Giải Hóa học 12 trang 130 Cánh diều
Với Giải Hóa học 12 trang 130 trong Bài 18: Nguyên tố nhóm IIA Hóa 12 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 12 trang 130.
Giải Hóa học 12 trang 130 Cánh diều
Bài 1 trang 130 Hóa học 12: Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo nguyên tử và tính chất giữa kim loại nhóm IIA với kim loại kiềm.
Lời giải:
- Giống nhau:
+ Bán kính nguyên tử lớn hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì, số electron lớp ngoài cùng ít.
+ Là kim loại nhẹ, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp.
+ Có tính khử mạnh thể hiện qua các phản ứng tác dụng với các chất như phi kim (O2, Cl2, …), H2O, …
- Khác nhau:
Kim loại kiềm |
Kim loại nhóm IIA |
|
Cấu tạo nguyên tử |
- Có 1e lớp ngoài cùng - Có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối. |
- Có 2e lớp ngoài cùng - Có 3 kiểu mạng tinh thể: lập phương tâm khối, lập phương tâm diện và lục phương. |
Tính chất vật lý |
- Khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. |
- Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy biến đổi không theo xu hướng nhất định. |
Tính chất hóa học |
- Tính khử rất mạnh M ⟶ M+ + 1e |
- Tính khử mạnh M ⟶ M2+ + 2e |
Bài 2 trang 130 Hóa học 12: Dựa vào giá trị thế điện cực chuẩn của kim loại (Bảng 10.1) và giá trị thế điện cực chuẩn của quá trình 2H2O + 2e ⇌ H2 + 2OH- với = – 0,413 V ở pH = 7, hãy :
a) Sắp xếp Na, Mg, Cu theo dãy tăng dần tính khử của kim loại.
b) Giải thích vì sao Na và Mg tác dụng được với nước.
Lời giải:
a) Ta có: < <
Do đó tính khử của kim loại Na > Mg > Cu.
Sắp xếp theo dãy tăng dần tính khử của kim loại là: Cu, Mg, Na.
b) Ta có thế điện cực chuẩn của Na và Mg đều nhỏ hơn = – 0,413 V ở pH = 7. Do đó, Na và Mg đều tác dụng được với nước.
Bài 3 trang 130 Hóa học 12: Khi cho lượng soda phù hợp vào dung dịch có chứa cation Ca2+ và Mg2+ thì hai cation này sẽ bị tách ra khỏi dung dịch. Viết phương trình hoá học minh hoạ.
Lời giải:
Khi cho soda (Na2CO3) vào dung dịch Na2CO3 phân li tạo thành 2 ion: Na+ và
Cation Ca2+ và Mg2+ bị tách ra khỏi dung dịch theo phương trình hóa học:
Ca2+(aq) + (aq) ⟶ CaCO3(s)
Mg2+(aq) + (aq) ⟶ MgCO3(s)
Bài 4 trang 130 Hóa học 12: Đề xuất phương án phân biệt các dung dịch không màu CaCl2, BaCl2, KCl, NaCl và Na2CO3.
Lời giải:
- Trích nhỏ mẫu thử rồi đánh số thứ tự.
- Cho quỳ tím vào từng mẫu thử.
+ Mẫu thử làm quỳ tím chuyển màu xanh là: Na2CO3
Na2CO3 ⟶ 2Na+ +
+ H2O ⇌ + OH−
+ Các mẫu thử không làm quỳ tím chuyển màu là: CaCl2, BaCl2, KCl, NaCl
- Dùng que platinum sạch nhúng vào từng mẫu thử còn lại rồi đưa lên ngọn lửa đèn khí.
+ Mẫu thử cho ngọn lửa màu đỏ cam là: CaCl2
+ Mẫu thử cho ngọn lửa màu lục là: BaCl2
+ Mẫu thử cho ngọn lửa màu tím là: KCl
+ Mẫu thử cho ngọn lửa màu vàng là: NaCl
Lời giải Hóa 12 Bài 18: Nguyên tố nhóm IIA hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 Cánh diều
- Giải SBT Hóa học 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều