Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 12 (có đáp án): Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Với 34 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 12 (có đáp án): Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Câu 1. Năm 1911, Phan Bội Châu đã trở về

Quảng cáo

A. Việt Nam.

B. Liên Xô.

C. Trung Quốc.  

D. Thái Lan.

Câu 2. Đầu thế kỷ XX, nhân vật tiên phong tìm đến trào lưu dân chủ tư sản để cứu nước là

A. Phan Bội Châu.

B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Nguyễn Đức Cảnh.

D. Ngô Bội Phụ.

Quảng cáo

Câu 3. Mục đích thực hiện các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu là

A. thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế.

B. giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.

C. cải cách kinh tế xã hội ở Việt Nam. 

D. nhằm liên kết với cách mạng các nước.

Câu 4. Trong những năm ở Pháp giai đoạn 1911 - 1925, Phan Châu Trinh đã có hoạt động đối ngoại nào sau đây?

A. Viết báo, diễn thuyết để thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam.

B. Sáng lập Hội Chấn Hoa Hưng Á và nhiều tổ chức chính trị khác.

C. Tố cáo và lên án Chính phủ Pháp cùng chính phủ các nước phương Tây.

D. Tổ chức phong trào Đông du, tham gia các hoạt động của Đảng Xã hội Pháp.

Câu 5. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc là những nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu thực hiện

Quảng cáo

A. những hoạt động đối ngoại bước đầu.

B. những hoạt động ngoại giao chính thức.

C. các hoạt động ngoại giao với các nước.

D. các hoạt động đối ngoại chính thức.

Câu 6. Trong giai đoạn 1921 - 1930, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập

A. Hội Liên hiệp thuộc địa.

B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Đông Nam Á.

C. Hội Liên hiệp các nước thuộc địa và phụ thuộc châu Á.

D. Hội Liên hiệp các quốc gia bị áp bức ở Đông Á.

Câu 7. Trong giai đoạn từ năm 1923 đến năm 1927 Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện các hoạt động đối ngoại ở đâu?

A. Ấn Độ. 

B. Liên Xô.

C. Thái Lan. 

D. Tây Âu.

Quảng cáo

Câu 8. Một trong những tổ chức mà Nguyễn Ái Quốc đã gia nhập trong quá trình tìm đường cứu nước (1911-1941) là

A. Đảng xã hội Pháp.

B. Đảng Bảo thủ Anh.

C. Đảng Cộng sản Đức. 

D. Đảng Dân chủ Mỹ.

Câu 9. Người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam là

A. Phan Bội Châu.

B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Nguyễn Đức Cảnh.

D. Ngô Bội Phu.

Câu 10. Một trong những nội dung là mục đích của Nguyễn Tất Thành khi quyết định sang Pháp năm 1911

A. nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin tìm đường cứu nước.

B. tạo mối liên kết giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.

C. tìm hiểu về nước Pháp, sau đó trở về giúp đồng bào.

D. thành lập các tổ chức cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa.

Câu 11. Sự kiện nào sau đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam?

A. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế ba (1920).

B. Gửi bản yêu sách của Nhân dân An Nam (1919).

C. Đọc được bản Luận cương của Lênin (1920).

D. Tham gia hợp nhất các tổ chức cộng sản (1930).

Câu 12. Một trong những điểm tương đồng trong các hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu là ở

A. kết quả.

B. mục tiêu.

C. hướng đi. 

D. nhận thức.

Câu 13. Một trong những điểm khác trong các hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Phan Châu Trinh là

A. mục tiêu. 

B. mục đích.

C. đối tượng.

D. kết quả.

Câu 14. Một trong những nội dung thể hiện sự khác biệt về đối tượng của các hoạt động đối ngoại giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc là

A. Nguyễn Ái Quốc đi sang phương Tây.

B. Phan Bội Châu trông cậy vào Nhật Bản.

C. không có sự ảo tưởng vào thực dân Pháp.  

D. khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản.

Câu 15. Một trong những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930-1945 là

A. quyên góp giúp đỡ Nhân dân thế giới.

B. đưa bộ đội tình nguyện vào chiến đấu.

C. thành lập Mặt trận Tổ quốc các cấp.

D. gửi đơn xin gia nhập Hội quốc liên.

Câu 16. Những hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong giai đoạn (1942-1945) có tác dụng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

A. Tranh thủ sự ủng hộ đối với cách mạng Việt Nam.

B. Tập hợp nông dân đứng dưới ngọn cờ của Đảng.

C. Thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân.

D. Xu thế cách mạng vô sản đã thắng thế hoàn toàn.

Câu 17. Những cuộc tiếp xúc giữa đại diện của Mặt trận Việt Minh với Mỹ từ sau ngày 9-3-1945 có tác dụng đối với cách mạng Việt Nam là

A. Mỹ đã cung cấp một phần hậu cần.

B. nhận được sự công nhận từ bên ngoài.

C. đã chuẩn bị xây dựng khu giải phóng.

D. chính phủ tay sai Nhật hoang mang.

Câu 18. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mở các cơ quan đại diện ở:

A. châu Phi  

B. châu Mỹ.

C. châu Úc.  

D. châu Á.

Câu 19. Một trong những quốc gia mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950 là

A. Trung Quốc. 

B. CuBa.

C. Ai Cập. 

D. Ấn Độ.

Câu 20. Liên minh Việt-Miên-Lào (1951) là

A. liên minh tự nguyện của ba nước Đông Dương.

B. tổ chức hợp tác kinh tế, chính trị Đông Dương.

C. liên minh quân sự của ba nước Đông Dương.

D. chức hợp tác phát triển của Đông Dương.

Câu 21. Hội nghị Giơ-ne-vơ (1954) được triệu tập để giải quyết vấn đề nào sau đây?

A. Đông Đức. 

B. Đông Dương.

C. Cam-pu-chia. 

D. Trung Đông.

Câu 22. Hiệp định Sơ-bộ (6/3/1946), Pháp đã công nhận Việt Nam là quốc gia

A. độc lập.

B. tự do.

C. dân chủ.

D. dân quyền.

Câu 23: Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp văn kiện nào sau đây?

A. Tạm ước. 

B. Khế ước.

C. Công ước.

D. Hiệp ước.

Câu 24. Một trong những nội dung của quyền dân tộc cơ bản là

A. độc lập.

B. bình đẳng.

C. hạnh phúc.

D. công bằng.

Câu 25. Nội dung nào sau đây là mục đích của các hoạt động đối ngoại mà nước Việt  Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày 19/12/1946?

A. Tranh thủ, tập trung phát triển kinh tế đất nước.

B. Xin gia nhập vào các tổ chức hòa bình quốc tế.

C. Yêu cầu các nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

D. Để tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

Câu 26. Trong thời kì 1954 - 1975, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung phục vụ sự nghiệp nào sau đây?

A. Bảo vệ miền Bắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C. Bảo vệ và thống nhất chủ nghĩa xã hội.

D. Thống nhất đất nước bằng con đường hoà bình.

Câu 27. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Việt Nam chủ yếu củng cố, phát triển quan hệ với

A. Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Trung Quốc, Liên Xô và các nước Tây Âu.

C. Liên Xô và các nước Đông Nam Á.

D. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Câu 28. Một trong những nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1965-1975 là

A. đòi Mỹ, Diệm thi hành Hiệp định Pa-ri.   

B. tố cáo tội ác của chiến tranh xâm lược.

C. đòi quyền tự do dân sinh và dân chủ.  

D. bảo vệ các chủ quyền trên biển Đông.

Câu 29. Nội dung nào sau đây là mục đích của các hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành trong giai đoạn 1954-1960?

A. đòi Mỹ, Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

B. tố cáo tội ác của chính quyền Sài Gòn gây ra.

C. đấu tranh đòi quyền tự do dân sinh và dân chủ.  

D. bảo vệ biên giới giữa hai miền là vĩ tuyến 17.

Câu 30. Hội nghị Pa-ri (1969-1973) được tổ chức với mục đích nào sau đây?

A. Chống lại âm mưu xâm lược bán đảo Đông Dương.

B. Thiết lập liên minh giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Tìm giải pháp kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam.

D. Thương lượng để kết thúc cuộc khủng hoảng tên lửa.

Câu 31. Đâu là kết quả mà cách mạng Việt Nam đạt được khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954?

A. Thống nhất đất nước.

B. Miền Bắc giải phóng.

C. Miền Nam giải phóng.

D. Đánh bại đế quốc Mỹ.

Câu 32: Đâu là kết quả mà cách mạng Việt Nam đạt được khi ký Hiệp định Pa-ri năm 1973?

A. Đánh bại hoàn toàn đế quốc Mỹ.

B. So sánh lực lượng có lợi cho ta.

C. Thống nhất đất nước về lãnh thổ.  

D. Nhận được sự viện trợ lớn từ Nhật.

Câu 33. Từ thắng lợi của Việt Nam trong Hội nghị Pa-ri (1973), Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm gì cho đường lối ngoại giao hiện nay?

A. Thực hiện đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ.

B. Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các cường quốc.

C. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

D. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

Câu 34: Nội dung nào sau đây là hạn chế trong Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đã được khắc phục trong Hiệp định Pa-ri 1973?

A. Chuyển quân, tập kết. 

B. Ba lực lượng chính trị.

C. Hai vùng kiểm soát.  

D. Giám sát quốc tế.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên