Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 9: Đo tốc độ

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 9: Đo tốc độ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 9: Đo tốc độ

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây

Quảng cáo

a. Dụng cụ đo

- Đồng hồ bấm giây đo thời gian chuyển động.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 9: Đo tốc độ

- Thước đo quãng đường chuyển động.

Ví dụ: Thước thẳng, thước cuộn, thước dây, …

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 9: Đo tốc độLý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 9: Đo tốc độ

b. Cách đo

Các bước đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành:

- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.

- Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi vượt qua vạch đích.

- Dùng công thức v=s/t để tính tốc độ.

- Thông thường thực hiện các phép đo 3 lần để lấy giá trị trung bình.

Quảng cáo

- Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.

- Nhận xét kết quả đo.

2. Đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

a. Dụng cụ đo

- Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian chuyển động.

- Thước đo quãng đường chuyển động.

b. Cách đo

- Xác định quãng đường s cần đo trên thước kim loại, rồi gắn các cổng quang thứ nhất và thứ hai vào điểm đầu và điểm cuối của quãng đường.

+ Khi bi sắt đi qua cổng quang thứ nhất thì đồng hồ bắt đầu đo.

+ Khi bi sắt đi qua cổng quang thứ hai thì đồng hồ ngừng đo.

- Bật đồng hồ đo thời gian hiện số (được chọn ở chế độ A ↔ B để đo khoảng thời gian vật chuyển động từ cổng quang thứ nhất đến cổng quang thứ hai).

Quảng cáo

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 9: Đo tốc độ

- Ngắt công tắc để bi sắt chuyển động qua các cổng quang. Đọc kết quả thời gian t hiển thị trên đồng hồ.

- Dùng công thức v=s/t để tính tốc độ.

- Thông thường thực hiện các phép đo 3 lần để lấy giá trị trung bình.

- Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.

- Nhận xét kết quả đo.

3. Thiết bị bắn tốc độ

- Thiết bị bắn tốc độ được sử dụng để đo tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 9: Đo tốc độ

Quảng cáo

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên