Bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 có đáp án (sách mới)



Năm học 2024 - 2025, môn Lịch Sử 8 và Địa Lí 8 nằm trong sách Lịch Sử và Địa Lí 8. Với 100 Đề thi Lịch sử & Địa Lí 8 mới nhất Học kì 1 và Học kì 2 đầy đủ cả ba bộ sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử và Địa Lí 8.

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 năm 2024 (có đáp án)

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều




Lưu trữ: Đề thi Lịch Sử 8 (sách cũ)

Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử 8

Đề thi Học kì 1 Lịch sử 8

Đề thi Giữa kì 2 Lịch sử 8

Đề thi Học kì 2 Lịch sử 8

Đề thi Lịch Sử 8 năm 2024 (100 đề)




Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm )

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Đến cuối thế kỉ XIX, tại sao nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại?

A. Pháp thua trận và phải bồi thường chiến phí, tài nguyên.

B. Pháp tập trung nhiều vào việc khai thác thuộc địa.

C. Pháp chỉ tập trung phát triển các ngành ngân hàng, cho vay lấy lãi.

D. Kinh tế Pháp phát triển không đều giữa các ngành.

Câu 2: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.

C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.

Câu 3: Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga thất bại vì sao?

A. Sai lầm về đường lối đấu tranh.

B. Thiếu sự lãnh đạo của một đảng Mác-xít.

C. Chưa tập hợp được quần chúng rộng rãi.

D. Thiếu tổ chức chặt chẽ, lực lượng quá chênh lệch.

Câu 4: Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động thông qua hình thức nào?

A. Các nghị quyết

B. Các kì đại hội

C. Sự viện trợ kinh tế.

D. Sự lãnh đạo của cá nhân.

Câu 5: Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?

A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.

B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân.

C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.

D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu chế độ bóc lột, xây dựng xã hội mới.

Câu 5: Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì?

A. Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

B. Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển.

C. Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển.

D. Là cơ sở kỹ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí.

(Máy móc ra đời đã thay đổi nhiều mặt của cuộc sống, làm tăng năng xuất lao động, tư sản thu được nhiều lợi lộc, chính vì vậy những công trường thủ công ngày càng phát triển tạo điều kiện để các công nghiệp cơ khí ra đời.)

Câu 7: Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, thực dân Anh đã làm gì?

A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh.

B. Câu kết với các đế quốc khác đẻ xâu xé Trung Quốc.

C. Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện.

D. Tiến hành chiến tranh với nước đế quốc Âu, Mỹ, Nhật Bản.

Câu 8: Mục đích của cuộc vận động Duy Tân (1898) ở Trung Quốc là gì?

A. Thay thế chế ddoojj quân chủ chuyên chế bằng chế độ tư bản chủ nghĩa.

B. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến.

C. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ ở Trung Quốc.

D. Phục hồi triều đình phong kiến Mãn Thanh.

Câu 9: Lào thực sự biến thành thuộc địa của Pháp từ năm nào?

A. 1884

B. 1885

C. 1886

D. 1893

Câu 10: Trước nguy cơ mất nước và chính sách cai trị khắc nghiệt của chính quyền đô hộ, thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào?

A. Nổi dậy khởi nghĩa.

B. Thành lập các tổ chức yêu nước.

C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.

D. Tiến hành những cuộc đấu tranh vũ trang.

Đáp án trắc nghiệm

1-A2-C3-B4-B5-A
6-D7-C8-D9-D10-C

Phần II.Tự Luận ( 5 điểm )

Câu 1:Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản diễn ra như thế nào? (3 điểm)

Câu 2:Em hãy cho biết tình hình các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? (2 điểm)

Đáp án tự luận

Câu 1: Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản:

- Trước sự tăng cường can thiệp của các nước phương Tây, Nhật Bản đã lựa chọn con đường canh tân để phát triển đất nước.

Tháng 1/1968, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự… (0,5 điểm)

+ Về kinh tế: Chính phủ Nhật Bản đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá cầu cống, giao thông liên lạc…(0,5 điểm)

+ Về chính trị, xã hội: Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền. (0,5 điểm)

+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học phương tây. (0,5 điểm)

+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh, phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn dược, mời chuyên gia quân sự nước ngoài. (0,5 điểm)

- Kết quả: Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bẳn công nghiệp. (0,5 điểm)

Câu 2: Tình hình các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc: (1 điểm)

+ Một số nước đi vào con đường chủ nghĩa tư bản muộn, phát triển nhanh nhưng ít thuộc địa như Đức, Áo-Hung. (0,5 điểm)

+ Các nước đế quốc “già” tốc độ phát triển chậm lại nhưng chiếm phần lớn thuộc địa như Anh, Pháp, Nga. Vì thế mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa trở nên gay gắt, từ đó những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa đã diễn ra. (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần I.Trắc nghiệm(5 điểm )

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng

Câu 1: Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?

A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.

B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.

( Trước năm 1924, do mâu thuẫn và khủng hoảng những cao trào cách mạng đã bùng nổi ở các nước châu Âu trong thời gian này làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định, thậm chí khủng hoảng trầm trọng. Từ năm 1924, chính quyền tư sản các nước đã đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh quần chúng và củng cố nền thống trị, nên chính trị cơ bản được ổn định.)

Câu 2: Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?

A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước.

B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.

C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.

D. Quốc tế thứ hai giải tán.

Câu 3: Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế ở Mỹ?

A. Đạo luật về ngân hàng

B. Đạo luật về tài chính

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp

D. Đạo luật phục hưng thương mại.

Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mỹ bắt đầu từ ngành nào?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Tài chính ngân hàng

D. Năng lượng

Câu 5: Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là gì?

A. Thiếu nhan công để sản xuất

B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa

C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Tây Âu.

D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư và sản xuất.

Câu 6: Vì sao Nhật bản tiến hành xâm lượng, bành trướng ra bên ngoài?

A. Nhật chưa có thuộc địa.

B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.

D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.

Câu 7: Bước tiến của phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á là?

A. Xuất hiện các nhóm

B. Xuất hiện các phái

C. Xuất hiện các chính đảng

D. Xuất hiện các hội.

Câu 8: Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Mông Cổ 1921 – 1924 là gì?

A. Đảng nhân dân Mông Cổ thành lập.

B. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.

C. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.

D. Nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ thành lập.

Câu 9: Đâu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945?

A. Đức muốn làm bá chủ châu Âu và thống trị thế giới.

B. Sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xít.

C. Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ phát xít của các nước ( Anh, Pháp, Mỹ).

D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933).

Câu 10: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hau là gì?

A. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc theo hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn.

B. Do chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mỹ.

C. Do hậu quả của Hiệp ước Xô-Đức không xâm phạm lẫn nhau.

D. Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933

Đáp án trắc nghiệm

1-B2-A3-C4-C5-B
6-C7-C8-D9-A10-A

Tự luận

Câu 1: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp? (2 điểm)

Câu 2: Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? (3 điểm)

Đáp án tự luận

Câu 1: Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp, vì

Ở Đức: Để đối phó khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ủng hộ, dung túng chủ nghĩa phát xít, đưa Hít-le lên cầm quyền. Phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít. Đảng Cộng sản Đức đấu tranh quyết liệt nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm thủ tướng và biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh. (1 điểm)

- Ở Pháp: Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động các đảng phái, đoàn thể trong một mặt trận chung – Mặt trận nhân dân Pháp. Tháng 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử lên cầm quyền ở Pháp; Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thi hành nhiều chính sách tiến bộ trong những năm 1936-1939. Cương lĩnh của mặt trận phù hợp với quyền lợi của đông đảo quần chúng. (1 điểm)

Câu 2: Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao, lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành, các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng. (1 điểm)

- Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước Việt Nam, LÀo, Cam-pu-chia đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào. (1 điểm)

- Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển có những bước tiến bộ rõ rệt, chưa có phong trào nào thắng lợi nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung. Điểm mới của phong trào dân chủ tư sản là xuất hiện các đảng phái có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn, đến năm 1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Nam Á, từ đây, cuộc đấu tranh giành độc lập chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít. (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ?

A.Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

C. Hiệp ước Hác - măng (1883)

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

Câu 2: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?

A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam

B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.

C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.

D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

Câu 3: Vì sao phong trào Cần vương thất bại?

A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.

B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.

D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.

Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.

B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.

C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Câu 5: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.

B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.

C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

( Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.)

Câu 6: Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào?

A. 1884

B. 4/1892

C. 1893

D. 1897

Câu 7: Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?

A. Mường, Thái

B. Khơ-me, Mông

C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.

D. Thượng, X-tiêng, Thái.

Câu 8: Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?

A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập

B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp

C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước

Câu 9: “Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt.” Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVIII

B. Đầu thế kỉ XIX

C. Giữa thế kỉ XIX

D. Cuối thế kỉ XIX

Câu 10: Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến?

A. Đổi mới công việc nội trị.

B. Đổi mới nền kinh tế văn hóa.

C. Đổi mới tất cả các mặt.

D. Đổi mới chính sách đối ngoại.

Đáp án trắc nghiệm

1-D2-A3-D4-A5-D
6-B7-C8-D9-D10-A

Phần II.Tự luận (5 điểm)

Câu 1:Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả và ý nghĩa của các đề nghị cải cách? (2 điểm)

Câu 2:Nêu những nội dung chính trong đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX.

Đáp án tự luận

Câu 1: Hướng dẫn trả lời

- Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của bộ phận quan lại triều đình.

- Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.

- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách.

- Ý nghĩa: Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời lạc hậu, bảo thủ, cản bước tiến hóa của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết.

Câu 2: Những nội dung chính trong đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu nước Việt Nam giữa thế kỷ XIX (3 điểm)

- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công từ bên ngoài của kẻ thù, một số sĩ phu, quan lại đã đưa ra những đề nghị cải cách: nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa… của Nhà nước phong kiến.

- Những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.

- Nội dung của các đề nghị cải cách bao gồm những yêu cầu đổi mới đất nước về mọi mặt, như: mở cửa biển Trà Lí ở Nam Định cho nước ngoài vào buôn bán, đẩy mạnh khai thác ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng, chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải cách giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ đất nước.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần I.Trắc nghiệm(5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương ?

A. Cửa biển Hải Phòng

B. Cửa biển Trà Lý ( Nam Định)

C. Cửa biển Thuận An ( Huế)

D. Cửa biển Đà Nẵng

Câu 2: Cuộc nổi dậy của Cai tổng Vàng - Nguyễn Thịnh diễn ra ở đâu ?

A. Tuyên Quang

B. Thái Nguyên

C. Bắc Ninh

D. Bắc Giang

Câu 3: Từ chỗ là giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào?

A. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp.

B. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam.

C. Trở thành tay sai của thực dân Pháp ra sức bóc lột, áp bức nông dân.

D. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam.

Câu 4: Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện đó là?

A. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp.

B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

C. Những nhà thầu khoán, đại lý.

D. Chủ xí nghiệp, chủ hang buôn bán.

Câu 5: Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình ?

A. Đều thực hiện chủ trương dùng bao lực cách mjang để đánh đuổi thực dân Pháp.

B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường.

C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 6: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước mà Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX đã chọn ?

A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng

B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản

C. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến

D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó.

Câu 7: Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?

A. Tự lực tự cường.

B. Tự lực cánh sinh

C. Tự lực khai hóa

D. Tư do dân chủ

Câu 8: Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và khổ cực trăm bề?

A. Giai cấp tư sản dân tộc

B. Tầng lớp tiểu tư sản.

C. Giai cấp công nhân làm thuê.

D. Giai cấp nông dân.

Câu 9: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến giai cấp nông dân Việt Nam như thế nào?

A. Nông dân bị phá sản, họ bị bần cùng hóa, không lối thoát.

B. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, cơ cực trăm bề.

C. Nông dân đều lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ, không lối thoát.

D. Nông dân bị bần cùng hóa, không lối thoát.

Câu 10: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?

A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói

B. Khai thác than và kim loại

C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.

D. Khai thác điện, nước.

Đáp án trắc nghiệm

1-B2-B3-C4-B5-B
6-D7-C8-D9-A10-B

Phần II.Tự luận (5 điểm)

Câu 1: So sánh một số điểm cơ bản về xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX theo các nội dung: mục đích, thành phần lãnh đạo, hình thức hoạt động, tổ chức, lực lượng tham gia. (3 điểm)

Câu 2:Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có đúng là để khai hóa văn mminh cho người Việt Nam hay không? (2 điểm)

Đáp án tự luận

Câu 1: So sánh một số điểm cơ bản về xu hướng cứu nước cuối thế kỷ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX theo các nội dung sau đây:

Các nội dung chủ yếu Xu hướng cứu nước cuối thế kỷ XIX Xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX
Mục đích(1 điểm) Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến. Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến với cộng hòa tư sản.
Thành phần lãnh đạo(0,5 điểm) Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước. Tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư sản hóa.
Hình thức hoạt động(0,5 điểm) Vũ trang. Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài.
Tổ chức(0,5 điểm) Theo lề lối phong kiến Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai.
Lực lượng tham gia(0,5 điểm) Đông, nhưng hạn chế. Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội.

Câu 2:

- Chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp không phải là để khai hóa văn minh cho người Việt Nam. Bởi vì: (0,5 điểm)

- Pháp chủ trương hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa; Pháp duy trì nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thưc cựu học để phục vụ chế độ thống trị của thực dân Pháp. (0,5 điểm)

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần. (0,5 điểm)

- Ý đồ của Pháp là: (0,5 điểm)

      + Thông qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

      + Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt.

      + Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

....................................

....................................

....................................

Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ đề thi Lịch Sử 8, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!

Lưu trữ: Bộ đề thi Lịch Sử 8 khác:

Xem thêm bộ đề thi các môn học lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tổng hợp Bộ đề thi Lịch Sử lớp 8 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi môn Lịch Sử của các trường THCS trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên