Lựa chọn một hoạt động nghiên cứu hoặc hoạt động thực hành

Khoa học tự nhiên 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học - Kết nối tri thức

Hoạt động 2 trang 11 KHTN 9: Lựa chọn một hoạt động nghiên cứu hoặc hoạt động thực hành và viết báo cáo cho hoạt động này.

Quảng cáo

Trả lời:

THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ

1. Cơ sở lí thuyết

a) Công thức tính điện trở: R =UI .

Trong đó U (V) là hiệu điện thế dặt vào hai đầu sợi dây dẫn, I (A) là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.

b) Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng vôn kế. Mắc dụng cụ này song song với dây dẫn cần đo, chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.

c) Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng ampe kế. Mắc dụng cụ này nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.

2. Các bước tiến hành

- Chuẩn bị

+ Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.

+ Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0 - 6V.

+ Một vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất là 0,1V.

+ Một ampe kế có giới hạn đo 1,5V và độ chia nhỏ nhất 0,01A.

+ Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30cm.

+ Một công tắc.

+ Báo cáo theo mẫu đã cho ở cuối bài

- Nội dung thực hành

+ Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, đánh dấu chốt (+) và (-) của vôn kế và ampe kế.

+ Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.

+ Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 – 5V vào hai đầu dây dẫn. Đọc và ghi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với mỗi hiệu điện thế vào bảng kết quả của báo cáo.

3. Kết quả đo

a. Tính trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo

Lựa chọn một hoạt động nghiên cứu hoặc hoạt động thực hành

b. Tính giá trị trung bình cộng của điện trở

Giá trị trung bình của điện trở:

Lựa chọn một hoạt động nghiên cứu hoặc hoạt động thực hành

4. Đánh giá kết quả

Nguyên nhân gây ra sự khác nhau giữa các trị số điện trở vừa tính được là do sai số của dụng cụ đo, sai số khi đọc kết quả đo và sai số khi thực hành.

 

Quảng cáo

Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên