Giải Lịch sử 10 trang 135 Kết nối tri thức

Với Giải Lịch sử 10 trang 135 trong Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử 10 trang 135.

Giải Lịch sử 10 trang 135 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 135 Lịch Sử 10: Hãy kể tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Quảng cáo

Lời giải:

- Tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh:

+ Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu; Tết Hàn thực; Tết Trung thu…

+ Lễ hội Đền Hùng; Lễ hội Đền Gióng;…

+ Lễ cày Tịch điền

+ Hội Chọi trâu Đồ Sơn…

- Tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc thiểu số:

+ Lễ tế thần, lễ hội cơm mới; lễ cúng bản, cúng mường…

+ Lễ cấp sắc của người Dao

+….

Lưu ý: Học sinh trình bày theo hiểu biêt của bản thân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 1 trang 135 Lịch Sử 10: Lập sơ đồ về các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ Việt Nam. Kể tên một số dân tộc thuộc từng nhóm ngôn ngữ đó.

Quảng cáo


Lời giải:

(*) Sơ đồ tham khảo

Lập sơ đồ về các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ Việt Nam. Kể tên một số dân tộc thuộc từng nhóm ngôn ngữ đó

Luyện tập 2 trang 135 Lịch Sử 10: Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất. tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.

Quảng cáo

Lời giải:

(*) Bảng thông tin: về một số nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam


Người Kinh

Các dân tộc thiểu số

Đời sống

Vật chất

Văn hóa ăn

- Bữa ăn truyền thống bao gồm cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm…; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây

- Ngày nay, thực đơn bữa ăn chính của các gia đình đã đa dạng hơn.

- Thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số cũng chủ yếu ăn cơm với rau, cá. 

- Cách ăn và chế biến đồ ăn cũng có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.

Trang phục

- Trang phục thường ngày gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài chi tiết phụ khác như: mũ, khăn, giày, dép... 

- Hiện nay, người Kinh ở các vùng miền thường mặc âu phục.

- Thường được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,...

- Có sự khác biệt về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc giữa các dân tộc, các vùng miền

- Người dân ưa dùng trang sức


Nhà ở

- Nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.

- Kiến trúc nhà ở thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.

- Chủ yếu là nhà sàn.

- Cư dân một số dân tộc ở nhà trệt (đất) hoặc nhà nửa sàn nửa trệt.

Phương tiện

đi lại

- Đa dạng các loại hình và phương tiện giao thông.

- Chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi. 

- Thuần dưỡng gia súc và sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại, vận chuyển đồ đạc

Đời sống

Tinh thần

Tín ngưỡng

- Tín ngưỡng đa thần

- Tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất

- Tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo,...

Tôn giáo

- Tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành,...

Phong tục,

tập quán,

lễ hội

- Thực hành nhiều phong tục, tập quán liên quan đến chu kì vòng đời và chu kì thời gian/thời tiết 

- Hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú

- Quy mô lễ hội đa dạng, từ các lễ hội của cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, quốc gia, quốc tế.

- Lễ hội chủ yếu được tổ chức với quy mô làng bản và tộc người. Một số lễ hội liên quan đến cộng đồng cư dân - dân tộc cư trú tại một vài làng/bản trong một khu vực.

Vận dụng trang 135 Lịch Sử 10: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu khái quát về các dân tộc ở địa phương em (huyện/thị, xã). Em nhận thấy đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở địa phương em trong những năm gần đây có thay đổi gì nổi bật?

Quảng cáo

Lời giải:

* Giới thiệu khái quát các dân tộc ở tỉnh Cao Bằng:

- Tỉnh Cao Bằng hiện có sự cư trú của 28 dân tộc, như: Tày (chiếm khoảng 42.54% dân số), Nùng (chiếm 32.86% dân số), Dao (chiếm 9.63% dân số), Mông (chiếm 8.45% dân số); Kinh (chiếm 4.68% dân số); Sán Chay (1.23% dân số), Lô Lô (0.39% dân số); Hoa (0.033% dân số); Ngái (0.013% dân số) và 0.15% dân số thuộc các dân tộc khác.

* Cảm nhận: Đời sống vật chất và tinh thần cua cộng đổng các dân tộc ở Cao Bằng trong những năm gần đây có sự thay đổi theo hướng hiện đại hơn. Ví dụ:

- Đời sống vật chất:

+ Trang phục thường ngày của người dân chủ yếu là âu phục với: quần âu; áo phông, áo sơ mi… Ki vào dịp lễ hội, đồng bào các dân tộc thường mặc trang phục truyền thống

+ Cơ cấu bữa ăn phong phú, đa dạng hơn.

+ Nhà ở chủ yếu được xây bằng gạch, kiên cố hơn

+ Phương tiện đi lại chủ yếu là: xe đạp, xe máy… (ở vùng núi cao: vẫn tồn tại phương thức di chuyển bằng ngựa, trâu, bò… nhưng ít, không phổ biến).

- Đời sống tinh thần:

+ Nhiều lễ hôi, phong tục, tập quán vẫn được duy trì, như: lễ hội Lồng Tồng của đồng bào dân tộc Tày – Nùng; Lễ hội rước Mẹ Trăng của dân tộc Tày; lễ cúng ma khô của dân tộc Lô Lô…

+ Giảm thiểu các hủ tục như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết; cúng bái ma rừng khi bị ốm đau…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên