Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 8 năm 2024 có ma trận (3 đề)

Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 8 năm 2024 có ma trận (3 đề)

Với Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 8 năm 2024 có ma trận (3 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 1 Lịch sử 8.

Quảng cáo

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 (MẪU THAM KHẢO SỐ 1)

Phần

Bài

Số câu hỏi theo cấp độ

Tổng

NB

TH

VD

Trắc nghiệm

Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).


1


1

Bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng.

1

1


2

Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1929)

1


1

2

Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1929)


1


1

Bài 19. Nhật Bản giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1939)



1

1

Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)

1



1

Bài 22. Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX

1



1

Bài 23. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)


1


1

Tự luận

Bài 16. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)

1/2 câu

1/2 câu


1

Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)



1 câu

1

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành chiến tranh nhằm mục đích

A. bành trướng thế lực ở châu Phi.                       

B. gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu.

C. tiêu diệt nước Nga, làm bá chủ toàn cầu.

D. giành giật thuộc địa, chia lại thị trường thế giới.

Câu 2. Sau cuộc cách mạng 1905 - 1907, nước Nga vẫn là một nước

A. quân chủ lập hiến.

B. quân chủ chuyên chế.

C. cộng hòa đại nghị.

D. cộng hòa quý tộc.

Quảng cáo

Câu 3. Cuộc Cách mạng tháng MườiNga năm 1917 đã

A. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình. 

B. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. 

C. giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản.

D. giúp Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

Câu 4. Những quốc gia nào tiến hành các cải cách về kinh tế - xã hội để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

A. Pháp, Đức, Mĩ.

B. Anh, Pháp, Mĩ.

C. Anh, Pháp, Liên Xô.

D. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.

C. Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: phe phát xít – phe Đồng minh.

D. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

Quảng cáo

Câu 6. Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là

A. G. Oa-sinh-tơn. 

B. Ph. Ru-dơ-ven. 

C. B. Clin-tơn.

D. A. Lin-côn.

Câu  7. Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản?

A. Diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

B. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

C. Là sự chuyển đổi từ chế độ cộng hòa đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.

D. Diễn ra thông qua các cuộc đảo chính quân sự giữa các tập đoàn quân phiệt.

Câu 8. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc kể từ sau

A. phong trào Ngũ tứ.

B. cách mạng Tân Hợi.

C. phong trào Nghĩa hòa đoàn.

D. phong trào Duy tân Mậu Tuất.

Câu 9. Tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là nhiều điều xấu” là

A. A. Anh-xtanh.            

B. M. Sô-lô-khốp. 

C. A. Nô-ben.                 

D. C. Xi-ôn-cốp-xki.

Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?

A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.

B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.

D. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Trình bày nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga Xô viết trong những năm 1921 – 1925.

b. Tại sao công cuộc khôi phục kinh tế của nước Nga Xô viết lại bắt đầu từ nông nghiệp?

Câu 2 (2,0 điểm): Phát biểu ý kiến của em về nhận định: “Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã đưa đến nhiều chuyển biến lớn trong tình hình thế giới”.


Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 8 năm 2024 có ma trận (3 đề)


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) quốc gia nào được hưởng lợi nhiều nhất từ việc buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến?

A. Mĩ.                   

B. Anh.                 

C. Pháp.               

D. Đức.

Câu 2. Ở nước Nga, sau cuộc cách mạng tháng 2/1917, chính phủ tư sản lâm thời được thành lập bao gồm các đại biểu của

A. tư sản và trí thức tiểu tư sản.

B. tăng lữ giáo hội và đại tư sản.

C. tư sản và đại địa chủ tư sản hóa.

D. tư sản công thương và qúy tộc mới. 

Câu 3. Những quốc gia nào tiến hành phát xít hóa bộ máy cai trị để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

A. Pháp, Đức, Mĩ.                          

B. Anh, Pháp, Mĩ.

C. Anh, Pháp, Liên Xô.                  

D. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

Câu 4. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi là

A. Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917.

B. Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917.

C. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945.

D. Cách mạng tháng Tám ở In-đô-nê-xi-a năm 1945.

Câu 5. Có nhiều nguyên nhân khiến Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lựa chọn con đường phát xít hóa bộ máy cai trị để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), ngoại trừ việc các quốc gia này

A. không có hoặc có rất ít thuộc địa.

B. có truyền thống quân phiệt, hiếu chiến.

C. thiếu vốn, thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

D. muốn duy trì nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn.

Câu 6. Đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của nước Mĩ là

A. Đạo luật ngân hàng.

B. Đạo luật cứu tế xã hội.

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

D. Đạo luật phục hưng công nghiệp.   

Câu 7. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã

A. góp phần làm thất bại âm mưu gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.

B. góp phần làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền. 

C. góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.

D. làm gia tăng những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.

Câu 8. Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Xu hướng tư sản.

B. Xu hướng vô sản.   

C. Xu hướng cải cách.

D. Xu hướng bạo động.

Câu 9. An-be Anh-xtanh là tác giả của học thuyết khoa học nào dưới đây?

A. Thuyết tương đối.                                             

B. Thuyết tiến hóa. 

C. Định luật bảo toàn năng lượng.                                   

D. Định luật vạn vật hấp dẫn.

Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên phạm vi toàn thế giới?

A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.

B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.

D. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): 

a. Tại sao Liên Xô tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ngay sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế?

b. Nêu những thành tựu chính mà nhân dân Liên Xô đạt được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 – 1941.

Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Do ở xa chiến trường chính, nên Việt Nam không chịu ảnh hưởng từ Chiến tranh thế giới thứ hai”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Sau cuộc cách mạng 1905 - 1907, nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, do

A. vua Lu-I XVI đứng đầu.

B. Vua Sác-lơ XIV đứng đầu.

C. nữ hoàng Ê-li-da-bét đứng đầu.

D. Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu.

Câu 2. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc kể từ sau

A. phong trào Ngũ tứ.

B. cách mạng Tân Hợi.

C. phong trào Nghĩa hòa đoàn.

D. phong trào Duy tân Mậu tuất.

Câu 3. Tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là nhiều điều xấu” là

C. A. Nô-ben.       

A. A. Anh-xtanh.            

B. M. Sô-lô-khốp.           

D. C. Xi-ôn-cốp-xki.

Câu 4. Trong những năm 1918 - 1939, các thế lực phản động, hiếu chiến ở Đức đã tập trung lại trong tổ chức nào?

A. Đảng Quốc xã.

B. Đảng Dân chủ tự do.

C. Đảng Xã hội dân chủ Đức.

D. Đảng Liên minh xã hội Ki-tô giáo.  

Câu 5. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga mang tính chất của một cuộc

A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

B. cách mạng dân chủ tư sản.                       

C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.                    

D. cách mạng vô sản.

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?

A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.

B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.

D. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

Câu 7. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?

A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

B. Anh - Đức tranh chấp quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.

C. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.

Câu 8. Đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

A. Khủng hoảng thừa, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

B. Khủng hoảng thiếu, kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản.

C. Khủng hoảng thiếu, có quy mô lớn nhất trong lịch sử các nước tư bản.

D. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu tiên, để lại hậu quả nặng nề cho các nước tư bản.

Câu 9. Ý nghĩa lớn nhất của “Chính sách mới” do tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện đối với nền kinh tế Mĩ là

A. giải quyết được nạn thất nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân.

B. đưa nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

C. tạo nền móng để nước Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

D. đưa nước Mĩ nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933).

Câu  10. Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản?

A. Diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

B. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

C. Là sự chuyển đổi từ chế độ cộng hòa đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.

D. Diễn ra thông qua các cuộc đảo chính quân sự giữa các tập đoàn quân phiệt.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): 

a. Tại sao trong những năm 1921 – 1925, nhân dân Nga Xô viết phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế?

Câu 2 (2,0 điểm): Từ hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, em hãy liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 (MẪU THAM KHẢO SỐ 2)

Phần

Bài

Số câu hỏi theo cấp độ

Tổng

NB

TH

VD

Trắc nghiệm

Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).



1

1

Bài 16. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)

1

1


2

Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1929)


1


1

Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1929)


1


1

Bài 19. Nhật Bản giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

1



1

Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)


1


1

Bài 22. Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX

1



1

Bài 23. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

1


1

2

Tự luận

Bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng.

1/2 câu

1/2 câu


1

Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1929)



1 câu

1


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào

A. tháng 10/1922. 

B. tháng 11/1922. 

C. tháng 12/1922.           

D. tháng 1/1924.

Câu 2. Điểm khởi đầu trong kế hoạch xâm lược và thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản là

A. Việt Nam.                  

B. Triều Tiên.                 

C. Mông Cổ.                   

D. Trung Quốc.

Câu 3. An-be Anh-xtanh là tác giả của học thuyết khoa học nào dưới đây?

A. Thuyết tiến hóa.                  

B. Thuyết tương đối.                                                                

C. Định luật vạn vật hấp dẫn.

D. Định luật bảo toàn năng lượng.      

Câu 4. Liên minh phát xít được hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX còn được gọi là

A. phe Liên minh.  

B. phe Hiệp ước.             

C. phe Trục.

D. phe Đồng minh.

Câu 5. Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là

A. phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.      

B. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.  

C. phát triển công nghiệp quốc phòng.

D. tập thể hóa nông nghiệp.                                   

Câu 6. Điểm tương đồng giữa hai khối quân sự (phe Hiệp ước, phe Liên minh) ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

A. Là hai khối quân sự của các nước đế quốc “trẻ”.

B. Đều nhận viện trợ và chịu sự chi phối, lệ thuộc vào Mĩ.

C. Có tiềm lực mạnh về quân sự nhưng ít thuộc địa, thị trường.

D. Đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa của nhau.

Câu 7. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?

A. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

B. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiến thuộc địa, thị trường.

C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.

D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

Câu 8. Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -1933) ở Mĩ?

A. Giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.       

B. Sự sụt giảm của giá dầu thô trên thế giới.

C. Hàng hóa dư thừa,“cung” vượt “quá cầu”.

D. Sức mua của nhân dân giảm sút.                       

Câu 9. Sự kiện nào đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp vô sản Trung Quốc?

A. Quốc Dân đảng được thành lập.

B. Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.

C. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

D. Đảng Nhân quyền Trung Hoa được thành lập.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Chiến tranh kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới. 

B. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt phát xít. 

C. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

D. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Vì sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra 2 cuộc cách mạng?

b. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 2 (2,0 điểm): Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào đối với các nước tư bản châu Âu và thế giới?


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Để khôi phục kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, tháng 3/1921, Đảng Bônsêvích đã quyết định thực hiện

A. Chính sách mới.

B. Sắc lệnh ruộng đất.

C. Chính sách kinh tế mới (NEP).

D. Chính sách cộng sản thời chiến.

Câu 2. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

A. Anh, Pháp, Mĩ. 

B. Liên Xô, Mĩ, Anh.

C. Anh, Pháp, Trung Quốc.

D. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.s 

Câu 3. Tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là nhiều điều xấu” là

A. A. Nô-ben.

B. A. Anh-xtanh.

C. M. Sô-lô-khốp.

D. C. Xi-ôn-cốp-xki.

Câu 4. Hạt nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là

A. Đảng Dân chủ Tự do.

B. Đảng Cộng sản Nhật Bản.

C. Đảng Công minh (Komei).

D. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản.

Câu 5. Điểm chung cơ bản giữa hai khối đế quốc: khối Anh, Pháp, Mĩ và khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là gì?

A. Coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.          

B. Thực hiện đường lối đối ngoại trung lập.

C. Thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ Liên Xô.    

D. Có tiềm lực mạnh về kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa.

Câu 6. Nhân dân Liên Xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ 3 vì

A. các nước đế quốc tấn công nên Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc.

B. Liên xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước thời hạn.

C. Liên xô chuyển sang kế hoạch xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

D. phát xít Đức tấn công Liên Xô vào tháng 6/1941.

Câu 7. Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?

A. Giảm giá hàng hóa, bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp.

B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.

C. Phát xít hóa chế độ cai trị và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.

D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

Câu 8. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ có điểm gì nổi bật?

A. Lâm vào trình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng.

B. Bị tàn phá nặng nề bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Liên Xô).

Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Hơn 60 triệu người chết, trên 90 triệu người bị thương.

B. Hơn 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương.

C. Nhiều thành phố, làng mạc, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.

D. Chi phí các nước đế quốc sử dụng cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.

Câu 10. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á chịu tác động bởi nhiều nhân tố, ngoại trừ

A. chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc.

B. thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

C. cao trào cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ.

D. sự hình thành của trật tự hai cực I-an-ta.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Theo em, “sắc lệnh hòa bình” và “sắc lệnh ruộng đất” đem lại những quyền lợi gì cho quần chúng nhân dân Nga Xô viết?

b. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 2 (2,0 điểm): Liên hệ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đến tình hình Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Điểm khởi đầu trong kế hoạch xâm lược và thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản là

A. Việt Nam.

B. Triều Tiên.

C. Mông Cổ.

D. Trung Quốc.

Câu 2. Liên minh phát xít được hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX còn được gọi là

A. phe Liên minh.  

B. phe Hiệp ước.

C. phe Trục.  

D. phe Đồng minh.

Câu 3. An-be Anh-xtanh là tác giả của học thuyết khoa học nào dưới đây?

A. Thuyết tương đối.

B. Thuyết tiến hóa. 

C. Định luật vạn vật hấp dẫn.

D. Định luật bảo toàn năng lượng.

Câu 4. Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ bao gồm nhiều đạo luật, ngoại trừ

A. Đạo luật ngân hàng.

B. Đạo luật trung lập.

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

D. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

Câu 5. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) mang tính chất

A. nội chiến cách mạng để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.

B. chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì vấn đề thị trường và thuộc địa.

C. chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết.

D. chiến tranh giải phóng với sự ra đời của nhiều quốc gia mới.

Câu 6. Tháng 3/1921 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Liên quân 14 nước đế quốc tấn công nước Nga Xô viết.

B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời.

C. Đảng Bôn-sê-vích thực hiện chính sách kinh tế mới.

D. Mĩ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Câu 7. Trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 – 1941), thành tựu nổi bật nhất mà nhân dân Liên Xô đạt được trên lĩnh vực kinh tế là gì?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Hoàn thành cải tạo, tập thể hóa nông nghiệp.

C. Nông nghiệp được cơ giới hóa, có quy mô sản xuất lớn.

D. Trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Câu 8. Lí do cơ bản nhất để các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đi theo con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là do các quốc gia này

A. là những nước có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.

B. có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

C. chính phủ tư sản suy yếu, không đủ khả năng lãnh đạo đất nước.

D. bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).

Câu 9. Sự kiện nào đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp vô sản Trung Quốc?

A. Quốc Dân đảng được thành lập.

B. Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.

C. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

D. Đảng Nhân quyền Trung Hoa được thành lập.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Chiến tranh kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới. 

B. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt phát xít. 

C. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

D. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Tại sao nói: “Đầu thế kỉ XX, nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc”?

b. Trình bày diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 2 (2,0 điểm): Giải pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) giữa hai nhóm nước: Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản có gì khác nhau?


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 (MẪU THAM KHẢO SỐ 3)

Phần

Bài

Số câu hỏi theo cấp độ

Tổng

NB

TH

VD

Trắc nghiệm

Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).


1


1

Bài 16. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)

1

1


2

Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1929)

1



1

Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1929)


1


1

Bài 19. Nhật Bản giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1939)


1


1

Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)

1

1


2

Bài 22. Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX

1



1

Bài 23. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)


1


1

Tự luận

Bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng.

1/2 câu


1/2 câu

1

Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)



1 câu

1


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Liên Xô trong những năm 1921 – 1925 là

A. xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. tiến hành chiến tranh vệ quốc.

C. khôi phục kinh tế.

D. xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Câu 2. Những quốc gia nào tiến hành các cải cách về kinh tế - xã hội để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

A. Anh, Pháp, Liên Xô.

B. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

C. Pháp, Đức, Mĩ.

D. Anh, Pháp, Mĩ.

Câu 3. Tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là nhiều điều xấu” là

A. A. Anh-xtanh.

B. M. Sô-lô-khốp. 

C. A. Nô-ben.

D. C. Xi-ôn-cốp-xki.

Câu 4. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm 

A. đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

B. chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh. 

C. ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan.

D. khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á. 

Câu 5. Duyên cớ nào dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Nga - Nhật tranh chấp về quyền lợi ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.

B. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.

C. Mĩ gây chiến tranh với Tây Ban Nha để xâm lược Phi-lip-pin.

D. I-ta-li-a rời khỏi liên minh chống Đức.

Câu 6. Tháng 12/1922 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Liên quân 14 nước đế quốc tấn công nước Nga Xô viết.

B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời.

C. Đảng Bôn-sê-vích thực hiện chính sách kinh tế mới.

D. Mĩ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của “Chính sách mới” do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ?

A. Khôi phục sản xuất, giúp Mĩ nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

B. Đưa nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

C. Giải quyết được nạn thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.

D. Góp phần giúp nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.

Câu 8. Lí do cơ bản nhất khiến Nhật Bản đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước là do quốc gia này

A. có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.

B. có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

C. chính phủ Nhật Bản suy yếu, không đủ khả năng lãnh đạo đất nước.

D. bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).

Câu 9. Trong những năm 1927 – 1937, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa

A. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

B. Quốc dân đảng và Đảng Nhân quyền Trung Hoa.

C. Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do.

D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

Câu 10. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á chịu tác động bởi nhiều nhân tố, ngoại trừ

A. thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

B. chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc.

C. cao trào cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ.

D. sự hình thành của trật tự hai cực I-an-ta.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Trình bày những nét chính về: kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga những năm đầu thế kỉ XX.

b. Vì sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra 2 cuộc cách mạng?

Câu 2 (2,0 điểm): Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít?


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Những quốc gia nào tiến hành phát xít hóa bộ máy cai trị để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

A. Anh, Pháp, Liên Xô.

B. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

C. Pháp, Đức, Mĩ.

D. Anh, Pháp, Mĩ.

Câu 2. Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga Xô viết do ai đề xướng?

A. Xta-lin.

B. Goóc-ba-chốp.

C. Lê-nin.

D. En-xin.

Câu 3. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

A. Lào.

B. Cam-pu-chia.

C. Xiêm.

D. Phi-líp-pin.

Câu 4. An-be Anh-xtanh là tác giả của học thuyết khoa học nào dưới đây?

A. Thuyết tương đối.

B. Định luật bảo toàn năng lượng.

C. Thuyết tiến hóa.

D. Định luật vạn vật hấp dẫn.

Câu 5. Mĩ tham chiến muộn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) vì

A. Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.

B. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.

C. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.

D. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.

Câu 6. Nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 được thực hiện theo đường lối

A. đầu tư, phát triển toàn diện và đồng bộ tất cả các ngành công nghiệp.

B. tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển công nghiệp.

C. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, trọng tâm là: chế tạo máy, công nghiệp quốc phòng...

D. khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, phát triển công nghiệp – cơ sở hạ tầng ở Liên Xô.

Câu 7. Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ là

A. thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.

B. tăng cường vai trò của nhà nước trong việc điều tiết và quản lý nền kinh tế.

C. nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

D. loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.

Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu việc Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương?

A. Quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung, tiến vào Đông Dương.

B. Nhật Bản tấn công, đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

C. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng.

D. Thủ tướng Ta-na-ca trình lên Thiên hoàng kế hoạch xâm lược thế giới.

Câu 9. Nhân tố khách quan nào tác động đến sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?

A. Sự bùng nổ của cao trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu (1918).

B. Các nước tư bản suy yếu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.

D. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười ở Nga.

Câu 10. Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển cục diện của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Chiến thắng Mát-xcơ-va (tháng 12/1941). 

B. Chiến thắng Xta-lin-grat (tháng 2/1943).

C. Chiến thắng Béc-lin (tháng 4/1945).

D. Chiến thắng tại Cuốc-xcơ (tháng 8/1943).

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

b. Tại sao nói: “Đầu thế kỉ XX, nước Nga là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa”?

Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc?

A. Chiến thắng Véc-đoong của quân Pháp.

B. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.

C. Áo – Hung kí văn bản đầuhàng không điều kiện.

D. Phe Hiệp ước phản công, đồng minh của Đức đầu hàng.

Câu 2. Để khôi phục kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích đã quyết định thực hiện

A. Chính sách mới.

V. Sắc lệnh ruộng đất.

C. Chính sách cộng sản thời chiến.

D. Chính sách kinh tế mới (NEP).

Câu 3. Việc nhiều quốc gia công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?

A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh.

B. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với các nước lớn.

C. Uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

D. Sự mâu thuẫn, đối địch giữa các nước đế quốc với Liên Xô đã chấm dứt.

Câu 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) bùng nổ đầu tiên tại

A. Nhật Bản.

B. Liên Xô.

C. Mĩ.

D. Anh.

Câu 5. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ có điểm gì nổi bật?

A. Lâm vào trình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng.

B. Bị tàn phá nặng nề bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Liên Xô).

Câu 6. Lí do cơ bản nhất khiến Nhật Bản đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước là do quốc gia này

A. có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.

B. có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

C. chính phủ Nhật Bản suy yếu, không đủ khả năng lãnh đạo đất nước.

D. bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).

Câu 7. Trong những năm 1927 – 1937, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa

A. Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do.

B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

C. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.          

D. Quốc dân đảng và Đảng Nhân quyền Trung Hoa.

Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á chịu tác động bởi nhiều nhân tố, ngoại trừ

A. chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc.

B. thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

C. cao trào cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ.

D. sự hình thành của trật tự hai cực I-an-ta.

Câu 9. Tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là nhiều điều xấu” là

A. A. Anh-xtanh.            

B. M. Sô-lô-khốp. 

C. A. Nô-ben.                 

D. C. Xi-ôn-cốp-xki.

Câu 10. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm 

A. ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan.    

B. đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

C. chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh.

D. khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á. 

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Lập bảng thống kê các sự kiện chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

b. Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng?

Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), quân Pháp thoát khỏi nguy cơ bị quân Đức tiêu diệt là do

A. Anh đưa quân sang chi viện cho Pháp.

B. quân Nga tấn công Đức vào Đông Phổ.

C. liên quân Anh - Nga tấn công Đức ở mặt trận phía Tây.

D. Mĩ tham chiến, chi viện kịp thời cho quân Pháp.

Câu 2. Bốn nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên tham gia thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là

A. Nga, Ucraina, Bê-lô-rút-xi-a, Ngoại Cáp-ca-dơ.

B. Nga, Ucraina, Lít-va, Ngoại Cáp-ca-dơ.

C. Nga, Lát-vi-a, Ngoại Cáp-ca-dơ, Lít-va.

D. Nga, Gru-di-a, Lát-vi-a, Lít-va.

Câu 3. Tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh

A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa. 

B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị. 

C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp. 

D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. 

Câu 4. Biện pháp được các nước Anh, Pháp, Mĩ áp dụng để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít.           

B. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

C. Cải cách kinh tế - xã hội.

D. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).

Câu 5. Ý nghĩa lớn nhất của “Chính sách mới” do tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện đối với nền kinh tế Mĩ là

A. đưa nước Mĩ nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933).

B. đưa nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

C. giải quyết được nạn thất nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân.

D. tạo nền móng để nước Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu việc Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương?

A. Quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung, tiến vào Đông Dương.

B. Nhật Bản tấn công, đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

C. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng.

D. Thủ tướng Ta-na-ca trình lên Thiên hoàng kế hoạch xâm lược thế giới.

Câu 7. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

A. Lào.

B. Cam-pu-chia.

C. Xiêm.

D. Phi-líp-pin.

Câu 8. Nhân tố khách quan nào tác động đến sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?

A. Sự bùng nổ của cao trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu (1918).

B. Các nước tư bản suy yếu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.

D. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười ở Nga.

Câu 9. Phát minh nào dưới đây là thành tựu khoa học – kĩ thuật giai đoạn đầu thế kỉ XX?

A. Thuyết tương đối.      

B. Máy hơi nước.  

C. Bản đồ Gen người.     

D. Đầu máy xe lửa.

Câu 10. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?

A. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ. 

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

C. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

D. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Tại sao nói: “Đầu thế kỉ XX, nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc”?

b. Trình bày diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 2 (2,0 điểm): So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX.

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên