Giải GDCD 9 trang 25 Cánh diều

Với lời giải GDCD 9 trang 25 trong Bài 4: Khách quan và công bằng Giáo dục công dân 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD 9 trang 25.

Giải GDCD 9 trang 25 Cánh diều

Quảng cáo

Khám phá trang 25 GDCD 9: Em hãy nhận xét lời nói, hành động của các nhân vật trong hai trường hợp hợp trên?

Trường hợp 1. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch: “Bọn mình nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được".

Trường hợp 2. Vào dịp nghỉ hè, bạn M rất hay về quê. Ở quê có nhiều chỗ vui chơi, lại được ông bà chiều chuộng. Mỗi lần về, M rất thích chơi với chị họ cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lúc là lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, lúc thì tranh giành đồ chơi, chỗ chơi, thậm chí còn giành tối được ngủ với bà. Những lúc như vậy, bà của M lại yêu cầu chị họ nhường cho M và giải thích: "Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng".

Quảng cáo

Trả lời:

- Trường hợp 1.

+ Bạn N có tinh thần tích cực học tập và tôn trọng sự khách quan khi nhìn nhận, đánh giá các sự kiện, hiện tượng.

+ Bạn K có thái độ và hành vi thiếu khách quan trong quá trình xây dựng kế hoạch khảo sát về mức độ ô nhiễm môi trường tại địa phương. Nếu thực hiện theo ý tưởng “bịa số liệu” này của K, thì kết quả khảo sát của nhóm sẽ không sát với thực tế, từ đó, nhóm bạn sẽ không đề ra được những giải pháp phù hợp giúp cải thiện chất lượng môi trường sống ở địa phương.

- Trường hợp 2.

+ Bà của bạn M đã có thái độ và hành động thiếu sự công bằng, khi bà yêu cầu chị họ phải nhường nhịn M mỗi khi xảy ra mâu thuẫn, lý do bà đưa ra là: "Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng".

Quảng cáo

+ Thái độ và hành động thiếu công bằng của bà có thể dẫn tới tình trạng: làm tổn thương và rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Khám phá trang 25 GDCD 9: Nếu là N, em sẽ thuyết phục bạn K như thế nào?

Trường hợp 1. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch: “Bọn mình nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được".

Trường hợp 2. Vào dịp nghỉ hè, bạn M rất hay về quê. Ở quê có nhiều chỗ vui chơi, lại được ông bà chiều chuộng. Mỗi lần về, M rất thích chơi với chị họ cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lúc là lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, lúc thì tranh giành đồ chơi, chỗ chơi, thậm chí còn giành tối được ngủ với bà. Những lúc như vậy, bà của M lại yêu cầu chị họ nhường cho M và giải thích: "Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng".

Quảng cáo

Trả lời:

Nếu là N, em sẽ thuyết phục K rằng: “chúng ta nên trung thực, khách quan trong quá trình làm khảo sát. Nếu như mình tham khảo số liệu trên mạng, thì kết quả khảo sát không đúng với tình hình thực tiễn của địa phương mình.Kết quả khảo sát sai lệch, thì làm sao chúng ta có thể đề ra giải pháp khắc phục phù hợp được. Vậy nên, chúng mình cùng nhau cố gắng hoàn thành tốt bài khảo sát này nhé”.

Khám phá trang 25 GDCD 9: Dựa trên nguyên tắc khách quan và công bằng, em hãy đề xuất một số cách để giải quyết khúc mắc giữa bạn M và người chị họ.

Trường hợp 1. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch: “Bọn mình nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được".

Trường hợp 2. Vào dịp nghỉ hè, bạn M rất hay về quê. Ở quê có nhiều chỗ vui chơi, lại được ông bà chiều chuộng. Mỗi lần về, M rất thích chơi với chị họ cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lúc là lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, lúc thì tranh giành đồ chơi, chỗ chơi, thậm chí còn giành tối được ngủ với bà. Những lúc như vậy, bà của M lại yêu cầu chị họ nhường cho M và giải thích: "Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng".

Trả lời:

Để giải quyết khúc mắc giữa bạn M và người chị họ, theo em, mỗi khi giữa hai bạn xảy ra mâu thuẫn, bà/ người thân cần phải:

+ Tìm hiểu rõ nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn.

+ Phân tích, chỉ ra những lỗi sai, thiếu sót của mỗi người (nếu có).

+ Luôn giữ thái độ bình tĩnh, công tâm, không thiên vị.

Lời giải GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên