Giải Lịch sử 7 trang 29 Chân trời sáng tạo
Với lời Giải Lịch sử 7 trang 29 trong Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử lớp 7 trang 29.
Giải Lịch sử 7 trang 29 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 1 trang 29 Lịch Sử lớp 7: Tại sao nhà Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc?
Trả lời:
- Nhà Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc vì dưới thời kì này, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu lớn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa.
Về chính trị:
+ Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương
+ Nhiều khoa thi được mở ra để triều đình tuyển chọn người tài làm quan
+ Nhà Đường tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ. Đến cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường gần gấp đôi nhà Hán.
Về kinh tế:
+ Nông nghiệp dưới thời Đường phát triển mạnh mẽ, thóc lúa đầy kho, trâu bò đầy đồng do nhà nước ban hành những chính sách phát triển nông nghiệp như: miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
+ Thủ công nghiệp phát triển: nhiều sản phẩm thủ công nổi tiếng thế giới, như: gốm sứ, tơ lụa
+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới.
Về văn hóa: đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là trên lĩnh vực thơ ca, với hơn 2000 nhà thơ và hơn 50.000 tác phẩm.
Luyện tập 2 trang 29 Lịch Sử lớp 7: Lập bảng thống kê về sự phát triển kinh tế thời Đường và thời Minh – Thanh. Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh – Thanh so với thời Đường là gì?
Lĩnh vực |
Thời Đường |
Thời Minh - Thanh |
Nông nghiệp |
|
|
Thủ công nghiệp |
|
|
Thương nghiệp |
|
|
Trả lời:
* Bảng thống kê sự phát triển kinh tế thời Đường:
Lĩnh vực |
Thời Đường |
Thời Minh - Thanh |
Nông nghiệp |
- Nhà nước thi hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp: + Miễn giảm sưu thuế. + Lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. + Chú trọng thủy lợi. - Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, thóc lúa đầy kho, trâu bò đầy đồng. |
- Nhà nước thi hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, như: + Giảm thuế khóa + Chia ruộng cho nông dân + Chú trọng công tác thủy lợi - Nhân dân Trung Quốc áp dụng luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây trồng mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc hoặc chè, bông… |
Thủ công nghiệp |
- Nhiều sản phẩm thủ công nổi tiếng thế giới, như: gốm sứ, tơ lụa |
- Phát triển đa dạng. - Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, hình thành nên những khu vực chuyên môn hóa sản xuất. |
Thương nghiệp |
- Buôn bán trong và ngoài nước phát triển. - Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế |
- Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ. |
* Điểm khác biệt nhất của kinh tế thời Minh – Thanh so với kinh tế thời Đường đó là: mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.
Vận dụng 3 trang 29 Lịch Sử lớp 7: Thời Minh – Thanh, trấn Cảnh Đức (giang Tây) trở thành kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Em hãy sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet, viết 1 bài khoảng 15 dòng, giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức. (gợi ý tham khảo web: http:/nghethuatxua.com/lich-su-phat-trien-va-quy-trinh-sn-xuat-do-su-canh-duc-tran).
Trả lời:
- Cảnh Đức Trấn, thành phố ở phía đông Trung Quốc, thuộc tỉnh Giang Tây, được coi là thủ phủ gốm sứ của Trung Quốc.
- Gốm được sản xuất ở Cảnh Đức Trấn từ cách đây khoảng 2.000 năm, đến thời Đông Tấn, cách đây hơn 1.600 năm thì bắt đầu sản xuất đồ sứ.
- Ở trấn Cảnh Đức vùng đất ven bờ sông chính là nguồn khai thác cao lanh để phục vụ cho việc làm gốm sứ. Sau khi khai thác về, cao lanh được giã nhỏ, nghiền mịn, lọc kỹ, rồi đóng khuôn. Ở Cảnh Đức, người ta dùng cối nước để giã cao lanh. Tương truyền dọc theo các nhánh sông Trường Giang quanh Cảnh Đức Trấn có tới hơn 6 nghìn cối nước giã cao lanh. Trong suốt hơn 1 nghìn năm, người dân Cảnh Đức Trấn đã làm gốm theo phương thức truyền thống này.
- Ngày nay, bên cạnh việc sản xuất gốm truyền thống, Cảnh Đức Trấn còn mở ra nhiều xưởng gốm du lịch dành cho khách tham quan trải nghiệm. Nhiều nghệ sĩ nước ngoài cũng đã đến đây để tìm hiểu thêm về nghề gốm và rèn luyện tay nghề.
- Kỹ thuật sản xuất gốm ở Cảnh Đức Trấn đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Lời giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lịch Sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Lịch Sử 7 Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST