biết:

Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

Trả lời:

Không thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng vào đoạn văn trên được bởi như vậy, nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến (vì sự căm thù giặc đã át hết đi); chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc (khác với chẳng – không thể làm được).

Câu 6 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2):

Viết đoạn đối thoại ngắn, trong đó có dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.

Trả lời:

Tham khảo đoạn đối thoại sau.

- Tối hôm qua ti vi không chiếu bộ phim mà cậu nói. (câu phủ định miêu tả)

- Nhưng cậu đã xem ở những kênh nào?

- Tớ đã kiểm tra tất cả các kênh nhưng chẳng kênh nào có cả. (câu phủ định bác bỏ).

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Ngữ văn lớp 8 | Giải VBT Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung VBT Ngữ văn lớp 8 Tập 1, Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên