Giải GDCD 7 trang 30 Kết nối tri thức
Với lời giải GDCD 7 trang 30 trong Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 7 trang 30.
Giải GDCD 7 trang 30 Kết nối tri thức
Luyện tập 2 trang 30 GDCD 7: Em hãy nhận xét các hành vi dưới đây:
a) Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H thường khắc tên mình lên tượng đài, bức tượng, thân cây, ... để đánh dấu những nơi mình đã tới.
b) T nhắc nhở các bạn trong xóm không nên chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử.
c) Cuối tuần, M thường rủ các bạn tới nhà bác K – một nghệ nhân hát chèo – để học hát.
d) N tích cực học ngoại ngữ để có thể giới thiệu về những danh lam thắng cảnh của quê hương mình với du khách nước ngoài.
Trả lời:
- Hành vi của H không đúng và vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
- Hành vi của T đúng, vì T đã góp phần bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa sạch đẹp.
- Hành vi của M đúng, vì M đã góp phần bảo tồn, phát triển làn điệu hát chèo của quê hương.
- Hành vi của N đúng, vì N đã góp phần giới thiệu di sản văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Luyện tập 3 trang 30 GDCD 7: Xử lý tình huống:
a) Trên đường đi học về, Q và H phát hiện mấy thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo công an nhưng H từ chối và nói: “Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!”.
Nếu là Q, em sẽ làm gì?
b) Khi vào chùa cùng bà, C thấy một số bạn gõ chuông, xoa tay lên các bức tượng Phật để cầu may.
Nếu là C, em sẽ làm gì?
Trả lời:
- Tình huống a) Nếu là Q em vẫn sẽ đi báo công an về hành vi ấy, và nói vơi H rằng: việc trọm cắp cổ vật trong chùa là hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn góp phần bảo vệ di sản văn hóa của địa phương.
- Tình huống b) Nếu là C, em sẽ nhắc nhở các bạn không nên làm như vậy vì đây là những hành vi phá hoại gây ảnh hưởng xấu đến di sản văn hóa.
Luyện tập 4 trang 30 GDCD 7: Địa phương nơi em sinh sống có những di sản văn hóa nào? Em đã làm gì để bảo vệ di sản văn hóa đó?
Trả lời:
Lưu ý: Học sinh căn cứ vào những di sản văn hóa của địa phương để trả lời. Các em có thể tham khảo bài làm dưới đây:
- Địa phương nơi em sinh sống là Hà Nội. Nơi đây có nhiều di sản văn hóa, tiêu biểu là:
+ Hoàng thành Thăng Long
+ Chùa Một Cột
+ Cột cờ Hà Nội
+ Văn Miếu – Quốc Tử Giám,
+ Đền Quán Thánh, …
- Để bảo vệ các di sản văn hóa đó, em đã làm:
+ Đi tham quan, tìm hiểu về các di sản văn hóa.
+ Không vứt rác bừa bãi khi tham quan các di sản văn hóa.
+ Tham gia làm tình nguyện quét dọn trong chùa.
+ Làm hướng dẫn viên du lịch cho các du khách trong và ngoài nước đến tham quan các di sản văn hóa.
Vận dụng 1 trang 30 GDCD 7: Em cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh tư liệu về các di sản văn hóa của địa phương… sau đó thiết kế thành một tờ báo tường và thuyết trình về ý nghĩa của di sản văn hóa đó.
Trả lời:
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây
- Di sản: Dân ca quan họ Bắc Ninh
- Bài mẫu thuyết trình:
+ Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ tự bao đời nay.
+ Mặc dầu còn có những ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của Quan họ, có ý kiến cho là Quan họ có từ thế kỷ XI, số khác cho là từ thế kỷ XVII, song, các công trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay đều đã khẳng định giá trị to lớn của di sản "Văn hóa Quan họ", đặc biệt là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ Kinh Bắc.
+ Dân ca Quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ.
+ Theo quan niệm của người Quan họ, nghệ nhân là những ngưòi có kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều "giọng" Quan họ. Họ chính là những bậc thầy dân gian thực hành việc sáng tạo, lưu giữ và trao truyền vốn di sản quý báu đó cho các thế hệ mai sau nên rất xứng đáng được tôn vinh.
+ Ngày nay, trước sức ép của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế hóa về văn hóa và sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhiều ưu thế của các loại hình văn hóa, nghệ thuật, cũng như nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác, Quan họ cổ cũng phải đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ bị mai một, thậm chí có thể bị mất hẳn nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ lâu dài cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, lề lối sinh hoạt ca hát Quan họ cổ, những giọng hát cổ với kỹ thuật "vang, rền, nền, nẩy" vốn đã làm nên giá trị đặc sắc của dân ca Quan họ hiện đang lưu tồn trong trí óc và trái tim say nghề của các cụ "Liền anh, Liền chị" nay đã trạc tuổi 70 đến 90 rất cần được trao truyền và tiếp nối.
+ Tháng 2009, Dân ca Qua họ chính thức được tổ chức UNESCO công nhận là: Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Mẫu báo tường:
Vận dụng 2 trang 30 GDCD 7: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ một di sản ở địa phương em theo gợi ý sau:
Trả lời:
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây
Tên di sản |
Biện pháp bảo vệ |
Thời gian thực hiện |
Kết quả |
Nghề truyền thống nặn tò he |
- Vận động mọi người tham gia CLB nặn tò he của địa phương, để được các nghệ nhân truyền dạy kĩ thuật,kinh nghiệm,… - Học tập, đổi mới các hình tượng tò he cho phù hợp với thị hiếu hiện tại của người tiêu dùng. - Lập 1 Fanpage trên mạng xã hội Facebook để giới thiệu, quảng bá nghệ thuật nặn tò he tới mọi người. |
Từ năm 2021 đến 2022 |
- CLB nặn tò he của địa phương có nhiều thành viên mới. - Nghệ thuật nặn tò he được giới thiệu tới nhiều người. |
Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa Kết nối tri thức hay khác:
- Giải GDCD 7 trang 24
- Giải GDCD 7 trang 25
- Giải GDCD 7 trang 26
- Giải GDCD 7 trang 27
- Giải GDCD 7 trang 29
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập GDCD lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT