Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra (cực hay, chi tiết)
Bài viết Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra (cực hay, chi tiết)
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng hóa học là có chất mới xuất hiện (có tính chất khác với chất phản ứng).
Chất mới tạo thành có thể nhận biết qua màu sắc, trạng thái. Ngoài ra sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra.
Ví dụ:
Cho mẩu sắt đã nung đỏ vào bình chứa oxi thấy phản ứng cháy sáng mạnh và tỏa nhiều nhiệt → phản ứng có xảy ra.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi đun nóng đường, ta thấy:
(1) có hơi nước tạo thành.
(2) đường chuyển thành màu đen (than).
(3) than không tan trong nước.
Dấu hiệu nào để xác định có phản ứng hóa học xảy ra?
A. 1 và 2.
B. 1 và 3.
C. 2 và 3.
D. 1; 2 và 3.
Lời giải:
Đáp án D.
Ví dụ 2: Bỏ quả trứng vào dung dịch hydrochloric acid thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng hydrochloric acid đã tác dụng với canxi carbonate có trong vỏ trứng tạo ra canxi clorua, nước và khí carbon dioxide thoát ra.
Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra. Ghi lại phương trình chữ của phản ứng.
Lời giải:
Dấu hiệu để nhận biết phản ứng xảy ra là sủi bọt ở vỏ trứng (do thoát khí carbon dioxide).
Phương trình chữ của phản ứng:
Hydrochloric acid + canxi carbonate → canxi clorua + carbon dioxide + nước.
Ví dụ 3: Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết các phản ứng hóa học sau:
a) Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng lên.
b) Khi cho dây sắt có quấn mẩu than hồng vào lọ khí oxi, mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
Lời giải:
a) Dấu hiệu: mẩu vôi sống tan ra, nước nóng lên.
b) Dấu hiệu: cháy mạnh, sáng chói, tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Khi bỏ quả trứng vào dung dịch hydrochloric acid, có sủi bọt ở vỏ quả trứng là do:
A. Canxi clorua sinh ra đã bay lên.
B. Khí carbon dioxide thoát ra.
C. Hơi nước bay lên.
D. Khí oxi bay lên.
Lời giải:
Đáp án B.
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là
A. có ánh sáng phát ra.
B. có chất mới tạo thành.
C. có khí thoát ra.
D. có dung dịch tạo thành.
Lời giải:
Đáp án B
Câu 3: Dấu hiệu nào giúp khẳng định có phản ứng hóa học xảy ra?
A. có chất khí thoát ra.
B. có sự thay đổi màu sắc.
C. có sự tỏa nhiệt và phát sáng.
D. Một trong các dấu hiệu trên.
Lời giải:
Đáp án D.
Câu 4: Cho một mẩu sắt tác dụng với hydrochloric acid. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là
A. mẩu sắt tan dần.
B. có khí thoát ra.
C. mẩu sắt tan dần, có khí thoát ra.
D. có kết tủa xuất hiện.
Lời giải:
Đáp án C
Sắt + hydrochloric acid → iron (II) chloride + khí hiđro
Dấu hiệu: mẩu sắt tan dần, có khí thoát ra.
Câu 5: Đun nóng ống nghiệm có chứa một ít đường. Đường trắng chuyển dần thành màu đen, đồng thời có những giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là
A. Đường trắng chuyển thành màu đen.
B. Có giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm.
C. Đun nóng.
D. Cả A và B.
Lời giải:
Đáp án D.
Câu 6: Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở và ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong. Dấu hiệu quan sát được là
A. không có dấu hiệu gì.
B. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu trắng.
C. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu vàng.
D. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu xanh.
Lời giải:
Đáp án B
Trong hơi thở có khí carbon dioxide, khí carbon dioxide tác dụng với dung dịch nước vôi trong tạo thành chất vẩn đục (hay kết tủa) màu trắng là canxi carbonate.
Câu 7: Khi đun nóng thuốc tím (Kali permangante) sinh ra khí làm bùng cháy que đóm còn tàn đỏ. Khí sinh ra là
A. Oxi.
B. Nitơ.
C. Hiđro.
D.Cacbonic.
Lời giải:
Đáp án A
Câu 8: Muốn nhận biết trong hơi thở có khí carbon dioxide (CO2 ), người ta dùng ống thuỷ tinh thổi hơi thở vào ống nghiệm có chứa:
A. Nước cất.
B. Dung dịch sodium hydroxide.
C. Dung dịch nước vôi trong.
D. Dung dich hydrochloric acid.
Lời giải:
Đáp án C
Khí carbon dioxide tác dụng với dung dịch nước vôi trong tạo thành chất vẩn đục (hay kết tủa) màu trắng là canxi carbonate.
Câu 9: Khi quét nước vôi (có chất calcium hydroxide) lên tường sau một thời gian nước vôi sẽ khô đi và hoá rắn (chất rắn là canxi carbonate) do
A. Calcium hydroxide đã bốc hơi nước.
B. có phản ứng giữa nước vôi với khí carbonic trong không khí tạo ra canxi carbonate.
C. có phản ứng giữa nước vôi với khí oxi trong không khí.
D. có phản ứng giữa nước vôi với khí nitơ trong không khí.
Lời giải:
Đáp án B
Câu 10: Trong các nhận định sau, nhận định sai là
A. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
B. Phản ứng hóa học xảy ra được khi các chất tham gia phản ứng tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần xúc tác…
C. Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
D. Sự tỏa nhiệt và phát sáng không phải là dấu hiệu nhận ra phản ứng hóa học.
Lời giải:
Đáp án D.
D. Bài tập thêm
Câu 1: Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối calcium carbonate. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), khí carbon dioxide và nước. Hãy cho biết dấu hiệu có phản ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội.
A. Do tạo thành nước.
B. Do tạo thành chất kết tủa trắng calcium carbonate.
C. Do để nguội nước.
D. Do đun sôi nước.
Câu 2: Cho hai quá trình sau:
(1) Đun nước đá nóng chảy thành nước lỏng.
(2) Nung thuốc tím rắn chuyển thành bột màu đen và có khí không màu thoát ra.
Kết luận đúng là
A. (1) và (2) đều có phản ứng hóa học xảy ra.
B. (1) và (2) đều không có phản ứng hóa học xảy ra.
C. Chỉ (1) có phản ứng hóa học xảy ra.
D. Chỉ (2) có phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 3: Quá trình nào sau đây có dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra?
A. Đốt cháy cồn trong đĩa.
B. Hơ nóng chiếc thìa inox.
C. Hoà tan muối ăn vào nước.
D. Nước hoa trong lọ mở nắp bị bay hơi.
Câu 4: Trong các hiện tượng sau:
(1) Pha loãng nước muối.
(2) Đốt cháy mẩu giấy.
(3) Nước bốc hơi.
(4) Lưu huỳnh cháy trong không khí.
Hãy cho biết hiện tượng nào không có dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra?
A. (1), (2).
B. (1), (3).
C. (2), (3).
D. (3), (4).
Câu 5: Khi đốt nến (làm bằng paraffin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, nến lỏng hoá hơi rồi cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước. Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều