Tài liệu Ngữ Văn lớp 8 phần Tiếng Việt, Tập làm văn hay nhất

Tài liệu Ngữ Văn lớp 8 phần Tiếng Việt, Tập làm văn hay nhất

"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Tài liệu Ngữ văn lớp 8 phần Tiếng Việt và Tập làm văn sẽ tóm tắt Lý thuyết và vận dụng có hướng dẫn chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy môn Ngữ Văn 8.

Câu nghi vấn

A. Củng cố kiến thức cơ bản

1. Đặc điểm hình thức

   - Có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) … không, (đã) … chưa hoặc có từ “hay” ( nối các quan hệ lựa chọn)

   - Khi viết, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?)

   - Nếu không dùng để hỏi thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.), dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm lửng (…)

2. Chức năng:

   - Chức năng chính dùng để hỏi

   - Ngoài ra còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc…, không yêu cầu người đối thoại trả lời

Câu nghi vấn | Ngữ văn 8

B. Ví dụ minh họa

1. Chức năng dùng để hỏi:

   Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo:

   - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?

              (Tắt đèn- Ngô Tất Tố)

   -> Câu nghi vấn có chức năng hỏi: U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?.

   - Đặc điểm hình thức: có dấu (?) cuối câu, các từ nghi vấn (không, sao)

   - Đây là cuộc trò chuyện giữa thằng Dần và mẹ. Dần muốn hỏi mẹ về lí do đi lâu thể, có mua được gạo không, sao về không thế.

2. Chức năng dùng để cầu khiến:

   An nói với Hoàng:

   - Cậu có thể mở cửa giúp tớ được không?

   Hoàng trả lời:

   - Được cậu.

   -> Câu nghi vấn có chức năng cầu khiến (có yêu cầu và đáp lại): Cậu có thể mở cửa giúp tớ được không?.

   - Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn (được không)

   - Đây là cuộc trò chuyện giữa An và Hoàng . An muốn nhờ Hoàng mở hộ với thái độ lịch sự (Hoàng có thể giúp hoặc không)

3. Chức năng dùng để khẳng định

   - Ai dám bảo chúng tôi không hạnh phúc?

   -> Câu nghi vấn có chức năng khẳng định (thường không có câu trả lời):

   - Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn dùng để khẳng định (ai, không)

   - Câu nói nhằm khẳng định: Chúng tôi hạnh phúc

4. Chức năng dùng để phủ định

   - Sao cậu không học bài thế?

   -> Câu nghi vấn có chức năng phủ định (thường không có hoặc có câu trả lời):

   - Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn dùng để phủ định (sao, thế)

   -Dùng để phủ định: Trước đó cậu không học bài

5. Chức năng dùng để đe doạ

   - Con có học bài không thì bảo?

   -> Câu nghi vấn có chức năng đe dọa (thường không có câu trả lời):

   - Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn (không)

   -Dùng để đe dọa: Mẹ muốn răn đe con việc học hành

6. Chức năng dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc

   - Sao nay mệt thế?

   -> Câu nghi vấn có chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc (thường không có câu trả lời):

   - Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn (sao, thế)

   -Dùng để bộc lộ cảm xúc: Mệt mỏi

C. VẬN DỤNG LUYỆN TẬP

1. Xác định câu nghi vấn trong những ngữ liệu dưới đây, chỉ ra đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

   a, Cháu nằm trên lúa

     Tay nắm chặt bông

     Lúa thơm mùi sữa

     Hồn bay giữa đồng

     Lượm ơi, còn không?

       (Lượm – Tố Hữu)

   b. Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để giải khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?. Những lúc buồn có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút.

              (Lão Hạc – Nam Cao)

   c. Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi:

   - Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây này!

   Anh Dậu nằm thừ không cựa, cũng không trả lời. Chị Dậu lại gặng:

   -Chắc thầy em mệt lắm thì phải? Từ sáng đến giờ đi những đâu? Hỏi vay của ai?

   Vắt tay lên trán, anh Dậu thở một tiếng dài và cất cái giọng lề dề của người ốm:

   -Tôi lên nhà lão Hội Ích.

   -Có được đồng nào hay không?

   - Chẳng được gì cả.

              (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

   d. Tôi cố vui vẻ theo em, nhưng nước mắt đã ứa ra. Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

   - Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

   Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Tôi xót xa nhìn em. Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy.

              (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)

.............................

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

A. Củng cố kiến thức cơ bản

1. Đoạn văn thuyết minh

   - Đoạn văn là một bộ phận của bài văn

   - Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn.

   - Đoạn văn thường có 2 câu trở lên được sắp xếp theo thứ tự nhất định.

   - Khi viết bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.

2. Chú ý khi viết đoạn văn thuyết minh

   - Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.

   - Trong đoạn văn, các ý phải được sắp xếp theo trình tự cấu tạo của sự vật, trình tự nhận thức

   + Từ tổng thể đến bộ phận

   + Từ trong ra ngoài

   + Từ xa đến gần

   + Theo trước – sau, chính – phụ

B. vận dụng

1. Xác định câu chủ đề trong các đoạn văn sau:

   a. Nhà thơ Thế Lữ (1907 – 1989) là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới.Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934)...

   b. Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.

Hướng dẫn làm bài

   a.Câu chủ đề: Nhà thơ Thế Lữ (1907 – 1989) là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới.

   b.Câu chủ đề: Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú

   Bài 2: Sửa lại các đoạn văn thuyết minh sau:

   Cho tới ngày nay, chiếc áo dài đã được thay đổi rất nhiều. Cổ áo cổ điển cao 4 - 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Cúc áo là loại cúc bấm, được bố trí cài từ cổ qua vai xuống eo. Ống tay áo may từ vai ôm sát cánh tay dài qua khỏi cổ tay. Cổ áo làm tăng thêm nét đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần của người phụ nữ. Phần eo được chít ben làm nổi bật đường cong thon thả của chiếc lưng ong của người phụ nữ. Từ eo, thân áo được xẻ thành hai tà dài đến mắt cá chân.

Hướng dẫn làm bài

   Sửa lại: Cho tới ngày nay, chiếc áo dài đã được thay đổi rất nhiều. Cổ áo cổ điển cao 4 - 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Cổ áo làm tăng thêm nét đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần của người phụ nữ. Phần eo được chít ben làm nổi bật đường cong thon thả của chiếc lưng ong của người phụ nữ. Cúc áo là loại cúc bấm, được bố trí cài từ cổ qua vai xuống eo. Từ eo, thân áo được xẻ thành hai tà dài đến mắt cá chân. Ống tay áo may từ vai ôm sát cánh tay dài qua khỏi cổ tay.hân.

   Bài 3: Em hãy viết đoạn văn khoảng 7-10 câu giới thiệu một đồ dùng học tập của em.

   Bút bi có thể được xem là người bạn thân thiết nhất đối với các bạn học sinh. Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930.Bút gồm hai bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút. Phần vỏ là ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất. Vỏ có nhiều mẫu mã đẹp, phong phú với các kiểu dáng và màu sắc khác nhau, làm tăng thêm tính thẩm mỹ của cây bút. Bộ phận này dùng để chứa các vật nhỏ bên trong như lò xo, ruột bút,…. Bộ phận thứ hai cũng không kém phần quan trọng là ruột bút, được làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. Ngòi bút là viên bi nhỏ xinh xinh, có đường kính khoảng 0,7 – 1 milimet. Khi ta viết, viên bi lăn đầy mực ra tạo thành những nét chữ. Loại mực dành cho bút này khô rất nhanh. Ngoài ra, đế tạo nên một cây bút bi thì không thể thiếu các vật dụng phụ như lò xo có tác dụng đẩy ngòi viết ra vào, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở. Bút bi rất bền, đẹp, nhỏ gọn…phù hợp với tất cả mọi người từ học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh, người đi làm…Để bảo quản bút bi, khi không dùng nữa thì chúng ta phải đậy nắp bút, để đúng nơi quy định, tránh rơi vỡ, viết vào vật cứng…

.............................

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên