Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 8 năm 2024 có ma trận (3 đề)

Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 8 năm 2024 có ma trận (3 đề)

Với Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 8 năm 2024 có ma trận (3 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Lịch sử 8.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II LỊCH SỬ 8

Phần

Bài

Số câu hỏi theo cấp độ

Tổng

NB

TH

VD

Trắc

nghiệm

Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

2

 

 

2

Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

2

 

 

2

Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

2

1

 

3

Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

1

 

 

1

Bài 28. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

1

1

 

2

Tự luận

Bài 24 + 25: nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884)

 

1/2 câu (2,0 đ)

1/2 câu (1,0 đ)

1

Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

[Hoặc]

Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

 

 

1 câu

(2,0 đ)

1

- Tỉ lệ:

+ Hình thức: 50% trắc nghiệm - 50% tự luận.

+ Mức độ: 40% Nhận biết - 30% thông hiểu - 30% vận dụng

- Cụ thể:

+ 10 câu trắc nghiệm

+ 2 câu tự luận.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Huế.                

B. Định Tường.    

C. Vĩnh Long.      

D. Đà Nẵng.

Câu 2. Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Sông nào tàu giặc chìm sâu

Anh hùng Trung Trực đi vào sử xanh?”

A. Sông Gianh.

B. Sông Nhật Tảo.

C. Sông Lệ Thủy.

D. Sông Bến Hải.

Câu 3. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.   

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.  

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 4. Thực dân Pháp viện lý do nào để đưa quân xâm lược Bắc Kì lần thứ 2 (1883 - 1884)?

A. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất.

B. Nhà Nguyễn nhờ Pháp giải quyết “vụ Đuy-Puy”.

C. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Hác-măng.

D. Nhà Nguyễn không dẹp được các cuộc nổi dậy của nhân dân.

Câu 5. Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là

A. Phan Thanh Giản.                                            

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Tôn Thất Thuyết.                                             

D. Phan Đình Phùng.

Câu 6. Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) là

A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình.

B. vùng lau sậy ở các huyện thuộc tỉnh Hưng Yên.

C. ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Nga Sơn, Thanh Hóa),

D. vùng núi rừng Yên Thế (tỉnh Bắc Giang).

Câu 7. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương đều

A. chủ yếu sử dụng hình thức đấu tranh chính trị - ngoại giao.

B. giành thắng lợi, khôi phục được nền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.

C. thất bại, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào yêu nước sau này.

D. đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của triều đình phong kiến do vua Duy Tân đứng đầu.

Câu 8. Phồn Xương (Bắc Giang) là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

A. Yên Thế.         

B. Hương Khê.              

C. Hùng Lĩnh.      

D. Bãi Sậy.

Câu 9. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn

A. cải cách giáo dục.                                             

B. chấn chỉnh quốc phòng.

C. chấn chỉnh bộ máy quan lại.                              

D. mở của biển Trà Lí (Nam Định).

Câu 10. Các tư tưởng cải cách canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX đã có ý nghĩa quan trọng trong việc

A. chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

B. thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. đưa tới sự hình thành của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam.

D. đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi vòng luẩn quẩn, bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày nội dung chính của bản Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp. Em có nhận xét gì về 2 bản hiệp ước này?

Câu 2 (2,0 điểm): Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896)?

Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 8 năm 2024 có ma trận (3 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Tác giả của câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” là

A. Nguyễn Trung Trực.            

B. Nguyễn Tri Phương.     

C. Trương Định.                   

D. Hoàng Diệu.

Câu 2. Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến sự kiện nào?

Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 8 năm 2024 có ma trận (3 đề) (ảnh 1)

A. Nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Trương Định nhận phong soái (“Bình Tây đại nguyên soái”).

C. Thực dân Pháp cho quân tấn công thành Gia Định.

D. Quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa.

Câu 3. Người chỉ huy quân đội Pháp trong cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

A. Ri-vi-e.            

B. Cuốc-bê.         

C. Gác-ni-ê.         

D. Giăng Đuy-puy.

Câu 4. Kí kết Hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận

A. Bắc kì và Trung Kì là vùng đất thuộc địa của Pháp.

B. sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn là đất thuộc Pháp.

C. Pháp được quyền cai trị ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

D. nền bảo hộ của Pháp tại Trung Kì và Nam Kì.

Câu 5. Tôn Thất Thuyết là

A. thủ lĩnh tối cao của khởi nghĩa Yên Thế.

B. thủ lĩnh tối cao của khởi nghĩa Thái Nguyên.

C. người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn.

D. người đứng đầu phái hòa chiến trong triều đình nhà Nguyễn.

Câu 6. Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Bãy Sậy (1883 - 1892) là

A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình.

B. vùng lau sậy ở các huyện thuộc tỉnh Hưng Yên.

C. ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Nga Sơn, Thanh Hóa),

D. vùng núi rừng Yên Thế (tỉnh Bắc Giang).

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của giai đoạn 1885 - 1896 trong phong trào Cần vương ở Việt Nam?

A. Diễn ra sôi nổi nhất ở Bắc Kì và Trung Kì.

B. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

C. Đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

D. Quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn ở khu vực Nam Kì.

Câu 8. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là

A. Phồn Xương (Bắc Giang).

B. Ngàn Trươi (Hà Tĩnh).

C. Ba Đình (Thanh Hóa).

D. Bãi Sậy (Hưng Yên).

Câu 9. Từ năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình nhà Nguyễn bao nhiêu bản điều trần?

A. 20 bản.            

B. 25 bản.            

C. 30 bản.            

D. 35 bản.

Câu 10. Các quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ở Việt Nam đưa ra những cải cách, canh tân đất nước không xuất phát từ cơ sở nào dưới đây?

A. Lòng yêu nước, thương dân.

B. Tình cảnh đất nước ngày càng nguy nan.

B. Mong muốn cho nước nhà phát triển giàu mạnh.

D. Các sĩ phu này không có vị trí xứng đáng trong triều đình.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Lập bảng nêu nội dung chủ yếu của các Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp.

b. So với triều đình nhà Nguyễn, thái độ của nhân dân Việt Nam trước thực dân Pháp xâm lược có điểm gì khác biệt?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Đà Nẵng.         

B. Gia Định.         

C. Hà Nội.           

D. Thuận An.

Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Mắt lòa, lòng rạng sáng ngời

Thuyền văn chở đạo, biển đời bao la

Đâm gian tà, bút chẳng tà

Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”

A. Nguyễn Hữu Huân.

B. Nguyễn Đình Chiểu.

C. Nguyễn Trung Trực.

D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 3. Người chỉ huy quân đội Pháp trong cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ hai (1873) là

A. Ri-vi-e.            

B. Cuốc-bê.         

C. Gác-ni-ê.         

D. Giăng Đuy-puy.

Câu 4. Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp bản hiệp ước nào dưới đây?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 5. Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở

A. Kinh đô Huế.

B. Đồn Mang Cá (Huế).

C. Căn cứ Ba Đình (Thanh Hóa).

D. Sơn phòng Tân sở (Quảng Trị).

Câu 6. Lãnh đạo khởi nghĩa Bãy Sậy (1883 - 1892) là

A. Hoàng Hoa Thám.     

B. Nguyễn Thiện Thuật.

C. Phan Đình Phùng.               

D. Đinh Công Tráng.

Câu 7. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương, ngoại trừ việc

A. phong trào không nhận được sự ủng hộ của quần chúng.

B. tương quan lực lượng chênh lệch, có lợi cho thực dân Pháp.

C. các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.

D. chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn, phù hợp.

Câu 8. Yên Thế là địa danh thuộc tỉnh nào dưới đây?     

A. Nghệ An.         

B. Hà Tĩnh.

C. Bắc Giang.                

D. Thanh Hóa.

Câu 9. Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng lên vua Tự Đức hai bản “thời vụ sách”, đề nghị

A. mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

B. mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

C. đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ.

D. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí.

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?

A. Triều đình nhà Nguyễn thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu.

B. Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế, xã hội.

C. Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày: hoàn cảnh kí kết và những nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp. Em có nhận xét gì về bản hiệp ước này?

Câu 2 (2,0 điểm): Hoàn thành bảng so sánh dưới đây giữa khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896)?

 

Khởi nghĩa Yên Thế

(1884 - 1913)

Phong trào Cần vương

(1885 - 1896)

 

 

 

Khuynh hướng chính trị

 

 

Lực lượng lãnh đạo

 

 

Phạm vi, quy mô

 

 

Lực lượng tham gia

 

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Một trong những câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trung Trực là

A. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

B. “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

C. “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương phương Bắc”.

D. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo lắng”.

Câu 2. Đến tháng 6/1862, phạm vi chiếm đóng của thực dân Pháp ở Việt Nam bao gồm

A. các tỉnh Bắc Kì và đảo Cát Bà.               

B. ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

C. sáu tỉnh Nam Kì và đảo Phú Quốc.         

D. ba tỉnh Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.

Câu 3. Chiến thắng tiêu biểu nhất của quân dân Hà Nội trong quá trình chiến đấu chống Pháp xâm lược lần Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

A. trận Hàm Tử.

B. trận Tốt Động - Chúc Động.

C. trận Cầu Giấy.

D. trận Ngọc Hồi - Đống Đa.

Câu 4. Năm 1883, triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp bản hiệp ước nào dưới đây?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Hương Khê.     

B. Yên Thế.         

C. Yên Bái.          

D. Thái Nguyên.

Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Anh hùng Bãi Sậy Hưng Yên

Chiếu Cần vương xuống, đứng lên đánh thù?”

A. Nguyễn Thiện Thuật. 

B. Hoàng Hoa Thám.     

C. Phan Đình Phùng.      

D. Đinh Công Tráng.

Câu 7. Khởi nghĩa Bãy Sậy (1883 - 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) có điểm chung nào dưới đây?

A. Giành thắng lợi, khôi phục được nền độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

B. Hoạt động khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

C. Xây dựng căn cứ chiến đấu ở vùng lau sậy um tùm tại các huyện thuộc tỉnh Hưng Yên.

D. Sử dụng lối đánh du kích; dựa vào địa thế tự nhiên hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu.

Câu 8. Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế là

A. Nguyễn Thiện Thuật.

B. Đinh Công Tráng.

C. Hoàng Hoa Thám.

D. Phan Đình Phùng.

Câu 9. Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là

A. Hoàng Hoa Thám.     

B. Nguyễn Huy Tế.                 

C. Nguyễn Hữu Huân.   

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng những hạn chế của các đề nghị cải cách, canh tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong của xã hội Việt Nam.

B. Chưa giải quyết được những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam.

C. Nội dung cải cách quá mới mẻ nên không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

D. Mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa phát triển thành một phong trào cải cách sâu rộng.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Hoàn thiện bảng so sánh dưới đây về nguyên nhân sâu xa, duyên cớ, thủ đoạn hành động của thực dân Pháp khi tiến hành các cuộc tấn công Bắc Kì.

 

Nguyên nhân sâu xa

Thủ đoạn thực hiện

Duyên cớ

Xâm lược Bắc Kì

lần thứ nhất (1873)

 

 

 

Xâm lược Bắc Kì

lần thứ hai (1882 - 1883)

 

 

 

b. Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân đội triều đình nhà Nguyễn chống thực dân Pháp xâm lược lần 2 như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân Việt Nam tại Đà Nẵng (1858 - 1859) đặt dưới sự lãnh đạo của ai?

A. Tôn Thất thuyết.

B. Trương Công Định.

C. Hoàng Diệu.

D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 2. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngày 20 đến 24/6/867, quân Pháp đã xâm chiếm các tỉnh nào dưới đây?

A. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

B. Gia Định,. Định Tường, Biên Hòa.

C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

D. Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Đố ai đánh trống phất cờ,

Giữ thành Hà Nội trong giờ nguy nan,

Rồi khi trúc chẻ, ngói tan,

Mượn dây oan nghiệt, giải oan anh hùng?”

A. Hoàng Diệu.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Trung Trực.

D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về điều khoản trong Hiệp ước Giáp Tuất giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp (1874)?

A. Nhà Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

B. Các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì của Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp.

C. Nhà Nguyễn mở 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.

D. Thực dân Pháp nhận được 280 vạn lạng bạc (bồi thường chiến phí) từ nhà Nguyễn.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Bãy Sậy.

B. Yên Thế.         

C. Yên Bái.          

D. Thái Nguyên.

Câu 6. Lãnh đạo khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) là

A. Đề Nắm và Đề Thám.

B. Nguyễn Thiện Thuật và Đốc Tít.

C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.            

D. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

Câu 7. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) đều

A. là các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến.

B. đặt dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh xuất thân từ nông dân.

C. chịu sự chi phối của hệ tư tưởng dân chủ tư sản.

D. giành thắng lợi, khôi phục lại nền độc lập cho dân tộc.

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là

A. khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. khởi nghĩa Hương Khê.

C. khởi nghĩa Ba Đình.  

D. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 9. Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là

A. Đinh Công Tráng.     

B. Nguyễn Trường Tộ.            

C. Tôn Thất Thuyết.      

D. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của các cải cách canh tân đất nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, góp phần thức tỉnh đồng bào.

B. Phản ánh trình độ mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

C. Đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Trình bày diễn biến chính của trận Cầu Giấy lần thứ nhất (năm 1873).

b. Theo em, việc triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất đã ảnh hưởng như thế nào đến cục diện của cuộc kháng chiến?

Câu 2 (2,0 điểm): So sánh khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) trên những phương diện sau: khuynh hướng chính trị; lực lượng lãnh đạo; hình thức đấu tranh; kết quả cuối cùng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng, tháng 2/1859, quân Pháp chuyển hướng tấn công vào địa điểm nào?

A. Huế.

B. Gia Định.

C. Vĩnh Long.

D. Hà Tiên.

Câu 2. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình nhà Nguyễn đã thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh

A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.                    

B. Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên.

C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.                        

D. Biên Hòa, Quảng Nam, An Giang.

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Phò vua đã trải ba triều,

Vào Nam ra Bắc một điều tận trung,

Bị thương, thuốc giặc chẳng dùng

Nhịn ăn tìm cái chết hùng mà vinh?”

A. Hoàng Diệu.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Trung Trực.

D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 4. Thực dân Pháp viện lý do nào để đưa quân xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?

A. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất.

B. Nhà Nguyễn nhờ Pháp giải quyết “vụ Đuy-Puy”.

C. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Hác-măng.

D. Nhà Nguyễn không dẹp được các cuộc nổi dậy của nhân dân.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Ba Đình.

B. Yên Thế.         

C. Yên Bái.          

D. Thái Nguyên.

Câu 6. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là

A. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.            

B. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.

C. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.  

D. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.

Câu 7. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương đều

A. thất bại, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào yêu nước sau này.

B. chủ yếu sử dụng hình thức đấu tranh chính trị - ngoại giao.

C. đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của triều đình phong kiến do vua Duy Tân đứng đầu.

D. giành thắng lợi, khôi phục được nền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.

Câu 8. Phồn Xương (Bắc Giang) là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

A. Yên Thế.         

B. Hương Khê.              

C. Hùng Lĩnh.      

D. Bãi Sậy.

Câu 9. Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là

A. Phan Đình Phùng.     

B. Nguyễn Lộ Trạch.               

C. Nguyễn Hữu Huân.   

D. Phan Châu Trinh.

Câu 10. Các tư tưởng cải cách canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX đã có ý nghĩa quan trọng trong việc

A. chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

B. thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. đưa tới sự hình thành của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam.

D. đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi vòng luẩn quẩn, bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Từ năm 1862 - 1884, nhà Nguyễn đã lần lượt kí với thực dân Pháp những bản hiệp ước nào? Nêu nội dung cơ bản của các hiệp ước đó.

b. Phát biểu suy nghĩ của em về thái độ đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của triều đình nhà Nguyễn.

Câu 2 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra những điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Bãy Sậy và khởi nghĩa Ba Đình trong phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Nhân vật nào dưới đây được nhân dân Nam Kì suy tôn là “Bình Tây Đại nguyên soái”?

A. Trương Định.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Hữu Huân.

D. Trương Quyền.

Câu 2. Đến tháng 6/1867, phạm vi chiếm đóng của thực dân Pháp ở Việt Nam bao gồm

A. các tỉnh Bắc Kì và đảo Cát Bà.               

B. các tỉnh Bắc Trung Kì và đảo Lý Sơn.

C. sáu tỉnh Nam Kì và đảo Côn Lôn. 

D. các tỉnh Trung Kì và đảo Côn Lôn.

Câu 3. Chiến thắng tiêu biểu nhất của quân dân Hà Nội trong quá trình chiến đấu chống Pháp xâm lược lần Bắc Kì lần thứ hai (1883) là

A. trận Hàm Tử.                               

B. trận Tốt Động - Chúc Động.

C. trận Cầu Giấy.                              

D. trận Ngọc Hồi - Đống Đa.

Câu 4. Theo Hiệp ước Hác-măng giữa triều đình nhà Nguyễn với Pháp, tỉnh Bình Thuận được sáp nhập vào khu vực nào?

A. Bắc Kì.

B. Bắc Trung Kì.

C. Nam Trung Kì.

D. Nam Kì.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Bãi Sậy.           

B. Yên Thế.         

C. Hùng Lĩnh.                

D. Hương Khê.

Câu 6. Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Thất trận, vua, tướng về đây

Phát nhanh chiếu Cần vương gọi người:

Giúp vua cứu nước, cứu đời

Chống quân xâm lược, oai hùng khắp nơi?”

A. Kinh đô Huế.

B. Đồn Mang Cá (Huế).

C. Căn cứ Ba Đình (Thanh Hóa).

D. Sơn phòng Tân sở (Quảng Trị).

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của giai đoạn 1885 - 1896 trong phong trào Cần vương ở Việt Nam?

A. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

B. Quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn ở khu vực Nam Kì.

C. Đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

D. Diễn ra sôi nổi nhất ở Bắc Kì và Trung Kì.

Câu 8. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là

A. Ngàn Trươi (Hà Tĩnh).

B. Ba Đình (Thanh Hóa).

C. Bãi Sậy (Hưng Yên).

D. Phồn Xương (Bắc Giang).

Câu 9. Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là

A. Tống Duy Tân.

B. Trần Đình Túc.         

C. Nguyễn Xuân Ôn.     

D. Trần Xuân Soạn.

Câu 10. Các quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ở Việt Nam đưa ra những cải cách, canh tân đất nước không xuất phát từ cơ sở nào dưới đây?

A. Lòng yêu nước, thương dân.

B. Tình cảnh đất nước ngày càng nguy nan.

B. Mong muốn cho nước nhà phát triển giàu mạnh.

D. Các sĩ phu này không có vị trí xứng đáng trong triều đình.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày những nét chính về cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng và Gia Định. Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn trong giai đoạn này?

Câu 2 (2,0 điểm): Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX có điểm gì tương đồng về: khuynh hướng chính trị; lực lượng lãnh đạo; lực lượng tham gia; kết quả?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp là

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.                   

B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

C. Hiệp ước Giáp Tuất.                               

D. Hiệp ước Hác-măng.

Câu 2. Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859) đã bước đầu làm thất bại âm mưu nào của Pháp?

A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.

B. “Đánh chắc, tiến chắc”.

C. “Chinh phục từng gói nhỏ”.                             

D. “Vừa đánh, vừa đàm”.

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Hỏi ai tử tiết theo thành,

Ngàn năm một thuở uy danh vang lừng?”

A. Hoàng Diệu.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Trung Trực.

D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 4. Với việc kí kết Hiệp ước Hác-măng, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận

A. quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

B. nền bảo hộ của thực dân Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

C. các tỉnh Bắc Kì trở thành đất thuộc địa của Pháp.

D. sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Bãi Sậy.           

B. Thái Nguyên.            

C. Hùng Lĩnh.                

D. Hương Khê.

Câu 6. Trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896), ai là người đã chế tạo ra súng trường theo mẫu súng của Pháp?

A. Phan Đình Phùng.

B. Phạm Bành.

C. Cao Thắng.

D. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 7. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương, ngoại trừ việc

A. các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.

B. chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn, phù hợp.

C. phong trào không nhận được sự ủng hộ của quần chúng.

D. tương quan lực lượng chênh lệch, có lợi cho thực dân Pháp.

Câu 8. Yên Thế là địa danh thuộc tỉnh nào dưới đây?

A. Bắc Giang.                

B. Thanh Hóa.               

C. Nghệ An.         

D. Hà Tĩnh.

Câu 9. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Dâng vua những bản điều trần

Mong cho nước mạnh, muôn dân được giàu

Triều đình thủ cựu hay đâu

Làm cho điêu đứng, thảm sầu nước non?”

A. Phan Bội Châu.

B. Nguyễn Trường Tộ.             

C. Phan Đình Phùng.      

D. Lương Văn Can.

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?

A. Triều đình nhà Nguyễn thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu.

B. Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế, xã hội.

C. Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Trong những năm 1858 - 1867, nhân dân các tỉnh Nam Kì đã chiến đấu chống Pháp xâm lược như thế nào? Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của nhân dân Nam Kì trong giai đoạn này.

Câu 2 (2,0 điểm): Chứng minh: khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Với việc kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở

A. ba tỉnh Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.

B. sáu tỉnh Nam Kì.

C. ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

D. bốn tỉnh Bắc Trung Kì.

Câu 2. Kế sách đánh giặc nào của cha ông đã được nhân dân Việt Nam kế thừa và vận dụng trong cuộc chiến đấu chống Pháp xâm lược ở Đà Nẵng (1858 - 1859)?

A. “Tiên phát chế nhân”.

B. “Vườn không nhà trống”.

C. “Vây thành, diệt viện”.

D. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.

Câu 3. Với việc kí kết Hiệp ước Giáp Tuất, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở đâu?

A. Sáu tỉnh Nam Kì.

B. Các tỉnh Bắc Trung Kì.

C. Các tỉnh Bắc Kì.

D. Các tỉnh Nam Trung Kì.

Câu 4. Theo Hiệp ước Hác-măng giữa triều đình nhà Nguyễn với Pháp, ba tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh được sáp nhập vào khu vực nào?

A. Bắc Kì.

B. Bắc Trung Kì.

C. Nam Trung Kì.

D. Nam Kì.

Câu 5. Ở Việt Nam, từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

B. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn. 

D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.

Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Vua nào chính trực anh hào

Đứng ra lãnh đạo phong trào Cần vương?’

A. Vua Khải Định.

B. Vua Hàm Nghi.

C. Vua Duy Tân.  

D. Vua Đồng Khánh.

Câu 7. Khởi nghĩa Bãy Sậy (1883 - 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) có điểm chung nào dưới đây?

A. Hoạt động khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

B. Xây dựng căn cứ chiến đấu ở vùng lau sậy um tùm tại các huyện thuộc tỉnh Hưng Yên.

C. Giành thắng lợi, khôi phục được nền độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

D. Sử dụng lối đánh du kích; dựa vào địa thế tự nhiên hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu.

Câu 8. Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế là

A. Nguyễn Thiện Thuật.

B. Hoàng Hoa Thám.

C. Phan Đình Phùng.

D. Đinh Công Tráng.

Câu 9. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế tấu xin triều đình mở cửa biển nào?

A. Trà Lí (Nam Định).

B. Vân Đồn (Quảng Ninh).

C. Quảng Yên (Quảng Ninh).

D. Ba Lạt (Thái Bình).

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng những hạn chế của các đề nghị cải cách, canh tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong của xã hội Việt Nam.

B. Chưa giải quyết được những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam.

C. Nội dung cải cách quá mới mẻ nên không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

D. Mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa phát triển thành một phong trào cải cách sâu rộng.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Lập bảng niên biểu hệ thống những sự kiện tiêu biểu trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858 - 1884).

b. Phát biểu ý kiến của em về nhận định: từ năm 1858 - 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước thực dân Pháp xâm lược?

Câu 2 (2,0 điểm): Quan sát lược đồ sau đây và cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của cứ điểm Ba Đình.

Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 8 năm 2024 có ma trận (3 đề) (ảnh 1)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Chiến thuật quân sự được thực dân Pháp sử dụng khi tấn công Đà Nẵng (tháng 9/1858) là

A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.                   

B. “Đánh chắc, tiến chắc”.

C. “Chinh phục từng gói nhỏ”.                    

D. “Vừa đánh, vừa đàm”.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây  không phản ánh đúng nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa triều đình nhà Nguyễn và Pháp?

A. Mở ba của biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) vào buôn bán.

B. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

C. Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô.

D. Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Đố ai trung liệt sáng ngời,

Đã không khuyết phục bọn người Tây dương

Xé đồ băng bó vết thương,

Nhịn ăn mà chết, chọn đường tự do?”

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Hoàng Diệu.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 4. Ngày 6/6/1884, Hiệp ước Pa-tơ-nốt giữa nhà Nguyễn với thực dân Pháp được kí kết. Hiệp ước Pa-tơ-nốt có nội dung cơ bản giống với hiệp ước nào dưới đây?

A. Nhâm Tuất.

B. Giáp Tuất.

C. Hác-măng.

D. Thiên Tân.

Câu 5. Ở Việt Nam, từ năm 1888 đến năm 1896, phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của

A. các thủ lĩnh nông dân.

B. các văn thân, sĩ phu yêu nước.

C. lực lượng triều đình kháng chiến.

D. vua Hàm Nghi và Tôn Thất thuyết.

Câu 6. Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là

A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình.

B. vùng lau sậy ở các huyện thuộc tỉnh Hưng Yên.

C. ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Nga Sơn, Thanh Hóa),

D. vùng núi rừng Yên Thế (tỉnh Bắc Giang).

Câu 7. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) đều

A. chịu sự chi phối của hệ tư tưởng dân chủ tư sản.

B. là các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến.

C. giành thắng lợi, khôi phục lại nền độc lập cho dân tộc.

D. đặt dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh xuất thân từ nông dân.

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là

A. khởi nghĩa Hương Khê.

B. khởi nghĩa Ba Đình.  

C. khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 9. Người dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức (vào các năm 1877 và 1882), đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước là

A. Nguyễn Trường Tộ.  

B. Đinh Văn Điền.

C. Nguyễn Lộ Trạch.     

D. Trần Đình Túc.

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của các cải cách canh tân đất nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, góp phần thức tỉnh đồng bào.

B. Phản ánh trình độ mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

C. Đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Trình bày: hoàn cảnh kí kết và những nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp?

b. So với Hiệp ước Hác-măng, Hiệp ước Pa-tơ-nốt có điểm gì khác biệt?

Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ ra những điểm tương đồng giữa khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896)?

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên