Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1. Sinh trưởng, phát triển là gì?

- Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

+ Ví dụ: Sau 1 năm, một em học sinh lớp 1 cao thêm 10 cm; sự tăng kích thước lá của cây;…

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Tăng kích thước, khối lượng cơ thể là dấu hiệu của sinh trưởng

- Khái niệm phát triển: Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

+ Ví dụ: Cây bưởi ra thêm lá mới, ra hoa, ra quả; trứng gà nở ra gà con;…

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Hợp tử trong trứng trải qua quá trình phát triển để hình thành gà con

Quảng cáo

2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Mỗi sinh vật từ khi sinh ra đến khi trưởng thành đều trải qua những giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhất định, đặc trưng cho từng loài.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của một số sinh vật

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với phát triển, phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng.

II. MÔ PHÂN SINH VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÔ PHÂN SINH

- Khái niệm mô phân sinh: Mô phân sinh là nhóm tế bào chưa phân hóa nên còn duy trì được khả năng phân chia.

- Chức năng của mô phân sinh: Sự hoạt động của mô phân sinh giúp thực vật sinh trưởng.

- Phân loại mô phân sinh: Có 2 loại mô phân sinh chính gồm mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

Quảng cáo

Loại mô phân sinh

Vị trí

Vai trò

Mô phân sinh đỉnh

Nằm ở đỉnh rễ và đỉnh chồi

Giúp thân, cành, rễ tăng lên về chiều dài

Mô phân sinh bên

Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây

Giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang

<![if !vLý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Vị trí các mô phân sinh trên cơ thể thực vật

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên