Lý thuyết KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1: Các phép đo

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 1: Các phép đo hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

Lý thuyết KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1: Các phép đo

Quảng cáo
Quảng cáo



Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài

1. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

  - Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre), kí hiệu là m.

+ Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác:

 Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét (m) là: Kilômét (km), héctômét (hm), đềcamét (dam).

1 km = 1000 m; 1 dam = 10 m; 1 hm = 100 m

 Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét (m) là: đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm).

1 dm = 0,1 m; 1 cm = 0,01 m; 1 mm = 0,001 m

 Đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh là inh (inch) và dặm (mile)

1 inh = 2,54 cm; 1 dặm = 1609 m

 Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 

1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km = 9461000000000 km.

  - Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài

             Thước dây

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài

          Thước cuộn

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài

Thước kẻ

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài

Thước kẹp


- Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN:

+ GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

+ ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Ví dụ: 

Để đo chiều dài của cái bút, em dùng thước kẻ có GHĐ là 15 cm và ĐCNN là 1mm.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo khối lượng

1. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng

  - Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.

+ Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác:

 Đơn vị lớn hơn ki lô gam (kg) là: tấn, tạ, yến.

1 tấn = 1000 kg; 1 tạ = 100 kg; 1 yến = 10 kg

 Đơn vị nhỏ hơn ki lô gam (kg) là: lạng (hg), gam (g), miligam (mg)…

1 hg = 100 g; 1 kg = 1000 g = 1000000 mg

  - Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Roberval,…

Cân đồng hồ: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo khối lượng

Cân Roberval: để cân hóa chất hoặc các vật có khối lượng nhỏ

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo khối lượng

Cân điện tử: có nhiều loại, tùy vào mục đích sử dụng từ cân các vật có khối lượng rất nhỏ như cân hóa chất, cân vàng đến cân hàng hóa…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo khối lượng

....................................

....................................

....................................

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên