Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 43 Cánh diều

Với lời giải KHTN 9 trang 43 trong Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 43.

Giải KHTN 9 trang 43 Cánh diều

Quảng cáo

Câu hỏi 5 trang 43 KHTN 9: Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài và tiết diện của đoạn dây dẫn.

Trả lời:

* Phương án thí nghiệm để kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài:

- Đo điện trở của các dây dẫn có chiều dài l,2l,3l nhưng có tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu.

- Mắc sơ đồ như hình vẽ:

Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài

- Xác định và ghi các giá trị I1 và R1 đối với các dây dẫn vào bảng dưới đây:

Thí nghiệm được tiến hành trong các lần đo với cùng một hiệu điện thế

Kết quả đo

Lần thí nghiệm

Cường độ dòng điện (A)

Điện trở dây dẫn Ω

Với dây dẫn dài l

I1 =

R1 =

Với dây dẫn dài 2l

I2 =

R2 =

Với dây dẫn dài 3l

I3 =

R3 =

- Nhận xét: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây.

* Phương án thí nghiệm để kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của dây dẫn:

- Đo điện trở của các dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu, có cùng chiều dài l, và tiết diện S nhưng chập sát chúng vào nhau để có thể coi thành 1 dây dẫn có các tiết diện S, 2S, 3S.

- Mắc mạch như sơ đồ dưới đây:

Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài

- Đóng công tắc, đọc và ghi các giá trị đo được vào bảng dưới đây, từ đó tính giá trị điện trở R1 của dây dẫn này.

Quảng cáo

- Thay dây dẫn tiết diện S trong mạch điện bằng dây dẫn có tiết diện 2S, 3S (có cùng chiều dài, được làm từ cùng vật liệu và có đường kính tiết diện là d2, d3). Làm tương tự như trên để xác định và ghi giá trị điện trở R2, R3 của dây dẫn thứ hai này vào bảng.

Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài

Thí nghiệm được tiến hành trong các lần đo với cùng một hiệu điện thế

Kết quả đo

Lần thí nghiệm

Cường độ dòng điện (A)

Điện trở dây dẫn Ω

Với dây dẫn tiết diện S

I1 =

R1 =

Với dây dẫn tiết diện 2S

I2 =

R2 =

Với dây dẫn tiết diện 3S

I3 =

R3 =

Nhận xét: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.

Quảng cáo

Câu hỏi 6 trang 43 KHTN 9: Dựa vào bảng 7.2, tính điện trở của đoạn dây nichrome dài 0,5 m và có tiết diện 1 mm2.

Dựa vào bảng 7.2, tính điện trở của đoạn dây nichrome dài 0,5 m và có tiết diện

Trả lời:

Điện trở của đoạn dây nichrome dài 0,5 m và có tiết diện 1 mm2

R=ρlS=110.108.0,51.106=0,55Ω

Vận dụng trang 43 KHTN 9: Để làm giảm khả năng cản trở dòng điện của dây dẫn điện dùng trong gia đình.

a. Nên chọn dây dẫn nhOhm hay dây dẫn đồng? Vì sao?

b. Với cùng một loại dây, nên chọn dây có tiết diện nhỏ hay lớn? Vì sao?

Trả lời:

a. Để làm giảm khả năng cản trở dòng điện của dây dẫn điện dùng trong gia đình nên chọn dây dẫn đồng vì đồng có điện trở suất nhỏ hơn nhOhm, cùng một tiết diện, dây đồng sẽ dẫn điện tốt hơn dây nhOhm nên cản trở dòng điện ít hơn.

b. Với cùng một loại dây, nên chọn dây có tiết diện lớn vì tiết diện tỉ lệ nghịch với điện trở, tiết diện lớn thì điện trở của dây dẫn nhỏ, cản trở dòng điện ít, giúp giảm hao phí điện năng và tăng độ an toàn khi sử dụng.

Quảng cáo

Luyện tập 2 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 9: Tính chiều dài của đoạn dây đồng có đường kính tiết diện 0,5 mm, điện trở 20Ω ở nhiệt độ 20 °C.

Trả lời:

Chiều dài của đoạn dây đồng có đường kính tiết diện 0,5 mm, điện trở 20

l=R.Sρ=R.π.d24ρ=20.π.0,5.103241,7.108=231m

Luyện tập 3 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 9: Hình 7.4a là một biến trở được sử dụng trong các thiết bị điện gia đình. Khi xoay trục điều khiển sẽ thay đổi được chiều dài của đoạn dây dẫn (đường chạy) có dòng điện chạy qua, nhờ đó thay đổi được điện trở của biến trở. Giả sử chiếc đèn ở hình 7.1 sử dụng biến trở trên và được mắc như hình 7.4 c. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn và trả lời câu hỏi ở đầu bài học.

Hình 7.4a là một biến trở được sử dụng trong các thiết bị điện gia đình

Trả lời:

- Sơ đồ mạch điện của đèn:

Hình 7.4a là một biến trở được sử dụng trong các thiết bị điện gia đình

- Khi vặn núm xoay là ta đang điều chỉnh giá trị của điện trở, khi điện trở thay đổi thì cường độ dòng điện trong mạch cũng thay đổi làm thay đổi độ sáng của đèn pin.

Lời giải KHTN 9 Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên