Lý thuyết KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 5: Chất tinh khiết – hỗn hợp. Phương pháp tách các chất

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 5: Chất tinh khiết – hỗn hợp. Phương pháp tách các chất hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 5: Chất tinh khiết – hỗn hợp. Phương pháp tách các chất

Quảng cáo
Quảng cáo



Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp

1. Chất tinh khiết

Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.

Ví dụ: Nước cất, oxygen, bạc, muối tinh, đường tinh luyện,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp

- Mỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định. Những tính chất này có thể dùng để nhận biết chất tinh khiết.

VD: Nước tinh khiết (nước cất) sôi ở 100oC, nóng chảy ở 0oC.

- Chất tinh khiết có thể là:

+ Chất rắn (đường, muối)

+ Chất lỏng (nước cất, cồn ethanol, sulfuric acid)

+ Chất khí (oxygen, hydrogen, nitrogen)

2. Hỗn hợp

Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

Ví dụ: Bột canh là hỗn hợp có thành phần gồm nhiều chất như: muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu,...

Nước khoáng thiên nhiên là hỗn hợp gồm nước và một số muối khoáng khác.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp

Vữa xây dựng là hỗn hợp gồm cát, xi măng, nước.

- Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một thành phần hỗn hợp.

- Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp và hàm lượng của chúng.

Ví dụ: Khi trộn lẫn các nguyên liệu với nhau theo tỉ lệ thích hợp, ta được bột canh. Nếu bớt một trong các thành phần thì vị của bột canh sẽ thay đổi do mỗi thành phần có tính chất riêng, tạo nên vị đặc trưng.

- Các nguyên vật liệu trong tự nhiên thường ở dạng hỗn hợp.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

1. Sự cần thiết tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở các dạng hỗn hợp khác nhau. Tùy vào mục địch sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ

Để loại bỏ những tạp chất ra khỏi nước giếng khoan, người ta thường sử dụng hệ thống lọc gồm nhiểu cột lọc, có khả năng glữ các chất bẩn và tạp chất để làm trong nước.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp


Máu là một hỗn hợp với thành phần gồm nhiều chất lỏng như: huyết tương, bạch cẩu, tiểu cẩu và hồng cầu. Khi thiếu máu hoặc mắc một số bệnh do thiếu hụt một trong các thành phẩn của máu, chúng ta cần phải truyền máu. Tiến hành tách riêng các thành phần của máu để có được thành phần cẩn sử dụng cho bệnh nhân. Sử dụng phương pháp li tâm để tách riêng các thành phần trong máu do chúng có kích thước và khối lượng riêng khác nhau.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên