Top 10 Đề thi KHTN 8 Học kì 2 năm 2024 có đáp án (ba sách)



Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Khoa học tự nhiên lớp 8, dưới đây là Top 10 Đề thi Khoa học tự nhiên 8 Học kì 2 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi KHTN 8.

Top 10 Đề thi KHTN 8 Học kì 2 năm 2024 có đáp án (ba sách)

Xem thử Đề CK2 KHTN 8 KNTT Xem thử Đề CK2 KHTN 8 CTST Xem thử Đề CK2 KHTN 8 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Học kì 2 KHTN 8 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Xem thử Đề CK2 KHTN 8 KNTT Xem thử Đề CK2 KHTN 8 CTST Xem thử Đề CK2 KHTN 8 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Chất nào sau đây là oxide base?

A. CO2.

B. BaO.

C. SO3.

D. Ba(OH)2.

Câu 2: Cho dãy các chất: KCl, Cu(OH)2, BaO, MgCO3, ZnCl2, KOH, CuSO4, NH4NO3. Số lượng muối có trong dãy là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối?

A. Acid tác dụng với base.

B. Kim loại tác dụng với oxygen.

C. Acid tác dụng với oxide base.

D. Base tác dụng với oxide acid.

Câu 4: Đạm urea có thành phần chính là

A. (NH4)2CO3.

B. (NH2)2CO.

C. NH4Cl .

D. Ca(H2PO4)2.

Câu 5: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

A. Đốt ở giữa ống.

B. Đốt ở miệng ống.

C. Đốt ở đáy ống.

D. Đốt ở vị trí nào cũng được.

Câu 6: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?

A. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.

B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.

C. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.

Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khi nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn

A. nhiều hơn- ít hơn.

B. nhiều hơn- nhiều hơn.

C. ít hơn- nhiều hơn.

D. ít hơn- ít hơn.

Câu 8: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

A. Cọ xát vật lên mặt bàn.

B. Đốt nóng vật.

C. Làm lạnh vật.

D. Đưa vật lên cao.

Câu 9: Các tuyến nội tiết nào sau đây đều tiết hormone điều hòa hàm lượng đường trong máu?

A. Tuyến tụy và tuyến trên thận.

B. Tuyến yên và tuyến giáp.

C. Tuyến trên thận và tuyến sinh dục.

D. Tuyến tụy và tuyến giáp.

Câu 10: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật. 

B. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật. 

C. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường không khí và môi trường trên cạn.

D. môi trường dưới nước, môi trường không khí, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.

Câu 11: Quần thể sinh vật là

A. tập hợp các cá thể thuộc các loài khác nhau, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

B. tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.   

C. tập hợp các loài sinh vật, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

D. tập hợp các cá thể thuộc một loài được con người tập trung lại trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 12: Tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần xã sinh vật?

A. Các cây lúa trong một ruộng lúa.

B. Các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ.

C. Các cây sen trong một đầm sen.

D. Các con kiến trong một tổ kiến.

Câu 13: Sông và suối được thuộc khu sinh học nào dưới đây?

A. Khu sinh học biển.

B. Khu sinh học trên cạn.

C. Khu sinh học nước ngọt.

D. Khu sinh học nước mặn.

Câu 14: Hoạt động nào sau đây có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên?

A. Bảo vệ các khu rừng già.

B. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.

C. Khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng các công trình thủy điện.

D. Xử lí nghiêm các trường hợp săn bắn, mua bán, tiêu thụ các động vật hoang dã.

Câu 15: Biến đổi khí hậu là

A. sự thay đổi giá trị lớn nhất của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ.

B. sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các tháng trong vòng một năm.

C. sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ.

D. sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các tháng trong vòng một năm.

Câu 16: Những hoạt động nào sau đây góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?

(1) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong trồng trọt.

(2) Kiểm soát chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

(4) Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

(6) Sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa học tiêu diệt các loại sâu, bệnh và cỏ dại.

(7) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.

A. (1), (2), (4), (7).

B. (1), (3), (5), (7).

C. (2), (3), (4), (6).

D. (1), (4), (5), (6).

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Oxide là gì? Dựa vào tính chất hoá học, oxide được phân thành những loại nào?

b. (0,5 điểm) Tại sao phải bón phân cho cây trồng đúng cách?

Bài 2: (2 điểm)

a. (0,5 điểm) Số chỉ của ampe kế cho biết điều gì? Cường độ dòng điện được kí hiệu như thế nào?

b. (0,5 điểm) Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải để được câu có nội dung đúng.

3 Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

c. (1 điểm) Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng 4 200 J thì nóng lên thêm 10C. Hỏi nếu truyền 151 200 J cho 2 kg nước thì nước sẽ nóng lên thêm bao nhiêu độ?

Bài 3: (3 điểm)

a. (1 điểm) Hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai.

b. (1 điểm) Hãy giải thích các hiện tượng sau: Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói.

c. (1 điểm) Quan sát lưới thức ăn sau:

3 Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Liệt kê 3 chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên. Điều gì sẽ xảy ra với hệ sinh thái trên nếu lúa và cỏ bị biến mất?

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Hợp chất X được tạo thành từ oxygen và một nguyên tố khác. Chất X thuộc loại chất nào sau đây?

A. Muối.

B. Acid.

C. Base.

D. Oxide.

Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. Na2O.

B. CaO.

C. SO2.

D. Fe2O3.

Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại muối?

A. Ca(OH)2.

B. Fe2O3.

C. H2SO4.

D. CaCl2.

Câu 4: Hợp chất nào sau đây không phải là muối?

A. Calcium hydroxide.

B. Sodium sulfite.

C. Calcium sulfite.

D. Sodium sulfate.

Câu 5: Có ba chiếc bát làm bằng các vật liệu khác nhau: sứ, thủy tinh, nhôm. Sau khi xới cơm vào ba chiếc bát, cầm vào vỏ bát nào sẽ thấy nóng nhất?

A. Bát nhôm.

B. Bát thủy tinh.

C. Bát sứ.

D. Cả ba bát nóng như nhau.

Câu 6: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:

A. Tác dụng nhiệt của dòng điện.

B. Tác dụng hóa học của dòng điện.

C. Tác dụng từ của dòng điện.

D. Tác dụng sinh lí của dòng điện.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn.

A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.

B. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.

C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.

D. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

Câu 8: Nhằm mô tả đơn giản một mạch điện và lắp mạch điện đúng yêu cầu, người ta sử dụng

A. kí hiệu.

B. số đo.

C. công thức.

D. Đáp án khác.

Câu 9: Bệnh đái tháo đường là do bất thường ở tuyến nội tiết nào?

A. tuyến yên.

B. tuyến tùng.

C. tuyến ức.

D. tuyến tuỵ.

Câu 10: Da không thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Giúp cơ thể hấp thụ thức ăn có đường.

B. Bảo vệ cơ thể.

C. Cảm nhận kích thích vật lí và hóa học từ môi trường xung quanh.

D. Điều hòa thân nhiệt.

Câu 11: Khi thân nhiệt giảm,

A. trương ương thần kinh kích hoạt cơ chế làm mát.

B. các tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi.

C. các mạch máu dưới da co lại.

D. các cơ xương ngừng hoạt động.

Câu 12: Đâu không phải là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?

A. Độ đa dạng.

B. Tỉ lệ giới tính.

C. Sự phân bố cá thể.

D. Số lượng cá thể.

Câu 13: Tập hợp các sinh vật nào dưới đây được coi là một quần xã?

A. Đồi cọ ở Vĩnh Phúc.

B. Những con hổ sống trong vườn bách thú.

C. Đàn voi trong rừng. 

D. Tôm, cá trong Hồ Tây.

Câu 14: Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những điều kiện của ngoại cảnh. Tuy nhiên, số lượng cá thể luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này được gọi là

A. Sự bất biến của quần xã.

B. Sự phát triển của quần xã.

C. Sự giảm sút của quần xã.

D. Sự cân bằng sinh học trong quần xã.

Câu 15: Thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm

A. các hoạt động của con người nhằm giảm thiểu những tác hại của biến đổi khí hậu.

B. các hoạt động của con người nhằm khai thác những mặt thuận lợi của biến đổi khí hậu.

C. các hoạt động của con người nhằm ngăn chặn những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu.

D. các hoạt động của con người nhằm giảm thiểu những tác hại của biến đổi khí hậu, đồng thời khai thác những mặt thuận lợi của biến đổi khí hậu.

Câu 16: Trong những hoạt động sau đây, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên?

(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.

(2) Tích cực trồng cây gây rừng.

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

(4) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng.

(5) Duy trì tập quán du canh, du cư của đồng bào dân tộc thiểu số.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Phân bón hoá học là gì? Có mấy loại nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón?

b. (0,5 điểm) Cho 0,1 mol NaOH phản ứng hết với 0,2 mol HCl, tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Bài 2: (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Em hãy lựa chọn các cụm từ: âm, dương, cọ xát, truyền nhiệt, điền vào chỗ trống “…” trong các phát biểu dưới đây để được phát biểu đúng.

- Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích …(1)…

- Có thể nhiễm điện cho các vật bằng …(2)…

b. (0,5 điểm) Theo em khi nung nóng hay làm lạnh một vật rắn hoặc một loại chất lỏng thì điều gì xảy ra với chúng?

Bài 3: (1 điểm)

a. (0,5 điểm) Em hãy so sánh vật dẫn điện và vật cách điện? Lấy ví dụ.

b. (0,5 điểm) Em hãy cho biết khi thả một thỏi sắt đã được nung nóng vào một thùng nước lạnh thì nội năng của thỏi sắt và của nước trong thùng thay đổi thế nào?

Bài 4: (3 điểm)

a. (1 điểm) Phụ nữ mang thai có xuất hiện kinh nguyệt mỗi tháng không? Giải thích.

b. (1 điểm) Phân biệt nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Cho ví dụ.

c. (1 điểm) Cho các chuỗi thức ăn trong một quần xã như sau: 

Cỏ → Thỏ → Mèo → Vi sinh vật 

Cỏ → Thỏ → Hổ → Vi sinh vật

Cỏ → Dê → Hổ → Vi sinh vật

Cỏ → Sâu → Chim → Vi sinh vật

Sử dụng các thông tin trên để vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã này.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của phương án em cho là đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Oxide acid có đặc điểm là

A. tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

B. tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

C. không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.

D. chỉ tác dụng được với muối.

Câu 2: Oxide nào sau đây là oxide trung tính?

A. CO2.

B.  K2O.

C. Al2O3.

D. CO.

Câu 3: Công thức hoá học của muối có tên gọi calcium carbonate là

A. CaC2.

B. CaCO3.

C. CaSO4.

D. Ca(HCO3)2.

Câu 4: Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:

A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

B. nguyên tố nitrogen và một số nguyên tố khác.

C. nguyên tố phosphorus và một số nguyên tố khác.

D. nguyên tố potassium và một số nguyên tố khác.

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

A. Thanh sắt.

B. Thanh thép.

C. Thanh nhựa.

D. Thanh gỗ.

Câu 6: Rơ le có tác dụng nào sau đây?

A. Thay đổi dòng điện.

B. Đóng, ngắt mạch điện.

C. Cảnh báo sự cố.

D. Cung cấp điện.

Câu 7: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng hóa học.

B. Tác dụng sinh lí.

C. Tác dụng từ.

D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học.

Câu 8: Cường độ dòng điện được kí hiệu là

A. V

B. A

C. U

D. I

Câu 9: Chức năng nào dưới đây là của tuyến nội tiết?

A. Tiết hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.

B. Điều khiển, điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể.

C. Tiết enzyme thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn.

D. Điều hoà thân nhiệt, quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể.

Câu 10: Cơ quan nào trong hệ sinh dục nữ có chức năng nuôi dưỡng phôi thai?

A. Ống dẫn trứng.

B. Buồng trứng.

C. Tử cung.

D. Âm đạo.

Câu 11: Trong hệ sinh dục nữ, khi tế bào trứng không được thụ tinh thì nội mạc tử cung sẽ

A. bị bong ra.

B. hình thành một tế bào trứng mới.

C. tiếp tục dày lên.

D. không bị ảnh hưởng.

Câu 12: Kích thước quần thể sinh vật là

A. số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

B. khối lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

C. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. 

D. năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

Câu 13: Quần xã nào đưới dây có độ đa dạng cao nhất?

A. Rừng nhiệt đới.

B. Rừng ôn đới lá kim.

C. Sa mạc.

D. Đồng rêu đới lạnh.

Câu 14: Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm

A. quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã sinh vật.

B. các quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng.

C. các nhóm sinh vật và môi trường sống của chúng.

D. các nhóm thực vật, động vật và môi trường sống.

Câu 15:

Câu 16: Khu sinh học là

A. một hệ sinh thái của một vùng địa lí trên Trái Đất.

B. một hệ sinh thái với môi trường vô sinh đặc trưng.

C. tập hợp nhiều hệ sinh thái tại một khu vực địa lí xác định.

D. hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (0,5 điểm) Cho 35 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu lít khí CO2 ở điều kiện chuẩn?

Bài 2: (2 điểm)

a. (0,5 điểm) Nội năng là gì? Khi một vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử chuyển động như thế nào?

b. (1 điểm) Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến dẫn nhiệt? Giải thích.

TH1: Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.

TH2: Bật điều hòa không khí, sau một thời gian ta thấy phòng mát lên.

TH3: Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta để ngón tay vào nước 1 lúc thì ngón tay sẽ ấm lên.

TH4: Đặt ấm nước lên bếp lửa, sau 1 thời gian ta thấy nước sôi.

TH5: Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta cầm ở đầu kia của chiếc thìa đó, sau một thời gian có cảm giác nóng lên.

c. (0,5 điểm) Khi đi xe đạp trời nắng có nên bơm căng lốp xe không? Vì sao?

Bài 3: (1 điểm) Vì sao ở người thường có phản ứng run người và nổi da gà khi gặp lạnh?

Bài 4: (2,5 điểm)

a. (0,5 điểm) Mô tả quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái.

b. (1 điểm) Xác định ý nghĩa đối với môi trường của mỗi hoạt động sau:

(1) Tăng cường sử dụng các vật liệu có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường.

(2) Thu gom và tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh theo đúng quy trình.

(3) Bảo vệ các loài thiên địch của các loài sinh vật gây hại cây trồng.

(4) Lắp đặt các thiết bị lọc khí thải từ các nhà máy.

c. (1 điểm) Ở một địa phương, người ta có ý định nhập nội ba loài cá (A, B, C) về nuôi. Nhiệt độ trung bình trong năm tại đây dao động từ 15 oC đến 30 oC. Dựa vào thông tin về giới hạn sinh thái nhân tố nhiệt độ của mỗi loài cá trong hình dưới đây, hãy cho biết nên nhập loại cá nào để nuôi tại đây và giải thích.

3 Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Xem thêm đề thi lớp 8 có đáp án sách mới các môn học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm học 2023-2024 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên