Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 65 Kết nối tri thức

Với Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 65 trong Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 65.

Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 65 Kết nối tri thức

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Luyện tập 2 trang 65 KTPL 12: Các chủ thể dưới đây đã thực hiện quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về nộp thuế? Hãy nêu nội dung cụ thể của quy định đó.

a. Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, chị G (kế toán của Công ty A) có một số thắc mắc về thủ tục nộp hồ sơ khai thuế qua giao dịch điện tử nên đã liên hệ với Chi cục thuế địa phương đề nghị hỗ trợ và được cán bộ tại đây hướng dẫn, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết.

b. Sau khi nộp đủ các khoản tiền thuế theo quy định của pháp luật, anh T đã gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lí thuế địa phương xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước và được cơ quan quản lí thuế gửi thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.

c. Chị B kinh doanh online trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử. Trong quá trình kinh doanh, chị B luôn ghi chép đầy đủ các hoạt động mua bán của mình để làm căn cứ khai thuế với cơ quan chức năng.

d. Ngay từ khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình C đã kí hợp đồng với Công ty Dịch vụ M để được hỗ trợ các thủ tục về kế toán và thuế.

Lời giải:

- Trường hợp a.

+ Quyền và nghĩa vụ chủ thể đã thực hiện: Chị G đã thực hiện quyền được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; quyền được tiếp cận thông tin về nộp thuế.

+ Nội dung cụ thể: Người nộp thuế có quyền được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

- Trường hợp b.

+ Quyền và nghĩa vụ chủ thể đã thực hiện: Anh T đã thực hiện quyền yêu cầu cơ quan quản lí thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

+ Nội dung cụ thể: Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lí thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Quảng cáo

- Trường hợp c.

+ Quyền và nghĩa vụ chủ thể đã thực hiện: Chị B thực hiện nghĩa vụ ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

+ Nội dung cụ thể: Người nộp thuế có nghĩa vụ ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

- Trường hợp d.

+ Quyền và nghĩa vụ chủ thể đã thực hiện: Hộ gia đình C đã thực hiện quyền được kí hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế.

+ Nội dung cụ thể: Người nộp thuế có quyền kí hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lí làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lí thuế, đại lí làm thủ tục hải quan.

Luyện tập 3 trang 65 KTPL 12: Chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và nộp thuế? Hành vi vi phạm đó có thể dẫn tới những hậu quả gì?

a. Công ty của chị P kinh doanh dịch vụ nhuộm vải, quần áo. Do muốn giảm chi phí sản xuất nên chị P đã không xây dựng hệ thống xử lí chất thải. Các chất thải của công ty được thải trực tiếp ra sông, gây ô nhiễm trầm trọng.

b. Ông K và ông V đều mở cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp. Cửa hàng của hai ông đều bán một số thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi cán bộ cơ quan chức năng kiểm tra thì chỉ xử phạt ông K, còn ông V được bỏ qua vì ông có mối quan hệ với cán bộ kiểm tra.

c. Từ năm 2019 đến năm 2023, ông H đã sử dụng tư cách pháp nhân của Công ty M để kí kết, thực hiện 9 hợp đồng thi công xây dựng ở địa phương và thu về tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng. Tuy nhiên, Công ty M không xuất hoá đơn giá trị gia tăng, không thực hiện mở, ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định, không kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp cho ngân sách nhà nước. Ông H đã làm thủ tục rút toàn bộ số tiền đã được thanh toán ra khỏi tài khoản của Công ty M để sử dụng chi trả chi phí của công trình và chi tiêu cá nhân.

Lời giải:

Quảng cáo

- Trường hợp a.

+ Chủ thể vi phạm: Chị P vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiêncủa công dân trong kinh doanh.

+ Hậu quả: Gây ô nhiễm nguồn nước, huỷ diệt các loài động vật sống dưới nước; gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, cuộc sống, sản xuất của mọi người; khiến chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí;...

- Trường hợp b.

+ Chủ thể vi phạm:

▪ Ông K và ông V vi phạm nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật trong kinh doanh.

▪ Cán bộ cơ quan chức năng vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh.

+ Hậu quả: Gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tính mạng mọi người; gây ô nhiễm môi trường; ảnh hưởng tiêu cực đến các loài động, thực vật; ảnh hưởng tiêu cực đến tính nghiêm minh của pháp luật và uy tín của cơ quan chức năng; khiến chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính;...

- Trường hợp c.

+ Chủ thể vi phạm: Ông H và Công ty M đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.

+ Hậu quả: Gây thất thoát cho ngân sách nhà nước; khiến ông H và Công ty M phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định.

Quảng cáo

Lời giải KTPL 12 Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên