Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 94 Cánh diều

Với lời giải KHTN 9 trang 94 trong Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 94.

Giải KHTN 9 trang 94 Cánh diều

Quảng cáo

Câu hỏi 2 trang 94 KHTN 9: Lập bảng so sánh những điểm khác nhau về tính chất vật lí của kim loại và phi kim.

Trả lời:

Bảng so sánh những điểm khác nhau về tính chất vật lí của kim loại và phi kim:

Một số tính chất

Kim loại

Phi kim

Trạng thái (thể)

Thể rắn ở điều kiện thường (trừ thuỷ ngân).

Ở điều kiện thường tồn tại ở cả ba thể: rắn, lỏng, khí.

Tính dẫn điện

Dẫn điện tốt

Thường không dẫn điện

Tính dẫn nhiệt

Dẫn nhiệt tốt

Thường dẫn nhiệt kém

Tính ánh kim

Có ánh kim

Không có ánh kim

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi

Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao trong khi phi kim thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Ở nhiệt độ phòng các kim loại tồn tại ở trạng thái rắn (trừ thuỷ ngân ở thể lỏng), còn phi kim có thể tồn tại ở cả thể rắn, lỏng hoặc khí.

Khối lượng riêng

Kim loại thường có khối lượng riêng lớn, phần lớn là các kim loại nặng.

Phi kim ở thể rắn thường có khối lượng riêng nhỏ.

Quảng cáo

Luyện tập 1 trang 94 KHTN 9: Dựa vào các thông tin trong bảng 18.2:

a) So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố kim loại và phi kim trong bảng.

b) Cho biết ở điều kiện chuẩn, các nguyên tố trong bảng tồn tại ở thể nào. Vì sao?

Dựa vào các thông tin trong bảng 18.2 a So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi

Trả lời:

a) Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao trong khi phi kim thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

b) Ở điều kiện chuẩn, các kim loại nhôm, sắt, đồng, vàng và các phi kim lưu huỳnh (sulfur), phosphorus tồn tại ở thể rắn do có nhiệt độ sôi cao.

Ở điều kiện chuẩn các phi kim oxygen, chlorine tồn tại ở thể khí do có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp (dưới 0oC).

Luyện tập 2 trang 94 KHTN 9: Cho các vật thể sau: đinh sắt, dây đồng, mẩu than đá, mẩu ruột bút chì. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi dùng búa đập lên bề mặt các vật thể đó. Giải thích.

Quảng cáo

Trả lời:

Hiện tượng:

+ Khi dùng búa để đập lên bề mặt đinh sắt, dây đồng thấy đinh sắt và dây đồng có thể bị dát mỏng. Do sắt và đồng là kim loại nên có tính dẻo, dễ bị dát mỏng.

+ Khi dùng búa đập lên bề mặt mẩu than đá, mẩu ruột bút chì thấy mẩu than đá và mẩu ruột bút chì bị vỡ vụn. Do than đá hay mẩu ruột bút chì là phi kim, không có tính dẻo.

Lời giải KHTN 9 Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại hay khác:

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên