Vở bài tập Vật Lí 6 Bài 16 trang 56-57

Bài 16: Ròng rọc

A. Học theo SGK

I – TÌM HIỂU VỀ RÒNG RỌC

Câu C1 trang 56 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Quảng cáo

Mô tả các ròng rọc cố định (H.16.2a):

Ròng rọc cố định gồm một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định (có móc treo trên xà), do đó khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.

Mô tả các ròng rọc động (H.16.2b):

Ròng rọc gồm một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định, bánh xe có mang theo móc để treo vật, dây kéo có một đầu buộc vào xà. Do đó khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.

II – RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO ?

1. Thí nghiệm

Câu C2 trang 56 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Quảng cáo

Bảng 16.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Lực kéo vật lên trong trường hợp
Chiều của lực kéo
Cường độ của lực kéo
Không dùng ròng rọc Từ dưới lên 4N
Dùng ròng rọc cố định Từ dưới lên 4N
Dùng ròng rọc động Từ trên xuống 2N

2. Nhận xét.

Câu C3 trang 56-57 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

a) Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định là khác nhau (ngược chiều nhau).

Cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định là như nhau.

b) Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động là không thay đổi.

Cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động là khác nhau, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn cường độ của lực kéo vật qua ròng rọc động.

3. Rút ra kết luận.

Câu C4 trang 57 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

a) Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

b) Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

III – VẬN DỤNG

Câu C5 trang 57 VBT Vật Lí 6: Những ví dụ về ròng rọc.

Lời giải:

Tùy học sinh, có thể cho ví dụ: Người thợ xây dùng ròng rọc để kéo vữa hay gạch lên cao để xây nhà.

Câu C6 trang 57 VBT Vật Lí 6: Dùng ròng rọc có lợi gì?

Lời giải:

Dùng ròng rọc cố định có lợi: giúp làm thay đổi hướng của lực kéo (được lợi về hướng).

Dùng ròng rọc động có lợi: được lợi về lực, lực kéo vật nhỏ hơn so với kéo trực tiếp.

Câu C7 trang 57 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Sử dụng hệ thống ròng rọc ở hình bên phải gồm 2 ròng rọc: 1 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định có lợi hơn về lực. Vì nó giúp làm lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật nhiều lần.

Ghi nhớ:

- Ròng rọc cố định: giúp làm đổi hướng của lực kéo so với kéo trực tiếp, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi 2 lần về lực nhưng lại thiệt 2 lần về quãng đường dây dịch chuyển).

Quảng cáo

Các bài giải bài tập vở bài tập Vật Lí 6 (VBT Vật Lí 6) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 | Giải VBT Vật Lí 6 được biên soạn bám sát nội dung VBT Vật Lí lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-16-rong-roc.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên