Toán tử trong C



Toán tử là một biểu tượng mà nói với trình biên dịch thực hiện một phép toán học nhất định hoặc thao tác hợp lý. Ngôn ngữ C có sẵn rất nhiều toán tử và cung cấp các kiểu toán tử sau đây:

  • Toán tử số học

  • Toán tử quan hệ

  • Toán tử logic

  • Toán tử so sánh bit

  • Toán tử gán

  • Toán tử hỗn hợp

Bài hướng dẫn sẽ giải thích toán tử số học, quan hệ, logic, so sánh bit, gán và các toán tử khác, từng loại một.

Toán tử số học trong C

Bảng dưới đây chỉ ra tất cả các toán tử số học được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C. Giả sử biến A có giá trị 10 và biến B có giá trị 20:

Hiển thị ví dụ

Toán tử Miêu tả Ví dụ
+ Thêm hai toán hạng A + B sẽ cho kết quả là 30
- Trừ giá trị toán hạng hai từ toán hạng đầu A - B sẽ cho kết quả là -10
* Nhân hai toán hạng A * B sẽ cho kết quả là 200
/ Chia lấy phần nguyên hai toán hạng B / A sẽ cho kết quả là 2
% Chia lấy phần dư B % A sẽ cho kết quả là 0
++ Lượng gia giá trị toán hạng thêm 1 đơn vị A++ sẽ cho kết quả là 11
-- Lượng giảm giá trị toán hạng một đơn vị A-- sẽ cho kết quả là 9
Quảng cáo

Toán tử quan hệ

Bảng dưới đây chỉ ra tất cả các toán tử quan hệ được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C. Giả sử rằng biến A có giá trị 10 và biến B có giá trị 20, ta có:

Hiển thị ví dụ

Toán tử Miêu tả Ví dụ
== Kiểm tra nếu 2 toán hạng bằng nhau hay không. Nếu bằng thì điều kiện là true. (A == B) là không đúng.
!= Kiểm tra 2 toán hạng có giá trị khác nhau hay không. Nếu không bằng thì điều kiện là true. (A != B) là true.
> Kiểm tra nếu toán hạng bên trái có giá trị lớn hơn toán hạng bên phải hay không. Nếu lớn hơn thì điều kiện là true. (A > B) là không đúng.
< Kiểm tra nếu toán hạng bên trái nhỏ hơn toán hạng bên phải hay không. Nếu nhỏ hơn thì là true. (A < B) là true.
>= Kiểm tra nếu toán hạng bên trái có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị của toán hạng bên phải hay không. Nếu đúng là true. (A >= B) là không đúng.
<= Kiểm tra nếu toán hạng bên trái có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng toán hạng bên phải hay không. Nếu đúng là true. (A <= B) là true.

Toán tử logic

Bảng dưới đây chỉ rõ tất cả các toán tử logic được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C. Giả sử biến A có giá trị 1 và biến B có giá trị 0:

Hiển thị ví dụ

Toán tử Miêu tả Ví dụ
&& Được gọi là toán tử logic AND (và). Nếu cả hai toán tử đều có giá trị khác 0 thì điều kiện trở lên true. (A && B) là false.
|| Được gọi là toán tử logic OR (hoặc). Nếu một trong hai toán tử khác 0, thì điều kiện là true. (A || B) là true.
! Được gọi là toán tử NOT (phủ định). Sử dụng để đảo ngược lại trạng thái logic của toán hạng đó. Nếu điều kiện toán hạng là true thì phủ định nó sẽ là false. !(A && B) là true.

Toán tử so sánh bit

Toán tử so sánh bit làm việc trên đơn vị bit, tính toán biểu thức so sánh từng bit. Bảng dưới đây về &, |, và ^ như sau:

pqp & qp | qp ^ q
0 0 0 0 0
0 1 0 1 1
1 1 1 1 0
1 0 0 1 1
Quảng cáo

Giả sử nếu A = 60; và B = 13; thì bây giờ trong định dạng nhị phân chúng sẽ là như sau:

A = 0011 1100

B = 0000 1101

-----------------

A&B = 0000 1100

A|B = 0011 1101

A^B = 0011 0001

~A  = 1100 0011

Các toán tử so sánh bit được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C được liệt kê trong bảng dưới đây. Giá sử ta có biến A có giá tri 60 và biến B có giá trị 13, ta có:

Hiển thị ví dụ

Toán tử Miêu tả Ví dụ
& Toán tử AND (và) nhị phân sao chép một bit tới kết quả nếu nó tồn tại trong cả hai toán hạng. (A & B) sẽ cho kết quả là 12, tức là 0000 1100
| Toán tử OR (hoặc) nhị phân sao chép một bit tới kết quả nếu nó tồn tại trong một hoặc hai toán hạng. (A | B) sẽ cho kết quả là 61, tức là 0011 1101
^ Toán tử XOR nhị phân sao chép bit mà nó chỉ tồn tại trong một toán hạng mà không phải cả hai. (A ^ B) sẽ cho kết quả là 49, tức là 0011 0001
~ Toán tử đảo bit (đảo bit 1 thành bit 0 và ngược lại). (~A ) sẽ cho kết quả là -61, tức là 1100 0011.
<< Toán tử dịch trái. Giá trị toán hạng trái được dịch chuyển sang trái bởi số các bit được xác định bởi toán hạng bên phải. A << 2 sẽ cho kết quả 240, tức là 1111 0000 (dịch sang trái hai bit)
>> Toán tử dịch phải. Giá trị toán hạng trái được dịch chuyển sang phải bởi số các bit được xác định bởi toán hạng bên phải. A >> 2 sẽ cho kết quả là 15, tức là 0000 1111 (dịch sang phải hai bit)

Toán tử gán

Đây là những toán tử gán được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C:

Hiển thị ví dụ

Toán tử Miêu tả Ví dụ
= Toán tử gán đơn giản. Gán giá trị toán hạng bên phải cho toán hạng trái. C = A + B sẽ gán giá trị của A + B vào trong C
+= Thêm giá trị toán hạng phải tới toán hạng trái và gán giá trị đó cho toán hạng trái. C += A tương đương với C = C + A
-= Trừ đi giá trị toán hạng phải từ toán hạng trái và gán giá trị này cho toán hạng trái. C -= A tương đương với C = C - A
*= Nhân giá trị toán hạng phải với toán hạng trái và gán giá trị này cho toán hạng trái. C *= A tương đương với C = C * A
/= Chia toán hạng trái cho toán hạng phải và gán giá trị này cho toán hạng trái. C /= A tương đương với C = C / A
%= Lấy phần dư của phép chia toán hạng trái cho toán hạng phải và gán cho toán hạng trái. C %= A tương đương với C = C % A
<<= Dịch trái toán hạng trái sang số vị trí là giá trị toán hạng phải. C <<= 2 tương đương với C = C << 2
>>= Dịch phải toán hạng trái sang số vị trí là giá trị toán hạng phải. C >>= 2 tương đương với C = C >> 2
&= Phép AND bit C &= 2 tương đương với C = C & 2
^= Phép OR loại trừ bit C ^= 2 tương đương với C = C ^ 2
|= Phép OR bit. C |= 2 tương đương với C = C | 2

Các toán tử hỗn hợp ↦ sizeof & ternary

Có một số toán tử hỗn hợp quan trọng là sizeof? : được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C.

Hiển thị ví dụ

Toán tử Miêu tả Ví dụ
sizeof() Trả lại kích cỡ của một biến sizeof(a), với a là integer, thì sẽ trả lại kết quả là 4.
& Trả lại địa chỉ của một biến. &a; sẽ cho địa chỉ thực sự của biến a.
* Trỏ tới một biến. *a; sẽ trỏ tới biến a.
? : Biểu thức điều kiện Nếu điều kiện là true ? thì giá trị X : Nếu không thì giá trị Y

Thứ tự ưu tiên toán tử trong C

Thứ tự ưu tiên toán tử trong C xác định cách biểu thức được tính toán. Ví dụ, toán tử nhân có quyền ưu tiên hơn toán tử cộng, và nó được thực hiện trước.

Ví dụ, x = 7 + 3 * 2; ở đây, x được gán giá trị 13, chứ không phải 20 bởi vì toán tử * có quyền ưu tiên cao hơn toán tử +, vì thế đầu tiên nó thực hiện phép nhân 3 * 2 và sau đó thêm với 7.

Bảng dưới đây liệt kê thứ tự ưu tiên của các toán tử. Các toán tử với quyền ưu tiên cao nhất xuất hiện trên cùng của bảng, và các toán tử có quyền ưu tiên thấp nhất thì ở bên dưới cùng của bảng. Trong một biểu thức, các toán tử có quyền ưu tiên cao nhất được tính toán đầu tiên.

Hiển thị ví dụ

Loại  Toán tử  Thứ tự ưu tiên 
Postfix  () [] -> . ++ - -   Trái sang phải 
Unary  + - ! ~ ++ - - (type)* & sizeof  Phải sang trái 
Tính nhân  * / %  Trái sang phải 
Tính cộng  + -  Trái sang phải 
Dịch chuyển  << >>  Trái sang phải 
Quan hệ  < <= > >=  Trái sang phải 
Cân bằng  == !=  Trái sang phải 
Phép AND bit  Trái sang phải 
Phép XOR bit  Trái sang phải 
Phép OR bit  Trái sang phải 
Phép AND logic  &&  Trái sang phải 
Phép OR logic  ||  Trái sang phải 
Điều kiện  ?:  Phải sang trái 
Gán  = += -= *= /= %=>>= <<= &= ^= |=  Phải sang trái 
Dấu phảy  Trái sang phải 

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bạn có thể mua thêm khóa học JAVA CORE ONLINE VÀ ỨNG DỤNG cực hay, giúp các bạn vượt qua các dự án trên trường và đi thực tập Java. Khóa học có giá chỉ 300K, nhằm ưu đãi, tạo điều kiện cho sinh viên cho thể mua khóa học.

Nội dung khóa học gồm 16 chuơng và 100 video cực hay, học trực tiếp tại https://www.udemy.com/tu-tin-di-lam-voi-kien-thuc-ve-java-core-toan-tap/ Bạn nào có nhu cầu mua, inbox trực tiếp a Tuyền, cựu sinh viên Bách Khoa K53, fb: https://www.facebook.com/tuyen.vietjack

Follow facebook cá nhân Nguyễn Thanh Tuyền https://www.facebook.com/tuyen.vietjack để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile.... mới nhất của chúng tôi.

Các bài học lập trình C phổ biến khác tại VietJack: