Giải Hóa học 10 trang 116 Kết nối tri thức
Với Giải Hóa học 10 trang 116 trong Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide Hóa học 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 116.
Giải Hóa học 10 trang 116 Kết nối tri thức
Câu hỏi 4 trang 116 Hóa học 10: Viết phương trình hoá học khi cho dung dịch hydrochloric acid lần lượt tác dụng với: Fe, MgO, Cu(OH)2, AgNO3.
Lời giải:
Phương trình hóa học:
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
2HCl + MgO → MgCl2 + H2O
2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
Câu hỏi 5 trang 116 Hóa học 10: Hydrochloric acid thường được dùng để đánh sạch lớp oxide, hydroxide, muối carbonate bám trên bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện.
Ứng dụng này dựa trên tính chất hoá học nào của hydrochloric acid?
Lời giải:
Ứng dụng trên dựa trên tính acid của hydrochloric acid. Hydrochloric acid hòa tan được lớp oxide, hydroxide, muối carbonate.
⇒ Nên được dùng để đánh sạch lớp oxide, hydroxide, muối carbonate bám trên bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện.
Hoạt động trang 115 Hóa học 10: Nhận biết ion halide
Chuẩn bị: 4 ống nghiệm; các dung dịch: AgNO3, NaF, NaCl, NaBr, NaI.
Tiến hành:
- Cho 2 mL mỗi dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI vào từng ống nghiệm.
- Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào mỗi ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng và và thực hiện yêu cầu sau:
1. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra.
2. Nêu cách nhận biết dung dịch muối halide bằng dung dịch AgNO3.
Lời giải:
1. Phương trình hóa học:
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3
AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3
2. Cách nhận biết
- Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaCl.
- Ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaBr.
- Ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng đậm ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaI.
- Ống nghiệm không hiện tượng ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaF.
Câu hỏi 6 trang 116 Hóa học 10: Cho biết vai trò của NaBr và NaI khi tham gia phản ứng với sulfuric acid đặc.
Lời giải:
Trong phản ứng với sulfuric acid đặc, NaBr và NaI đóng vai trò là chất khử.
Phương trình hóa học:
3. Muối ăn
Câu hỏi 7 trang 116 Hóa học 10: Vì sao không dùng trực tiếp nước biển làm nước uống, nước tưới cây?
Lời giải:
Không dùng trực tiếp nước biển làm nước uống, nước tưới cây vì:
- Đa phần nước biển trên thế giới có nồng độ dao động từ 3,1 - 3,5% (có nghĩa cứ cứ 1 lít nước biển thì có đến 35g muối và chủ yếu là muối NaCl).
- Hơn thế nữa, thận người chỉ có thể điều tiết lượng muối trong cơ thể ở mức 9g/L (tương đương 0,9%), nếu bổ sung thêm nước biển, nó sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn gấp bội. Điều đó chưa kể với nồng độ 3,5%, lượng muối vào vượt quá cả giới hạn tối đa công suất làm việc của thận.
- Thực tế, trong nước biển ngoài NaCl thì còn chứa 1 số loại muối khác, vô cùng độc hại đối với sinh vật sống.
- Với nồng độ muối cao như thế nếu sử dụng tưới cây sẽ làm cây bị chết.
Câu hỏi 8 trang 116 Hóa học 10: Nước muối sinh lí thường chia làm hai loại: loại dùng để tiêm truyền tĩnh mạch và loại dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương.
a) Loại nào cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ?
b) Để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần bao nhiêu gam muối ăn?
Lời giải:
a) Loại nước muối sinh lí dùng để tiêm vào tĩnh mạch cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì khi tiêm vào tĩnh mạch thì nước muối trực tiếp đi vào máu và đi khắp cơ thể.
b) Nước muối (natri clorid) được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết, được gọi là nước muối sinh lý và dùng được cho mọi lứa tuổi.
Em có thể trang 116 Hóa học 10: Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion halide bằng dung dịch silver nitrate.
Lời giải:
Thí nghiệm nhận biết các ion halide bằng dung dịch silver nitrate.
Chuẩn bị: 4 ống nghiệm; các dung dịch: AgNO3, NaF, NaCl, NaBr, NaI.
Tiến hành:
- Cho 2 mL mỗi dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI vào từng ống nghiệm.
- Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào mỗi ống nghiệm.
Hiện tượng:
- Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaCl.
- Ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaBr.
- Ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng đậm ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaI.
- Ống nghiệm không hiện tượng ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaF.
Phương trình:
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3
AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3
Lời giải bài tập Hóa học 10 Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT