Top 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi KHTN 8 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm học 2023-2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Khoa học tự nhiên 8.

Đề thi KHTN 8 Kết nối tri thức (có đáp án)

Xem thử Đề GK1 KHTN 8 Xem thử Đề CK1 KHTN 8 Xem thử Đề GK2 KHTN 8 Xem thử Đề CK2 KHTN 8

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề thi KHTN 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Đề thi KHTN 8 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi KHTN 8 Học kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi KHTN 8 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

Đề thi KHTN 8 Học kì 2 Kết nối tri thức

Xem thêm Đề thi KHTN 8 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Cầu chì (fuse) được sử dụng để

A. đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện.

B. nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy nổ.

C. chuyển đổi điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều.

D. đo cường độ dòng điện trong mạch điện.

Câu 2: Dụng cụ nào dùng để đựng trộn các hóa chất rắn với nhau hoặc nung các chất ở nhiệt độ cao?

A. Cốc.

B. Bình tam giác.

C. Ống nghiệm.

D. Bát sứ.

Câu 3: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, cách làm nào sau đây là sai?

A. Kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống.

B. Miệng ống nghiệm nghiêng về phía không có người.

C. Để đáy ống nghiệm sát vào bấc đèn cồn.

D. Làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất.

Câu 4: Quá trình nào sau đây là sự biến đổi vật lí?

A. Cho vôi sống CaO vào nước được vôi tôi.

B. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

C. Khí carbon dioxide làm đục nước vôi trong. 

D. Nung đá vôi thành vôi sống.

Câu 5: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Có chất kết tủa (chất không tan).

B. Có chất khí thoát ra (sủi bọt).

C. Có sự thay đổi màu sắc.

D. Một trong số các dấu hiệu trên.

Câu 6: Cho các quá trình biến đổi hóa học sau:

(1) Đốt cháy củi, than đá, than cốc.

(2) Phân hủy đá vôi ở nhiệt độ cao (900 oC - 1000 oC) thành vôi sống.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. (1) là phản ứng tỏa nhiệt; (2) là phản ứng thu nhiệt.

B. (1) là phản ứng thu nhiệt; (2) là phản ứng tỏa nhiệt.

C. Cả (1) và (2) đều là phản ứng tỏa nhiệt.

D. Cả (1) và (2) đều là phản ứng thu nhiệt.

Câu 7: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Do đó 2 lít dầu ăn sẽ có khối lượng khoảng

A. 1,6 kg.

B. 16 kg.

C. 160 kg.

D. 160 g.

Câu 8: Điền vào chỗ trống: "Khi biết khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật đó được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng ... của các chất".

A. khối lượng riêng.

B. trọng lượng riêng.

C. khối lượng.

D. thể tích.

Câu 9: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?

A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.

B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.

C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.

D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.

Câu 10: Theo nguyên lý Paxcan, áp suất tác dụng lên một chất lỏng chứa trong bình kín

A. giảm khi dịch chuyển trong chất lỏng.

B. được truyền nguyên vẹn trong chất lỏng theo mọi hướng.

C. tăng khi dịch chuyển trong chất lỏng.

D. tăng, giảm khi đi trong chất lỏng tùy thuộc vào tiết diện của bình chứa.

Câu 11: Thanh quản là một bộ phận của

A. hệ hô hấp.

B. hệ tiêu hóa.

C. hệ bài tiết.

D. hệ sinh dục.

Câu 12: Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?

A. Hệ bài tiết, hệ sinh dục và hệ nội tiết.

B. Hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

C. Hệ thần kinh và hệ nội tiết.

D. Hệ vận động và hệ thần kinh.

Câu 13: Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm

A. xương chân và hệ cơ.

B. bộ xương và cơ chân.

C. xương chi và hệ cơ.

D. bộ xương và hệ cơ.

Câu 14: Trong cử động gập cánh tay, các cơ ở hai bên cánh tay sẽ

A. co duỗi ngẫu nhiên.

B. cùng co.

C. co duỗi đối kháng.

D. cùng duỗi.

Câu 15: Quá trình tiêu hoá carbohydrate bắt đầu ở bộ phận nào?

A. Ruột non.

B. Thực quản.

C. Dạ dày.

D. Miệng.

Câu 16: Bệnh lao phổi dễ lây lan qua đường nào khi tiếp xúc gần với bệnh nhân?

A. Đường tiêu hóa.

B. Đường hô hấp.

C. Đường bài tiết.

D. Đường tuần hoàn.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1 điểm) Gọi tên các dụng cụ dưới đây:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề + ma trận)

Bài 2: (1 điểm) Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 50 ml dung dịch CuSO0,5M.

Bài 3: (2 điểm)

a. Áp suất là gì? Nêu công thức tính áp suất?

b. Một vật móc vào một lực kế. Khi treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ 2,2 N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,9 N. Độ lớn lực đẩy Archimesdes là bao nhiêu?

Bài 4: (2 điểm)

a. Chứng minh các cơ quan trong đường dẫn khí có đặc điểm cấu tạo giúp tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại.

b. Kết quả xét nghiệm nhóm máu của 4 người khi cho vào giọt máu của mỗi người một lượng vừa đủ kháng thể anti - A hoặc kháng thể anti - B được thể hiện trong bảng sau:

Anti

Người 1

Người 2

Người 3

Người 4

A

Không ngưng kết

Ngưng kết

Ngưng kết

Không ngưng kết

B

Ngưng kết

Ngưng kết

Không ngưng kết

Không ngưng kết

Xác định nhóm máu của mỗi người. Giải thích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để lấy hoá chất lỏng với lượng nhỏ (1 – 2 mL) là phù hợp?

A. Thìa thuỷ tinh.

B. Thìa kim loại.

C. Ống đong dung tích 25 mL.

D. Ống hút nhỏ giọt.

Câu 2: Chất nào sau đây là acid?

A. CaO.

B. H2SO4.

C. NaOH.

D. KHCO3.

Câu 3: Trong số các base sau đây, base nào là base tan trong nước?

A. Fe(OH)2.

B. KOH.

C. Cu(OH)2.

D. Fe(OH)3.

Câu 4: CH3COOH có tên gọi là

A. Hydrochloric acid.

B. Nitric acid.

C. Sulfuric acid.

D. Acetic acid.

Câu 5: Có 3 thỏi sắt, nhôm và đồng có thể tích bằng nhau V1 = V2 = V3 khối lượng tương ứng là m1, m2, m3. Lập tỉ số tương ứng mV ta được

A. m1V1<m2V2<m3V3.

B. m1V1>m2V2>m3V3.

C. m1V1=m2V2=m3V3.

D. m1V1m2V2m3V3.

Câu 6: Lực nào dưới đây đóng vai trò là áp lực?

A. Lực ma sát tác dụng lên vật trượt trên sàn nhà.

B. Trọng lượng của vật đặt trên sàn nhà.

C. Trọng lượng của bóng đèn treo trên sợi dây.

D. Cả ba lực trên.

Câu 7: Áp suất tác dụng lên một chất lỏng chứa trong bình kín

A. tăng khi dịch chuyển trong chất lỏng.

B. giảm khi dịch chuyển trong chất lỏng.

C. được truyền nguyên vẹn trong chất lỏng theo mọi hướng.

D. tùy thuộc vào tiết diện của bình chứa.

Câu 8: Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là

A. trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của nước.

B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

C. lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật.

Câu 9: Lực tác dụng vào vật như thế nào thì làm cho vật quay?

A. Lực tác dụng vào vật phải lớn hơn trọng lượng vật.

B. Lực tác dụng vào vật phải có giá cắt trục quay.

C. Lực tác dụng vào vật phải có giá song song với trục quay.

D. Lực tác dụng vào vật phải có giá không cắt trục quay và không song song với trục quay.

Câu 10: Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cái búa nhổ đinh.

B. Cái kéo cắt giấy.

C. Cái bấm móng tay.

D. Cái cung tên.

Câu 11: Việc di chuyển, vận động các cơ quan, bộ phận và toàn bộ cơ thể là chức năng của hệ cơ quan nào dưới đây?

A. Hệ tuần hoàn.

B. Hệ vận động.

C. Hệ xương.

D. Hệ cơ.

Câu 12: Tập thể dục, thể thao có vai trò kích thích tích cực đến điều gì của xương?

A. Sự lớn lên về chu vi của xương.

B. Sự kéo dài của xương.

C. Sự phát triển trọng lượng của xương.

D. Sự phát triển chiều dài và chu vi của xương.

Câu 13: Các cơ quan trong ống tiêu hoá bao gồm

A. miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già.

B. miệng, hầu, thực quản, dạ dày, tụy, ruột non, ruột già.

C. miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

D. miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột non, ruột già.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:

(1) Hồng cầu có hình đĩa, lõm hai mặt giúp tăng diện tích tiếp xúc với không khí.

(2) Hồng cầu không nhân giúp giảm tiêu hao năng lượng nên giảm lượng O2 tiêu thụ từ đó tăng lượng O2 được vận chuyển.

(3) Hồng cầu có màu đỏ giúp tăng khả năng kết hợp với O2.

(4) Hồng cầu chiếm khoảng 43% thể tích máu trong đó có một nửa là vận chuyển O2, phần còn lại vận chuyển CO2.

Những phát biểu đúng về đặc điểm cấu tạo của hồng cầu thích nghi với chức năng là:

A. (1), (2).

B. (1), (3).

C. (2), (4).

D. (3), (4).

Câu 15: Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là

A. khí quản.

B. phế quản.

C. phế nang.

D. thanh quản.

Câu 16: Bệnh nhân suy thận nên có chế độ

A. ăn mặn, chua, nhiều đường.

B. ăn nhạt, tăng lượng thịt, cá giàu đạm trong bữa ăn.

C. ăn mặn, uống nhiều nước, ăn nhiều chất béo.

D. ăn nhạt, hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu đạm.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (2 điểm)

a. (0,5 điểm) Nêu khái niệm độ tan của một chất trong nước?

b. (0,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau:

(1) NaOH + HCl →

(2) BaO + H2O →

c. (1 điểm) Đốt cháy hết 0,54 gam Al trong không khí thu được aluminium oxide theo sơ đồ phản ứng: Al + O2 Al2O3

Lập phương trình hoá học của phản ứng rồi tính khối lượng aluminium oxide tạo ra.

Bài 2: (2,5 điểm)

a. (1,5 điểm) Có mấy loại đòn bẩy, nêu các loại đòn bẩy đó?

b. (1 điểm) Làm cách nào để tay ta mở được cánh cửa dễ dàng hơn?

Bài 3: (1,5 điểm)

a. (0,5 điểm) Sơ đồ hoá quá trình thu nhận âm thanh của tai.

b. (1 điểm) Một người đàn ông có kết quả một số chỉ số xét nghiệm máu thể hiện ở bảng dưới đây. Em hãy nhận xét về các chỉ số này. Theo em người này cần chú ý gì trong khẩu phần ăn?

Tên xét nghiệm

Kết quả

Chỉ số bình thường

Đơn vị

Định lượng glucose (máu)

9,8

3,9 – 6,4

mmol/L

Định lượng uric aicd (máu)

171

Nam: 210 – 420

Nữ: 150 – 350

µmol/L

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Chất nào sau đây là acid?

A. NaOH.                      

B. CaO.                          

C. KHCO3.                     

D. H2SO4.

Câu 2: Trong số các base sau đây, base nào là base tan trong nước?

A. Mg(OH)2.

B. KOH.                         

C. Cu(OH)2.

D. Fe(OH)3.

Câu 3: Có thể dùng chất nào sau đây để khử độ chua của đất?

A. Vôi tôi (Ca(OH)2).

B. Hydrochloric acid.

C. Muối ăn.

D. Cát.

Câu 4:Cho kim loại magnesium tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng. Phương trình hóa học nào minh họa cho phản ứng hóa học trên?

A. Mg+2HClMgCl2+H2

B. Mg+H2SO4MgSO4+H2

C. Fe+H2SO4FeSO4+H2

D. Fe+2HClFeCl2+H2

Câu 5: Tìm phát biểu sai.

Nguồn điện là

A. nguồn tạo ra các điện tích.

B. nguồn tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó.

C. nguồn tạo ra ở hai cực của nó có một hiệu điện thế.

D. nguồn tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch điện kín.

Câu 6: Tác dụng phát sáng của dòng điện được ứng dụng trong thiết bị nào sau đây?

A. Bếp điện.

B. Đèn báo ở radio.

C. Bàn là.

D. Chuông điện.

Câu 7: Số vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa

A. là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện kín.

B. là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đang được mắc trong mạch điện kín với nguồn điện đó.

C. là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện để hở.

D. là giá trị hiệu điện thế định mức mà nguồn điện đó có thể cung cấp cho các dụng cụ điện.

Câu 8: Đơn vị của hiệu điện thế là

A. jun (J).

B. vôn (V).

C. oát (W).

D. ampe (A).

Câu 9: Hormone thyroxin là do loại tuyến nào tiết ra?

A. Tuyến giáp.               

B. Tuyến tụy.                 

C. Tuyến trên thận.        

D. Tuyến sinh dục.

Câu 10: Hiện tượng người cao lớn quá mức hay thấp lùn có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hay thiếu hormone nào sau đây?

A. GH.

B. FSH.

C. LH.

D. TSH.

Câu 11: Cơ co chân lông thuộc lớp nào trong cấu trúc của da?

A. Lớp biểu bì.               

B. Lớp bì.                       

C. Lớp mỡ dưới da.        

D. Lớp sừng.

Câu 12: Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ điều gì?

A. Trứng đã được thụ tinh.

B. Trứng đã thụ tinh nhưng không làm tổ tại tử cung.

C. Trứng đã thụ tinh và làm tổ tại tử cung.

D. Trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.

Câu 13: Môi trường sống bao gồm các yếu tố

A. tác động riêng rẽ đến sinh vật (có lợi hoặc có hại cho sinh vật).

B. bao quanh sinh vật, có quan hệ mật thiết với nhau; có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật.

C. cần thiết, không thể thiếu cho sự tồn tại của sinh vật.

D. không sống bao quanh sinh vật, có quan hệ mật thiết đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật.

Câu 14: Nhóm nào sau đây gồm các nhân tố sinh thái vô sinh?

A. Nhiệt độ và độ ẩm.    

B. Con trâu và cây cỏ.    

C. Gió và con người.      

D. Vi khuẩn và cây lúa.

Câu 15:Kích thước của quần thể là

A. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian 1m2

B. khoảng cách của các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

C. số lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

D. số lượng giữa cá thể đực trên số lượng cá thể cái của quần thể.

Câu 16: Trong quần xã rừng U Minh, tràm là loài

A. ưu thế.                       

B. đặc trưng.                  

C. chủ chốt.                   

D. ngẫu nhiên.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm)

a. (0,5 điểm) Em hãy nêu khái niệm acid?

b. (1,0 điểm) Có ba ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH, dung dịch HCl và nước cất. Hãy nêu cách nhận biết ba dung dịch trên.

Bài 2. (2 điểm)

a. (1 điểm) Hãy đổi ra đơn vị mV các giá trị sau: 12 V; 0,2 V; 50 V; 0,01 V.

b. (1 điểm) Em hãy cho biết các phát biểu dưới đây phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai.

1. Mạch điện đơn giản gồm có nguồn điện, dây nối, công tắc và các thiết bị điện tiêu thụ năng lượng điện.

2. Cầu chì, cầu dao tự động, rơ-le có tác dụng bảo vệ mạch điện.

3. Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua, đó là tác dụng phát sáng của dòng điện.

4. Quy ước chiều dòng điện trong mạch điện là chiều từ cực âm của nguồn điện qua dây nối và các dụng cụ tiêu thụ năng lượng điện tới cực dương của nguồn điện.

Bài 3: (1,5 điểm)

a. (0,5 điểm) Cho các bệnh sau: Giang mai, đái tháo đường, lậu, bướu cổ. Những bệnh nào dưới đây lây truyền qua đường tình dục?

b. (1 điểm) Bạn A cho rằng: “Hiện tượng chảy máu trong chu kì kinh nguyệt xảy ra sau khi trứng được thụ tinh”. Ý kiến này đúng hay sai? Giải thích.

Bài 4: (1 điểm) Cho biết giới hạn về nhiệt độ của một số loài cá thường được nuôi ở nước ta như sau: cá rô phi: 5,6 – 42 oC ; cá chép: 2 – 44 oC; cá ba sa: 18 – 40 oC; cá tra: 15 – 39 oC. Nếu em là một nông dân sống ở vùng miền núi phía bắc đang lựa chọn giống cá về nuôi thì em sẽ chọn giống cá nào ở trên? Vì sao?

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Chất nào sau đây là oxide base?

A. CO2.

B. BaO.

C. SO3.

D. Ba(OH)2.

Câu 2: Cho dãy các chất: KCl, Cu(OH)2, BaO, MgCO3, ZnCl2, KOH, CuSO4, NH4NO3. Số lượng muối có trong dãy là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối?

A. Acid tác dụng với base.

B. Kim loại tác dụng với oxygen.

C. Acid tác dụng với oxide base.

D. Base tác dụng với oxide acid.

Câu 4: Đạm urea có thành phần chính là

A. (NH4)2CO3.

B. (NH2)2CO.

C. NH4Cl .

D. Ca(H2PO4)2.

Câu 5: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

A. Đốt ở giữa ống.

B. Đốt ở miệng ống.

C. Đốt ở đáy ống.

D. Đốt ở vị trí nào cũng được.

Câu 6: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?

A. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.

B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.

C. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.

Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khi nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn

A. nhiều hơn- ít hơn.

B. nhiều hơn- nhiều hơn.

C. ít hơn- nhiều hơn.

D. ít hơn- ít hơn.

Câu 8: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

A. Cọ xát vật lên mặt bàn.

B. Đốt nóng vật.

C. Làm lạnh vật.

D. Đưa vật lên cao.

Câu 9: Các tuyến nội tiết nào sau đây đều tiết hormone điều hòa hàm lượng đường trong máu?

A. Tuyến tụy và tuyến trên thận.

B. Tuyến yên và tuyến giáp.

C. Tuyến trên thận và tuyến sinh dục.

D. Tuyến tụy và tuyến giáp.

Câu 10: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật. 

B. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật. 

C. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường không khí và môi trường trên cạn.

D. môi trường dưới nước, môi trường không khí, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.

Câu 11: Quần thể sinh vật là

A. tập hợp các cá thể thuộc các loài khác nhau, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

B. tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.   

C. tập hợp các loài sinh vật, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

D. tập hợp các cá thể thuộc một loài được con người tập trung lại trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 12: Tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần xã sinh vật?

A. Các cây lúa trong một ruộng lúa.

B. Các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ.

C. Các cây sen trong một đầm sen.

D. Các con kiến trong một tổ kiến.

Câu 13: Sông và suối được thuộc khu sinh học nào dưới đây?

A. Khu sinh học biển.

B. Khu sinh học trên cạn.

C. Khu sinh học nước ngọt.

D. Khu sinh học nước mặn.

Câu 14: Hoạt động nào sau đây có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên?

A. Bảo vệ các khu rừng già.

B. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.

C. Khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng các công trình thủy điện.

D. Xử lí nghiêm các trường hợp săn bắn, mua bán, tiêu thụ các động vật hoang dã.

Câu 15: Biến đổi khí hậu là

A. sự thay đổi giá trị lớn nhất của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ.

B. sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các tháng trong vòng một năm.

C. sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ.

D. sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các tháng trong vòng một năm.

Câu 16: Những hoạt động nào sau đây góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?

(1) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong trồng trọt.

(2) Kiểm soát chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

(4) Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

(6) Sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa học tiêu diệt các loại sâu, bệnh và cỏ dại.

(7) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.

A. (1), (2), (4), (7).

B. (1), (3), (5), (7).

C. (2), (3), (4), (6).

D. (1), (4), (5), (6).

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Oxide là gì? Dựa vào tính chất hoá học, oxide được phân thành những loại nào?

b. (0,5 điểm) Tại sao phải bón phân cho cây trồng đúng cách?

Bài 2: (2 điểm)

a. (0,5 điểm) Số chỉ của ampe kế cho biết điều gì? Cường độ dòng điện được kí hiệu như thế nào?

b. (0,5 điểm) Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải để được câu có nội dung đúng.

3 Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

c. (1 điểm) Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng 4 200 J thì nóng lên thêm 10C. Hỏi nếu truyền 151 200 J cho 2 kg nước thì nước sẽ nóng lên thêm bao nhiêu độ?

Bài 3: (3 điểm)

a. (1 điểm) Hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai.

b. (1 điểm) Hãy giải thích các hiện tượng sau: Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói.

c. (1 điểm) Quan sát lưới thức ăn sau:

3 Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Liệt kê 3 chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên. Điều gì sẽ xảy ra với hệ sinh thái trên nếu lúa và cỏ bị biến mất?

Tham khảo đề thi KHTN 8 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm học 2023-2024 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên