Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 12.
Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia
1. Công pháp quốc tế về dân cư
- Dân cư là tổng hợp những người dân sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó.
Dân cư (minh họa)
- Nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư:
+ Chế độ pháp lí đối với công dân công dân nước sở tại: có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật quốc gia;
+ Chế độ pháp lí với người nước ngoài: được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia, đặc biệt trong một số trường hợp được hưởng chế độ tối huệ quốc và chế độ có đi có lại;
+ Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép cá nhân bị quốc gia mình mang quốc tịch truy nã vì lí do chính trị;
+ Bảo hộ công dân là hoạt động của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nước mình cư trú ở nước ngoài. Thông thường, Bộ Ngoại giao là cơ quan có trách nhiệm bảo hộ công dân.
2. Công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia
a. Lãnh thổ
- Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một quốc gia. Cụ thể: Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và tuyệt đối, không chia sẻ được thể hiện trên hai phương diện: phương diện quyền lực và phương diện vật chất.
b. Biên giới quốc gia
- Biên giới quốc gia: là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng không gian theo quy chế quốc tế. Ranh giới này hoặc là đường ranh giới được ghi nhận trên bản đồ và được đánh dấu trên thực địa hoặc là mặt thẳng đứng đi qua đường ranh giới nói trên xác định giới hạn bên ngoài của lãnh thổ quốc gia. Đây chính là giới hạn không gian của quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.
- Biên giới quốc gia bao gồm: biên giới trên bộ; biên giới trên biển; biên giới trên không và biên giới lòng đất.
Biên giới trên bộ được đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống cột mốc quốc gia
3. Công pháp quốc tế về các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia
- Các vùng biển thuộc chủ quyền là các vùng biển nằm phía trong đường biên giới quốc gia trên biển, quốc gia ven biển có quyền thực thi quyền chủ quyền đối với vùng biển này như lãnh thổ đất liền; bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải.
- Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền đối với Vùng tiếp giáp lãnh hải; Vùng đặc quyền kinh tế; Thềm lục địa.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết KTPL 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Lý thuyết KTPL 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập
Lý thuyết KTPL 12 Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Giáo dục KTPL 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST