Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 7 (có đáp án): Sulfuric acid và muối sulfate

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 11.

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 7 (có đáp án): Sulfuric acid và muối sulfate

Câu 1. Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây?

Quảng cáo

A. Rót nhanh dung dịch H2SO4 đặc vào nước.

B. Rót từ từ nước vào dung dịch H2SO4 đặc.

C. Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.

D. Rót nhanh nước vào H2SO4 đặc, đun nóng.

Câu 2. Acid H2SO4 loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm là

A. Fe2(SO4)3 và H2.                                        

B. FeSO4 và H2.

C. FeSO4 và SO2.                                            

D. Fe2(SO4)3 và SO2.

Quảng cáo

Câu 3. Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccharose (C12H22O11) với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:

A. H2S và CO2.             

B. H2S và SO2.              

C. SO3 và CO2.             

D. SO2 và CO2.

Câu 4. Nhóm kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 loãng?

A. Zn, Al.                     

B. Na, Mg.                    

C. Cu, Hg.                    

D. Mg, Fe.

Câu 5. Hai chất nào sau đây khi trộn với nhau có thể xảy ra phản ứng hóa học?

Quảng cáo

A. S + H2SO4 đặc.                                           

B. CO2 + BaCl2.

C. FeCl2 + H2S.                                               

Câu 6. Để nhận biết anion có trong dung dịch K2SO4, không thể dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Ba(OH)2.                  

B. BaCl2.                      

C. Ba(NO3)2.                

D. MgCl2.

Câu 7. Nhóm gồm tất cả các kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Hg, Ag, Cu.              

B. Al, Fe, Cr.                

C. Ag, Fe, Pt.                

D. Al, Cu, Au.

Quảng cáo

Câu 8. Cho phản ứng: H2SO4 + Fe → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2

Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tạo muối của phản ứng sau khi cân bằng là

A. 6 và 3.                      

B. 3 và 6.                      

C. 6 và 6.                      

D. 3 và 3.

Câu 9. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.             

B. 2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2.

C. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.                       

D. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

Câu 10. Cho các chất: S, SO2, H2S, H2SO4. Số chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là

A. 1.                             

B. 2.                             

C. 3.                             

D. 4.

Câu 11. Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.               

B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.

C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn.                  

D. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3.

Câu 12. Có các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh sắt (iron) vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

(b) Sục khí SO2 vào nước bromine.

(c) Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

(d) Nhúng lá nhôm (aluminium) vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là

A. 2.                             

B. 1.                             

C. 3.                             

D. 4.

Câu 13. Cho các chất: Cu, CuO, NaCl, Mg, KOH, C, Na2CO3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

A. 3.                             

B. 4.                             

C. 5.                             

D. 6.

Câu 14. Cho các chất: C, Cu, ZnS, Fe2O3, CuO, NaCl rắn, Mg(OH)2. Có bao nhiêu chất tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, tạo khí là

A. 2.                             

B. 3.                             

C. 4.                             

D. 5.

Câu 15. Cho các phát biểu sau:

(a) Sulfuric acid đặc có tính háo nước, gây bỏng nặng khi tiếp xúc với da tay.

(b) Khi pha loãng sulfuric acid đặc cần cho từ từ nước vào acid, không làm ngược lại gây nguy hiểm.

(c) Khi bị bỏng sulfuric acid đặc, điều đầu tiên cần làm là xả nhanh chỗ bỏng với nước lạnh.

(d) Sulfuric acid loãng có tính oxi hóa mạnh, khi tác dụng với kim loại không sinh ra khí hydrogen.

(e) Thuốc thử nhận biết sulfuric acid và muối sulfate là ion Ba2+ trong BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                             

B. 2.                             

C. 3.                             

D. 4.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 11, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên