Top 100 Đề thi Vật Lí 8 năm 2024 Học kì 1, Học kì 2 có đáp án
Bộ 100 Đề thi Vật Lí 8 năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 8.
Đề thi Vật lí 8 năm 2024
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Vật Lí 8 Giữa kì 2 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Giữa kì 1 Toán 8
Đề thi Học kì 1 Vật lí 8
Đề thi Giữa kì 2 Vật lí 8
Top 30 Đề thi Vật Lí 8 Giữa kì 2 năm học 2024 - 2025 có đáp án
Đề thi Học kì 2 Vật lí 8
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Viên bi lăn trên cát. B. Bánh xe đạp chạy trên đường.
C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động. D. Khi viết phấn trên bảng.
Câu 2: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?
Câu 3: Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng AK là:
A. Chuyển động thẳng
B. Chuyển động cong
C. Chuyển động tròn
D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 4: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng?
A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc.
B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc.
C. Có phương vuông góc với với vận tốc.
D. Có phương bất kỳ so với vận tốc.
Câu 5: Hãy cho biết: 15 m/s = ? km/h
A. 36 km/h B. 0,015 km/h C. 72 km/h D. 54 km/h
Câu 6: Đơn vị của áp lực là
A. N/m2 B. Pa C. N D. N/cm2
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
a. Hãy biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 1 kg với tỉ lệ xích tùy ý.
b. Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình sau:
Câu 2: ( 2 điểm) Điền vào chỗ trống để đổi được đúng đơn vị:
a) 15 m/s = …… km/h
b) 72km/h = ….. m/s
Câu 3: (2 điểm)
a) Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là bao nhiêu?
b) Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
(1) Tàu hoả: 54km/h
(2) Chim đại bàng: 24m/s
(3) Cá bơi: 6000cm/phút
(4) Trái Đất quay quanh Mặt Trời: 108000km/h
Đáp án
PHẦN |
Nội dung đáp án |
Điểm |
I. Trắc nghiệm (3 điểm) |
Câu 1. Chọn đáp án D Khi viết phấn trên bảng xuất hiện lực ma sát trượt. Câu 2. Chọn đáp án A Công thức tính áp suất: Câu 3. Chọn đáp án B Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng AK là chuyển động cong. Câu 4. Chọn đáp án A Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên => làm tăng vận tốc => ta cần làm tăng chuyển động của vật => cần tác dụng lực cùng phương cùng chiều với vận tốc. Câu 5. Chọn đáp án D 15 m/s = 15 . 3,6 = 54 km/h. Câu 6. Chọn đáp án C Đơn vị của lực là N |
Mỗi câu đúng 0,5 |
II. Tự luận (7 điểm) |
||
Câu 1 (3 điểm) |
a) Biểu diễn đúng và đủ các kí hiệu của hình. + Phương: thẳng đứng + Chiều: từ trên xuống + Độ lớn: 300 N dài 2cm, 1 cm ứng với 150N b) – Có 2 lực tác dụng lên vật: trọng lực và lực kéo. + Trọng lực: phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, điểm đặt tại tâm vật và có độ lớn 500N. + Lực kéo: Có phương hợp với phương ngang 1 góc 450, chiều từ dưới lên trên, từ trái sang phải, điểm đặt tại tâm vật và có độ lớn 1000N. |
1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
a) 15m/s = 54 km/h b) 72km/h = 20 m/s |
1 điểm 1 điểm |
Câu 3 (2 điểm) |
a) Ta có: t = 20 phút = 20.60 = 1200s
b) Ta có: + Vận tốc của tàu hoả: + Vận tốc của chim đại bàng: v2 = 24m/s + Vận tốc bơi của con cá:
(đổi cm sang m và phút sang giây) + Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: => Vận tốc được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: v3, v1, v2, v4 hay (3), (1), (2), (4) |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Chuyển động cơ học là:
A. Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác
B. Sự thay đổi phương chiều của vật.
C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác.
D. Sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.
Câu 2: Công thức tính vận tốc là:
A. v = t/s B. v = s/t
C. v = s.t D. v = m/s
Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều?
A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường.
B. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường.
C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ.
D. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga.
Câu 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
A. Lực ma sát lăn.
B. Lực ma sát nghỉ.
C. Lực ma sát trượt.
D. Lực quán tính.
Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc
B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột rẽ sang phải
D. Đột ngột rẽ sang trái.
Câu 6: Đơn vị tính áp suất là:
A. Pa. B. N/m2
C. N/m3 D. Cả A và B đều đúng.
Câu 7: Muốn giảm áp suất thì:
A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
C. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
D. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
Câu 8: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 20N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Không thay đổi.
D. Chỉ số 0.
II. Phần tự luận (6,0 điểm)
Câu 7: (1,5 điểm) Một học sinh chạy xe đạp với tốc độ trung bình 4m/s. Biết nhà cách trường học 1,2km.
a/ Hỏi chuyển động của học sinh từ nhà đến trường là chuyển động đều hay chuyển động không đều? Tại sao?
b/ Tính thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường.
Câu 8: (1,0 điểm) Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ácsimét lớn hơn? Vì sao?
Câu 9: (3,5 điểm) Một vật có khối lượng 4200g và khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước.
a) Tìm thể tích của vật.
b) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.
c) Nếu thả vật đó vào thủy ngân thì vật đó chìm hay nổi? Tại sao? Cho trọng lượng riêng của thủy ngân là 130000N/m3.
Đáp án và Thang điểm
I. Trắc nghiệm
Chú ý: Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | B | A | A | D | D | C | B |
II. Tự luận
Câu 7: (1,5 điểm)
a/ Chuyển động của học sinh là chuyển động không đều.
Vì từ nhà đến trường có đoạn học sinh chạy nhanh, có đoạn học sinh chạy chậm. (0,5 điểm)
b/ - Đổi: s = 1,2km = 1200m (0,5 điểm)
- Thời gian học sinh đi từ nhà đến trường:
vtb = s/t → t = s/vtb = 1200/4 = 300(s) = 5 (phút) (0,5 điểm)
Câu 8: (1,0 điểm)
- Thỏi nhôm và thỏi thép có cùng khối lượng thì thỏi nhôm sẽ có thể tích lớn hơn, vì khối lượng riêng của thép lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. (0,5 điểm)
- Do đó khi nhúng hai thỏi đó vào nước thì lực đẩy Ác si mét đối với thỏi nhôm lớn hơn. (0,5 điểm)
Câu 9: (3,5 điểm)
a) Thể tích của vật nhúng trong nước là:
m = D.V ⇒ V = m/D (1,0 điểm)
⇒ V = 4200g/(10,5g/cm3) = 400 cm3 = 0,0004 (m3) (1,0 điểm)
b)Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật:
FA = d.V = 10000. 0,0004 = 4 (N) (1,0 điểm)
c) Nếu thả vât đó vào thủy ngân thì vật đó sẽ nổi vì trọng lượng riêng của vật đó nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân. (10,5g/cm3 = 10500N/m3, 10500N/m3 < 130000N/m3). (0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cần cẩu A nâng được l000kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30s. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.
A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn.
B. Công suất của cần cẩu Đ lớn hơn.
C. Công suất của hai cần cẩu băng nhau.
D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh.
Câu 2: Một vật M nặng 110N được treo ở độ cao 5m và một vật N nặng 100N đang rơi xuống dưới từ độ cao 5,5m. Cơ năng cùa vật
A. M lớn hơn của vật N. B. M bằng của vật N.
C. M nhỏ hơn của vật N. D. Cả B, C đều sai.
Câu 3: Một học sinh kéo đều một gàu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?
A. 18W B. 360W C.12W D.720W
Câu 4: Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 36km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 10kW. Lực cản lên ô tô là:
A. 100N B. 600N C. 500N. D.250N
Câu 5: Một vận động viên điền kinh với công suất 600W đã chạy quãng đường l00m hết 10 giây. Một công nhân xây dựng đã sử dụng ròng rọc động để nâng một khối vật liệu nặng 650N lên cao 10m trong 20s.
A. Vận động viên thực hiện công suất lớn hơn người công nhân.
B. Vận động viên thực hiện công suất nhỏ hơn người công nhân
C. Vận động viên thực hiện công suất bằng người công nhân.
D. Cả A, B đều sai.
Câu 6: Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì
A. thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng.
B. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng
C. số nguyên tử đồng tăng.
D. cả ba phương án ưên đều không đúng.
Câu 7: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi
A. giảm nhiệt độ của khối khí.
B. tăng nhiệt độ của khối khí.
C. tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
D. cho khối khí dãn nở.
Câu 8: Khi chuyển động nhiệt của các phân từ cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi?
A. Nhiệt độ. B. Thể tích. C. Khối lượng. D. Nhiệt năng.
Câu 9: Chọn câu trà lời sai.
Hãy nêu những quá trình qua đó có thể thấy nhiệt năng của một đối khí một công được thực hiện.
A. Cọ xát vật đó với vật khác.
B. Va chạm giữa vật đó với vật khác
C. Nén vật đó.
D. Cho vật tiếp xúc với một vật khác có nhiệt độ khác với nhiệt độ của vật.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động năng là cơ năng của vật có được do dạng chuyển động.
B. Vật có động năng có khả năng sinh công.
C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều.
D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc các đại lượng khác của vật.
Phần tự luận
Câu 11: Ta có thể có các cách nào để nhiệt năng của một vật tăng lên?
Câu 12: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người ấy phải dùng một lực 180N. Tính công và công suất của người kéo.
Câu 13: Nam thực hiện được một công 36kJ trong thời gian 10 phút, An thực hiện một công 42kJ trong thời gian 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn, vì sao?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: B
Công suất cần cẩu A là P1 = A/t = 1000.10.6/60 = 1000W
Công suất cần cẩu B là P2 = A/t = 800.10.5/30 = 1333W
Vậy P1 > P2
Câu 2: B
Cơ năng của vật M là W1 = Ph = 110.5 = 550J
Cơ năng cùa vật N là W1 = Ph = 100.5,5 = 550J
Vậy cơ năng của vật M bằng vật N.
Câu 3: C
Ta có công kéo gàu nước A = 10m.h => P = 10mh/t = 60.6/30 = 12W
Câu 4: C
Công của ô tô là A = P.t = F.s => F = P.t/s = 10000.30.60/36000 = 500N
Lực cản lên ô tô bằng lực kéo nên Fc = 500N
Câu 5: A
Công suất vận động viên là P1 = 600W
Công suất công nhân là P2 = A/t = 650.10/20 = 325W
Vậy P1 > P2
Câu 6: B
Khi nhiệt độ cùa một miếng đồng tăng thì khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.
Câu 7: B
Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi tăng nhiệt độ cùa khối khí.
Câu 8: C
Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì khối lượng của vật không thay đổi.
Câu 9: D
Cho vật tiếp xúc với một vật khác có nhiệt độ khác với nhiệt độ của vật thì nhiệt năng của một vật biến đổi mà không thực hiện công.
Câu 10: D
Động năng của vật phụ thuộc vận tốc và cả khối lượng vật.
Câu 11:
Ta có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật đó là thực hiện công hoặc truyền cho vật một nhiệt lượng.
Câu 12:
Công thực hiện của người kéo: A = F.s = 180.8 = 1440J.
Công suất của người kéo: P = A/t = 1440/20 = 72W
Câu 13:
Xác định công suất của Nam: P1 = 36000/600 = 60W
Công suất của An: P2 = 42000/840 = 50W
Công suất của Nam lớn hơn công suất của An, có thể kết luận Nam làm việc khỏe hơn An.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng?
A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.
B. Chỉ khi vật đang đi lên.
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhẩt.
Câu 2: Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng l00kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là:
A. 1000N. B. 10000N. C. 1562,5N. D. 15625N.
Câu 3: Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, điều đó có nghĩa là:
A. Để nâng lkg nước tăng lên l°C, ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.
B. Để lkg nước sôi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.
C. Để lkg nước bay hơi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.
D. lkg nước khi biến thành nước đá sẽ giải phóng nhiệt lượng là 4200J.
Câu 4: Vì sao quả bóng bay dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân từ không khí có thể chui qua đó thoát rạ ngoài.
Câu 5: Lí do mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm vì:
A. áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
B. sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
C. bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
D. khi ta vận động, các sợi bỗng cọ xát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.
Câu 6: Hình sau đây vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của cùng một khối lượng nước, đồng, nhôm khi nhận được cùng một nhiệt lượng trong cùng một khoảng thời gian. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đường I ứng với đồng, đường II với nhôm, đường HỊ với nước.
B. Đường I ứng với nước, đường II với đồng, đường III với nhôm.
C. Đường I ứng với nước, đường II với nhôm, đường III với đồng.
D. Đường I ứng với nhôm, đường II với đồng, đường III với nước.
Câu 7: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK. Để đun nóng 100g nước tăng lên l°C, ta cần cung cấp nhiệt lượng bằng:
A. 42J B. 420J C. 4200J D. 420kJ
Câu 8: Pha l00g nước ở 80°C vào 200g nước ở 20°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là:
A. 30°C B. 50°C C. 40°C D. 70°C
Câu 9: Đổ một chất lỏng có khối lượng m1 , nhiệt dung riêng c1 và nhiệt độ t1 vào một chất lỏng có khối lượng m2 = 2m1, nhiệt dung riêng c1 = 1/2c2 và nhiệt độ t1 > t2. Nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng và môi trường (cốc đựng, không khí...) thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ t của hai chất lỏng trên có giá trị là
Câu 10: Một ô tô chạy quãng đường l00km với lực kéo 700N thì tiêu thụ hết 4kg xăng. Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg xăng ta thu được nhiệt lượng 46.106J. Hiệu suất của động cơ là
A. 13%. B. 18%. C. 28% D. 38%
Phần tự luận
Câu 11: Khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này có chứng tỏ năng lượng không được bảo toàn không? Vì sao?
Câu 12: Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng, cùng nhiệt độ vào một cốc nước nóng. Trong ba miếng kim loại trên thì miếng nào thu nhiệt nhiều nhất, ít nhất. Vì sao? Hãy so sánh nhiệt độ cuối của ba miếng kim loại trên.
Câu 13: Người ta dùng bếp dầu hoả để đun sôi 2 lít nưóc từ 20°C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu hoả cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu toả ra làm nóng nước và ấm. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm 880J/kg.K; Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg dầu hoả ta thu được nhiệt lượng 46.106J.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: A
Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống thì vật vừa có động năng, vừa có thế năng.
Câu 2: B
Công quả nặng sinh ra cho cọc: A = 80%.10m.h = 0,8.100.10.5 = 4000J
Công này bằng công lực cản nên: A = Fc.S = 4000J
Lực cản của đất đối với cọc là: Fc = A/S = 4000/0,4 = 10000N
Câu 3: A
Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK, điều đó có nghĩa là để nâng lkg nước tăng lên 1 độ ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.
Câu 4: D
Quả bóng bay dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp vì giữa các phân từ cùa chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.
Câu 5: C
Lí do mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
Câu 6: A
Cùng một khối lượng nước, đồng, nhôm khi nhận được cùng một nhiệt lượng vì nhiệt dung riêng đồng bé nhất nên tăng nhiệt độ nhanh nhất nên đồ thị c thị là đường I, nước có nhiệt dung riêng lớn nhất nên tăng nhiệt độ chậm nhất nên đồng có đồ thị là đường III, còn lại đường II của nhôm.
Câu 7: B
Nhiệt lượng cần cung cấp: Q = mcΔt = 4200.0,1.1 = 420J
Câu 8: C
Nhiệt lượng nước nóng toả ra: Q = m1.c (t1 -1)
Nhiệt lượng nước thu vào: Q2 = m2.c (t - to).
Ta có: Q1 = Q2 => m1.c (t1 -1)= m2.c (t - to) => 100(80 -1) = 200(t - 20).
=> 80 - t = 2t - 40=> 120 = 3t=>t = 40°C
Câu 9: B
Nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng và môi trường (cốc đựng, không khí...) thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ t theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Nhiệt lượng thu vào và toả ra bằng nhau nên: Q = m1c1Δt1 = m2c2Δt2
Vì m2 = 2m1, nhiệt dung riêng
Câu 10: D
Công có ích động cơ sinh ra: A = 100000.700 = 7.107J
Nhiệt năng xăng cháy sinh ra Q = qm = 46.106.4 = 18,4.107J
Hiệu suất của động cơ là: H = (7.107)/(18,4.107 ) = 0,38 = 38%
Câu 11:
Không, vì một phần nhiệt năng của củi khô bị đốt cháy được truyền cho ấm và không khí xung quanh. Tổng phần nhiệt năng mà nước nhận được và nhiệt năng truyền cho ấm, không khí xung quanh vẫn bằng năng lượng do củi khô bị đốt cháy toả ra. Nghĩa là, năng lượng vẫn được bảo toàn.
Câu 12:
Trong ba miếng kim loại trên thì miếng nhôm thu nhiệt nhiều nhất, miếng chì thu nhiệt ít nhất vì nhiệt dung riêng của nhôm lớn nhất, của chì bé nhất. Nhiệt độ cuối của ba miếng kim loại ừên là bằng nhau.
Câu 13:
Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng nước:
Q1 = c1.m1.(t2 – t1) = 672000J
Nhiệt lượng cần để đun nóng ấm: Q2 = c2.(t2 – t1) = 35200J.
Nhiệt lượng do dầu toả ra để đun nóng ấm và nước:
Q = Q1 + Q2 = 707200J
Tổng nhiệt lượng do dầu toả ra: QTP = 2357333J.
Mặt khác: QTP = m.q nên m = 0,051 kg.
....................................
....................................
....................................
Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ đề thi Vật Lí 8, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!
Lưu trữ: Bộ đề thi Vật Lí 8 cũ
Xem thêm bộ đề thi các môn học lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Tổng hợp Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi môn Vật Lí của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều