Vở bài tập Vật Lí 6 Bài 27 trang 93-94

Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)

A. Học theo SGK

II - SỰ NGƯNG TỤ

1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ.

c) Rút ra kết luận.

Câu C1 trang 93 VBT Vật Lí 6: Sự khác nhau giữa nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và trong cốc thí nghiệm:

Lời giải:

Quảng cáo

- Nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và cốc thí nghiệm lúc đầu bằng nhau. Sau khi cho đá lạnh vào cốc thí nghiệm thì nhiệt độ nước trong cốc thí nghiệm thấp hơn trong cốc đối chứng.

Câu C2 trang 93 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm xảy ra hiện tượng có nước đọng ở mặt ngoài.

Hiện tượng này không xảy ra ở mặt ngoài cốc đối chứng.

Câu C3 trang 93 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Các giọt nước đọng ở ngoài cốc thí nghiệm không phải là do nước ở trong cốc thấm ra.

nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có màu còn nước ở trong cốc có pha màu. Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài được.

Quảng cáo

Câu C4 trang 93 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do hơi nước trong không khí gặp lạnh, ngưng tụ lại.

Câu C5 trang 93 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Như vậy dự đoán của chúng ta là đúng.

2. Vận dụng

Câu C6 trang 93 VBT Vật Lí 6: Hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ:

Lời giải:

VD 1: Hơi nước trong các đám mây ngưng tự tạo thành mưa.

VD 2: Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước trong hơi thở gặp gương, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương.

Câu C7 trang 93 VBT Vật Lí 6: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm:

Lời giải:

Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.

Câu C8 trang 94 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Rượu trong chai không đậy nút sẽ cạn dần vì khi không đậy nút mặt thoáng của rượu thông với không khí bên ngoài nên sự bay hơi xảy ra mạnh hơn so với sự ngưng tụ nên hơi rượu thoát ra ngoài không khí do đó rượu cạn dần.

Rượu đựng trong chai nút kín không cạn vì rượu đựng trong chai cũng đồng thời xảy ra 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ nhưng rượu trong chai đậy kín có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ lại nên lượng rượu sẽ không giảm.

Ghi nhớ:

- Sự biến đỏi của một chất từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

- Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi.

Quảng cáo

Các bài giải bài tập vở bài tập Vật Lí 6 (VBT Vật Lí 6) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 | Giải VBT Vật Lí 6 được biên soạn bám sát nội dung VBT Vật Lí lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-27-su-bay-hoi-va-su-ngung-tu-tiep-theo.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên