Giải GDCD 9 trang 7 Cánh diều

Với lời giải GDCD 9 trang 7 trong Bài 1: Sống có lí tưởng Giáo dục công dân 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD 9 trang 7.

Giải GDCD 9 trang 7 Cánh diều

Quảng cáo

Khám phá trang 7 GDCD 9: Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky? Theo em, câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên thời đó?

Thông tin

Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội, chị xung phong vào công tác ở chiến trường B. Trong một chuyến công tác, chị bị địch phục kích và hi sinh lúc chưa đầy 28 tuổi đời, 2 năm tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề. Một trong những kỉ vật chị để lại là hai cuốn nhật kí.

Trang đầu cuốn nhật kí, Đặng Thuỳ Trâm đã ghi những dòng nổi tiếng trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi phải hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài sống phí, để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người".

Những trang tiếp theo, chị viết về những ngày tháng sống ở chiến trường với công việc của một bác sĩ phụ trách bệnh viện điều trị cho các thương bệnh binh.

"20.7.68

Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất và. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất và và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sưng phù đe doạ chảy máu bây giờ cũng đã lành lặn. Những cánh tay xương gãy rời cũng đã liền lại, ... Đó chính là nhờ sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lăn lộn trong công tác bên giường bệnh.”

(Theo Đặng Kim Trâm và Vương Trí Nhàn (2005), Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn, HN, trang 64, 65)

Quảng cáo

Trả lời:

- Ý nghĩa của câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky là:

+ Mỗi người cần phải xác định được lý tưởng sống của bản thân và luôn nỗ lực để hiện thực hóa lý tưởng ấy.

+ Cống hiến hết mình để phụng sự cho đất nước, cho nhân dân luôn là một trong những lý tưởng sống cao đẹp của con người.

- Câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky đã: thôi thúc, cổ vũ cho liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm và các thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó, anh dũng đứng lên đấu tranh cho nền độc lập tự do của dân tộc.

Khám phá trang 7 GDCD 9: Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin trên?

Quảng cáo

Thông tin

Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội, chị xung phong vào công tác ở chiến trường B. Trong một chuyến công tác, chị bị địch phục kích và hi sinh lúc chưa đầy 28 tuổi đời, 2 năm tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề. Một trong những kỉ vật chị để lại là hai cuốn nhật kí.

Trang đầu cuốn nhật kí, Đặng Thuỳ Trâm đã ghi những dòng nổi tiếng trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi phải hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài sống phí, để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người".

Những trang tiếp theo, chị viết về những ngày tháng sống ở chiến trường với công việc của một bác sĩ phụ trách bệnh viện điều trị cho các thương bệnh binh.

"20.7.68

Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất và. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất và và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sưng phù đe doạ chảy máu bây giờ cũng đã lành lặn. Những cánh tay xương gãy rời cũng đã liền lại, ... Đó chính là nhờ sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lăn lộn trong công tác bên giường bệnh.”

(Theo Đặng Kim Trâm và Vương Trí Nhàn (2005), Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn, HN, trang 64, 65)

Quảng cáo

Trả lời:

Nhận xét:

+ Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã có mục đích sống cao đẹp, khi cô luôn tâm niệm: mục đích sống của mình là cống hiến hết mình để phụng sự cho cách mạng, cho đất nước, cho nhân dân.

+ Từ mục đích sống cao đẹp ấy, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn nỗ lực đem tài năng và y đức của mình để chữa trị cho các thương - bệnh binh.

Khám phá trang 7 GDCD 9: Hãy kể về một tấm gương sống có lí tưởng ở quê hương em. Điều em học được từ tấm gương đó là gì?

Thông tin

Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội, chị xung phong vào công tác ở chiến trường B. Trong một chuyến công tác, chị bị địch phục kích và hi sinh lúc chưa đầy 28 tuổi đời, 2 năm tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề. Một trong những kỉ vật chị để lại là hai cuốn nhật kí.

Trang đầu cuốn nhật kí, Đặng Thuỳ Trâm đã ghi những dòng nổi tiếng trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi phải hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài sống phí, để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người".

Những trang tiếp theo, chị viết về những ngày tháng sống ở chiến trường với công việc của một bác sĩ phụ trách bệnh viện điều trị cho các thương bệnh binh.

"20.7.68

Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất và. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất và và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sưng phù đe doạ chảy máu bây giờ cũng đã lành lặn. Những cánh tay xương gãy rời cũng đã liền lại, ... Đó chính là nhờ sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lăn lộn trong công tác bên giường bệnh.”

(Theo Đặng Kim Trâm và Vương Trí Nhàn (2005), Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn, HN, trang 64, 65)

Trả lời:

- Tấm gương sống có lí tưởng (tham khảo: chiến sĩ Nguyễn Văn Thạc):

+ Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong gia đình một thợ thủ công. Anh Thạc là con thứ 10 trong gia đình 14 anh chị em. Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ gia đình anh Thạc phải sơ tán về Cổ Nhuế, Từ Liêm. Khi ấy không có việc làm mà gia đình đông con nên tài sản của gia đình anh nhanh chóng cạn dần. Mẹ anh Thạc phải đi cắt cỏ bán lấy tiền. Tuy nhà nghèo nhưng anh Thạc vừa đi học vừa đi làm thêm giúp đỡ bố mẹ. Anh Thạc là một học sinh rất giỏi và đã thi đỗ vào Khoa Toán - Cơ của Đại học Tổng hợp,anhThạc đã học thêm để qua chương trình năm học thứ hai để lên năm thứ ba.

+ Nhưng vào khoảng thời gian kháng chiến đó đất nước đang rất cần những người trẻ, anh Thạc đã dừng việc học để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Trong thời gian kháng chiến anh thường xuyên viết thư kể câu chuyện về cho gia đình. Kể từ bức thư cuối cùng anh gửi về gia đình ngày 21/7/1972 thì gia đình không nhận được bức thư nào từ anh. Tháng 5/1973 gia đình nhận tin anh đã hi sinh và được chôn cất tại tỉnh Quảng Trị do bị thương nặng và không thể chữa trị.

- Điều em học hỏi được: Tấm gương anh Nguyễn Văn Thạc cho em thấy được sự cố gắng rèn luyện, học tập trau dồi bản thân và cả sự kiên cường. Anh đã học tập không ngừng nghỉ để có thể học nhanh nhất có thể. Anh cũng đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, bảo vệ những người thân yêu trước kẻ địch. Đây là hình mẫu lý tưởng để cho thanh niên hiện nay học tập, rèn luyện có lý tưởng sống đúng đắn đó là lý tưởng của Đảng.

Lời giải GDCD 9 Bài 1: Sống có lí tưởng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên