Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại
Với lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 5.
Giải Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại
Câu hỏi mở đầu trang 83 SGK Khoa học lớp 5: Chọn một trong các cảm giác dưới đây và chia sẻ với các bạn về tình huống khiến em có những cảm giác đó.
- Vui, phấn khởi; Buồn, lo lắng, giận, bực tức.
- Tôn trọng; coi thường.
Trả lời:
- Em chọn cảm giác vui vẻ:
- Tình huống khiến em có cảm giác đó:
Trong lúc đi học về em đã gặp một bà cụ đang chống gậy và muốn sang đường. Thấy cụ loay hoay mãi mà chưa dám sang, em đã chạy đến cầm tay cụ và cùng cụ qua đường. Khi sang được đường bên kia, cụ đã cảm ơn em khiến em cảm thấy rất vui.
1. Bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân
Câu hỏi quan sát trang 83 SGK Khoa học lớp 5: Theo em, bạn nào trong hình 1 có cảm giác an toàn, bạn nào có cảm giác không an toàn? Vì sao?
Trả lời:
Theo em bạn trong hình a có cảm giác không an toàn. Vì bạn đi 1 mình trong trời tối và có cảm giác như có người đi theo.
Bạn trong hình b có cảm giác an toàn. Vì được ông bà đón và ôm vào lòng mỗi khi về quê thăm ông bà.
Câu hỏi hoặc thảo luận trang 83 SGK Khoa học 5: Kể một tình huống mà em có cảm giác an toàn hoặc không an toàn. Nêu những biểu hiện của cơ thể em trong tình huống đó.
Trả lời:
- Tình huống em cảm thấy không an toàn: Khi em cùng mẹ tham gia giao thông trên đường, em thấy rất nhiều người không tuân thủ luật an toàn giao thông như đi nhanh, vượt ẩu, không chấp hành hiệu lệnh đèn đỏ.
- Biểu hiện của cơ thể em trước tình huống đó: em cảm thấy rất sợ hãi, tim đập nhanh.
Câu hỏi quan sát trang 84 SGK Khoa học lớp 5: Hãy đọc tình huống trong hình 2 và cho biết:
- Cảm giác của bạn A trong câu chuyện như thế nào?
- Em phản đối hoặc đồng ý với hành động của bạn nào trong câu chuyện?Vì sao?
Trả lời:
- Cảm giác của bạn A trong câu chuyện: bạn A cảm thấy xấu hổ, và buồn bã.
- Em phản đối với hành động của hai bạn C và D vì đã có những hành động trêu bạn A và bắt bạn A phải trực nhật thay. Em đồng ý với hành động của bạn B vì đã lên tiếng bảo vệ bạn A và an ủi bạn.
Câu hỏi quan sát trang 85 SGK Khoa học lớp 5: Em phản đối những việc làm nào đối với trẻ em được thể hiện ở hình 3?Vì sao?
Trả lời:
Em phản đối những việc làm ở bức tranh b, c, e, g vì đó là những hành động xâm phạm đến thân thể, cảm xúc của người khác, nhất là ở trẻ nhỏ.
Câu hỏi hoặc thảo luận trang 86 SGK Khoa học lớp 5: Kể tên một số hành động vi phạm quyền được an toàn của trẻ em.
Trả lời:
Một số hành động vi phạm quyền được an toàn của trẻ em:
- Bắt cóc trẻ em.
- Dùng bạo lực để dạy dỗ.
- Bỏ rơi, đánh tráo trẻ sơ sinh.
Luyện tập vận dụng trang 86 SGK Khoa học lớp 5: Dựa vào các tình huống sau, cho biết những hành động nào cần phản đối? Vì sao?
Tình huống 1: Một bạn nam bị người anh họ trêu đùa làm bạn ấy rất khó chịu. Bạn ấy chống lại nhưng người anh học vẫn không buông ra.
Tình huống 2: Một bạn nữ trên đường đi học về, bị một nhóm học sinh lớn hơn đi theo và trêu trọc.
Trả lời:
Tình huống 1:
Hành động cần phản đối là hành động anh họ trêu đùa làm bạn ấy rất khó chịu. Bạn ấy chống lại nhưng người anh học vẫn không buông ra. Vì đó là hành động xấu ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn nam.
Tình huống 2:
Hành động cần phản đối là hành động nhóm học sinh lớp lớn hơn đi theo và trêu trọc. Vì hành động đó khiến bạn nữ trở nên sợ hãi.
2. Một số nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh
Thực hành, thí nghiệm trang 86 SGK Khoa học lớp 5: Nhận biết một số cách phòng tránh bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh
Bước 1: Lựa chọn một trong các tình huống sau:
Bước 2: Thảo luận nhóm, phân tích nguy cơ có thể bị xâm hại tình dục trong mỗi tình huống đó và nêu biện pháp phòng tránh.
Ví dụ:
Tình huống |
Nguy cơ có thể bị xâm hại tình dục |
Biện pháp |
Kết bạn với người lạ |
Người đó có thể dụ dỗ, đe dọa cho xem những hình ảnh vùng riêng tư, hạn gặp ở nơi không an toàn và có hành vi xâm hại,… |
Không kết bạn với người lạ trên mạng, nếu có người cố tình gửi hình ảnh đó thì sẽ nói với người tin cậy. |
Bước 3: Báo cáo kết quả trước lớp.
Trả lời:
Các bạn trong lớp chia nhóm và cùng thảo luận.
Tình huống |
Nguy cơ có thể bị xâm hại tình dục |
Biện pháp |
Kết bạn với người lạ |
Người đó có thể dụ dỗ, đe dọa cho xem những hình ảnh vùng riêng tư, hẹn gặp ở nơi không an toàn và có hành vi xâm hại,… |
Không kết bạn với người lạ trên mạng, nếu có người cố tình gửi hình ảnh đó thì sẽ nói với người tin cậy. |
Đi một mình nơi vắng vẻ |
Có thể bị kẻ gian theo dõi, lôi kéo vào nơi kín đáo và có hành vi xâm hại,… |
Không nên đi một mình nơi vắng vẻ. |
Lên xe của người lạ |
Người lạ có thể chở đến nơi nguy hiểm như mua bán trẻ em hoặc chở nơi kín đáo và có hành vi xâm hại,… |
Không lên xe của người lạ. |
Thực hành, thí nghiệm 1 trang 87 SGK Khoa học lớp 5: Lập danh sách những người đáng tin cậy
Hãy lập danh sách những người đáng tin cậy có thể giúp em khi em cần giúp đỡ. Cho biết vì sao em chọn những người đó.
Trả lời:
Lập danh sách những người đáng tin cậy
Những người đáng tin cậy có thể giúp em khi em cần là ông, bà, bố, mẹ, chị gái. Em chọn những người đó vì họ là người thân trong gia đình đã chăm sóc và bảo vệ em.
Thực hành, thí nghiệm 2 trang 87 SGK Khoa học lớp 5: Đưa ra yêu cầu với người tin cậy để được giúp đỡ
Cho tình huống sau:
Bạn của em kể rằng. Một người quen của gia đình mỗi khi đến chơi đều nhìn bạn ấy rất chăm chú. Một lần lúc không có ai, người đó nói “Ôi, cháu đáng yêu quá!’’ và dang tay định ôm làm bạn ấy rất sợ.
a) Em sẽ làm gì sau khi nghe câu chuyện của bạn em?
b) Nếu gặp tình huống tương tự, em sẽ làm gì? Đóng vai thể hiện cách ứng xử của em theo gợi ý dưới đây.
Trả lời:
Đưa ra yêu cầu với người tin cậy để được giúp đỡ
a) Em sẽ khuyên bạn từ chối một cách dứt khoát và nên chia sẻ câu chuyện với những người thân trong hia đình để được giúp đỡ.
b) Nếu gặp tình huống tương tự em cũng sẽ nói trực tiếp là không thích với người đó và nói cho ông bà, bố mẹ.
Học sinh tự đóng vai.
Luyện tập vận dụng trang 88 SGK Khoa học lớp 5: Em sẽ thực hiện lời hứa giữ bí mật trong tình huống nào sau đây? Vì sao?
Tình huống 1: Bạn em rủ em cùng làm một tấm bưu thiếp tặng sinh nhật một bạn trong nhóm. Khi làm bưu thiếp phải giữ bí mật để tạo bất ngờ.
Tình huống 2: Bạn em rủ em đến nhà một người bạn mà bạn ấy mới quen ở trên mạng nhưng khi đi phải giữ bí mật với người nhà.
Trả lời:
Em sẽ thực hiện lời hứa giữ bí mật trong tình huống 1. Vì việc giữ bí mật đó không làm ảnh hưởng hay gây nguy hiểm cho ai cả ngược lại còn giúp bạn được tặng quà cảm thấy vui và bất ngờ.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Khoa học lớp 5 Bài 17: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì
Khoa học lớp 5 Bài 19: Chức năng của môi trường đối với sinh vật
Khoa học lớp 5 Bài 20: Tác động của con người đến môi trường
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Khoa học lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Khoa học lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Khoa học lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học lớp 5 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều