Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 119 Cánh diều

Với lời giải KHTN 9 trang 119 trong Bài 24: Acetic acid môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 119.

Giải KHTN 9 trang 119 Cánh diều

Quảng cáo

Câu hỏi 2 trang 119 KHTN 9: Dùng ống hút nhỏ giọt lấy khoảng 2 mL acetic acid cho vào ống nghiệm. Quan sát và nêu trạng thái, màu sắc của acetic acid.

Trả lời:

Ở điều kiện thường, acetic acid là chất lỏng, không màu.

Thực hành trang 119 KHTN 9: Thí nghiệm 1

Chuẩn bị

• Dụng cụ: mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, ống nghiệm, giá để ống nghiệm.

• Hoá chất: dung dịch acetic acid 1 M, giấy quỳ tím, dung dịch NaOH 0,1 M, CuO, Zn, đá vôi, dung dịch phenolphthalein.

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận

• Đặt mẩu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, nhỏ vào đó một giọt dung dịch acetic acid và quan sát.

• Đặt 4 ống nghiệm có đánh số thứ tự từ 1 đến 4 vào giá để ống nghiệm. Cho 1 mL dung dịch NaOH 0,1M và một giọt phenolphthalein vào ống 1; một lượng nhỏ (bằng hạt gạo) CuO vào ống 2; một viên kẽm vào ống 3; một mẫu đá vôi vào ống 4; sau đó cho vào mỗi ống nghiệm 1 – 2 mL dung dịch acetic acid 1 M (riêng ống nghiệm số 2, đun nóng nhẹ sau khi nhỏ dung dịch acetic acid).

• Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm.

Quảng cáo

Trả lời:

Bước tiến hành thí nghiệm

Hiện tượng, giải thích

Đặt mẩu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, nhỏ vào đó một giọt dung dịch acetic acid và quan sát.

Quỳ tím chuyển sang màu hồng. Vì acetic acid có tính acid yếu.

Cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm 1 chứa 1 mL dung dịch NaOH 0,1M và một giọt phenolphthalein

- Ban đầu ống nghiệm chứa dung dịch NaOH, khi nhỏ 1 giọt phenolphthalein vào thì dung dịch chuyển sang màu hồng vì dung dịch có môi trường base.

- Sau đó cho dung dịch acetic acid vào thì màu hồng nhạt dần và dung dịch mất màu. Do acetic acid có phản ứng trung hòa với NaOH.

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

Cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm 2 chứa một lượng nhỏ CuO

- CuO tan dần, sau phản ứng dung dịch thu được có màu xanh.

2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O

Cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm 3 chứa 1 viên kẽm

- Viên kẽm tan dần, có bọt khí thoát ra.

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

Cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm 4 chứa một mẩu đá vôi

- Mẩu đá vôi tan ra, có sủi bọt khí.

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Quảng cáo

Câu hỏi 3 trang 119 KHTN 9: Trong thí nghiệm 1, sự thay đổi màu của giấy quỳ tím chứng tỏ điều gì?

Trả lời:

Trong thí nghiệm 1 sự thay đổi màu của giấy quỳ tím chứng tỏ acetic acid có tính acid yếu.

Câu hỏi 4 trang 119 KHTN 9: Trong thí nghiệm 1, những dấu hiệu nào chứng tỏ acetic acid đã phản ứng với NaOH? Chất khí nào thoát ra khi cho dung dịch acetic acid vào đá vôi?

Trả lời:

- Trong thí nghiệm, dấu hiệu chứng tỏ acetic acid đã phản ứng với NaOH là màu hồng ban đầu mất đi do có sự phản ứng giữa acetic acid với NaOH.

Phương trình hóa học:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

- Khi cho dung dịch acetic acid vào đá vôi thì có khí CO2 thoát ra.

Phương trình hóa học:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Quảng cáo

Lời giải KHTN 9 Bài 24: Acetic acid hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên