Sắp xếp mức độ hoạt động hoá học của: Na, Fe, H, Cu, Ag

Khoa học tự nhiên 9 Bài 19: Dãy hoạt động hoá học - Kết nối tri thức

Hoạt động trang 92, 93 KHTN 9: Sắp xếp mức độ hoạt động hoá học của: Na, Fe, H, Cu, Ag

Quảng cáo

1. Khảo sát phản ứng của các kim loại Na, Fe, Cu với nước

Chuẩn bị: 1 mẩu kim loại natri bằng hạt đậu xanh, đinh sắt và dây đồng; 2 ống nghiệm đựng nước được đánh số (1), (2), chậu thuỷ tinh dựng nước.

Tiến hành: Cho mẩu natri vào chậu thuỷ tinh đựng nước, đinh sắt vào ống nghiệm (1), dây đồng vào ống nghiệm (2).

(Phản ứng của kim loại natri với nước xem Hình 18.5, Bài 18).

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau:

Dựa vào khả năng phản ứng với nước, có thể chia các kim loại natri, đồng và sắt thành mấy nhóm? So sánh mức độ hoạt động hoá học của các nhóm kim loại này.

2. Khảo sát phản ứng của kim loại Fe, Cu với dung dịch acid

Chuẩn bị: đinh sắt, dây đồng, hai ống nghiệm đựng cùng một lượng dung dịch HCl cùng nồng độ.

Tiến hành: Cho đinh sắt, dây đồng vào từng ống nghiệm riêng biệt đựng dung dịch HCl.

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Hãy cho biết kim loại nào phản ứng được với dung dịch HCl (đẩy được hydrogen ra khỏi acid).

b) So sánh mức độ hoạt động hoá học của sắt, đồng với hydrogen.

c) So sánh mức độ hoạt động hoá học của sắt với đồng.

Sắp xếp mức độ hoạt động hoá học của: Na, Fe, H, Cu, Ag

3. So sánh mức độ hoạt động hoá học của kim loại Ag và Cu

Chuẩn bị: dây đồng, dung dịch AgNO3 2%; ống nghiệm, panh.

Tiến hành: Dùng panh kẹp dây đồng đã được uốn thành hình lò xo đưa vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 2%.

Sắp xếp mức độ hoạt động hoá học của: Na, Fe, H, Cu, Ag

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Mô tả hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) So sánh mức độ hoạt động của kim loại đồng và bạc. Giải thích.

c) Qua ba thí nghiệm ở trên, hãy sắp xếp mức độ hoạt động hoá học của các kim loại Na, Fe, Cu, Ag và H thành dãy theo chiều giảm dần.

Trả lời:

1. Khảo sát phản ứng của các kim loại Na, Fe, Cu với nước

Dựa vào khả năng phản ứng với nước, có thể chia các kim loại natri, đồng và sắt thành hai nhóm:

+ Nhóm 1: Phản ứng được với nước ở điều kiện thường: natri.

+ Nhóm 2: Không phản ứng được với nước ở điều kiện thường: đồng và sắt.

So sánh: Mức độ hoạt động hoá học của nhóm 1 mạnh hơn nhóm 2.

2. Khảo sát phản ứng của kim loại Fe, Cu với dung dịch acid

a) Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch HCl (đẩy được hydrogen ra khỏi acid).

b) Mức độ hoạt động của sắt mạnh hơn hydrogen; mức độ hoạt động của đồng yếu hơn hydrogen.

c) Mức độ hoạt động hoá học của sắt mạnh hơn đồng.

3. So sánh mức độ hoạt động hoá học của kim loại Ag và Cu

a) Hiện tượng:

- Có lớp kim loại trắng bạc bám ngoài dây đồng.

- Dung dịch chuyển dần từ không màu sang màu xanh.

Phương trình hoá học:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

b) Mức độ hoá học của đồng mạnh hơn bạc. Do đồng đẩy được bạc ra khỏi muối.

c) Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại và H giảm dần theo thứ tự:

Na, Fe, H, Cu, Ag.

Quảng cáo

Lời giải KHTN 9 Bài 19: Dãy hoạt động hoá học hay khác:

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên