Giáo dục thể chất 10 Kết nối tri thức Bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân - Bóng đá 10

Với giải bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân phần Bóng đá sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi GDTC 10 Bài 2.

Giải GDTC 10 Kết nối tri thức Bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

Câu 1 trang 25 Giáo dục thể chất 10: Vận dụng kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, trò chơi vận động đã học để luyện tập và vui chơi hàng ngày.

Quảng cáo

Trả lời:

Các em tự vận dụng kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, trò chơi vận động đã học để luyện tập và vui chơi hàng ngày.

Vận dụng kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, trò chơi vận động đã học để luyện tập và vui chơi hàng ngày

Hình 1. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

- Một số bài luyện tập:

+ Luyện tập không bóng: Tại chỗ và di chuyển ra trước mô phỏng động tác đặt chân trụ và duỗi thẳng bàn chân dẫn bóng hướng xuống mặt sàn.

+ Luyện tập có bóng: Dẫn bóng trên đường thẳng bằng mu giữa bàn chân thuận, chân không thuận từ chậm đến nhanh với cự li 10 – 12m; phối hợp dẫn bóng bằng hai chân.

+ Dẫn bóng trên đường thẳng bằng mu giữa bàn chân không thuận từ chậm đến nhanh với cự li 10 – 12m.

+ …

- Trò chơi: Lăn bóng trên đường thẳng

+ Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch XP.

+ Thực hiện: lần lượt từng bạn của mỗi đội lăn bóng bằng một tay đến đích. Bạn tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn phía trước đã về đích. Đội kết thúc đầu tiên là đội thắng cuộc.

Vận dụng kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, trò chơi vận động đã học để luyện tập và vui chơi hàng ngày

Hình 2. Trò chơi “Lăn bóng trên đường thẳng”

Câu 2 trang 25 Giáo dục thể chất 10: So sánh kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân và kĩ thuật dẫn bóng bằng mu bàn chân.

Trả lời:

Quảng cáo


Giống nhau:

- TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân không thuận (chân trụ) đặt trước, bàn chân ngang với bóng, cách bóng 10 – 15 cm. Chân thuận (chân dẫn bóng) đặt sau, cách chân trước một bước, trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân trước (hoặc dồn đều trên hai chân). Hai tay co hoặc duỗi tự nhiên, mắt nhìn bóng.

- Thực hiện: Khi bắt đầu thực hiện thì đưa chân sau ra trước.

- Kết thúc: Di chuyển theo bóng và lặp lại thao tác dẫn bóng.

Khác nhau: Thực hiện kĩ thuật

- Kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân: Đưa chân sau ra trước, bàn chân xoay ngang hướng lòng bàn chân ra trước và tác động một lực vào phía sau bóng, đưa bóng lăn ra trước khoảng 0,5m.

- Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân: Từ TTCB, đưa chân sau ra trước, thẳng với hướng dẫn bóng, khớp gối co, bàn chân duỗi thẳng hướng xuống mặt sân, dùng mu giữa bàn chân tác động một lực vào phía sau, giữa bóng, đẩy bóng lăn ra trước 0,5 – 1m.

Câu 3 trang 25 Giáo dục thể chất 10: Trong luyện tập và thi đấu Bóng đá, kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân có ưu điểm và hạn chế gì?

Trả lời:

Quảng cáo

Ưu điểm: Dễ dàng kiểm soát bóng và đưa bóng đi theo hướng mình mong muốn.

Hạn chế: Khiến cho đối thủ dễ dàng nhận ra đường bóng.

Trong luyện tập và thi đấu Bóng đá, kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân có ưu điểm và hạn chế gì

Hình 1. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên