A-ten (Hy Lạp) là một trong những thành phố lớn và lâu đời nhất châu Âu và thế giới

Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Câu hỏi mở đầu trang 170 Chủ đề chung 2 Lịch sử và Địa lí 7: A-ten (Hy Lạp) là một trong những thành phố lớn và lâu đời nhất châu Âu và thế giới. Thời cổ đại, A-ten được coi là “cái nôi” của văn minh phương Tây, cũng là nơi sản sinh ra nền dân chủ. Vậy A-ten và những đô thị phương Tây cổ đại đã hình thành như thế nào? Có điều gì khác biệt so với các đô thị cổ đại phương Đông? Những đô thị cổ đại có mối quan hệ ra sao đối với các nền văn minh ở các khu vực? Giới thương nhân đã có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đô thị châu Âu thời trung đại?

Quảng cáo

Trả lời:

* Sự hình thành của các đô thị cổ đại ở phương Tây

- Ở Hy Lạp và La Mã, do có: nhiều mỏ khoáng sản; đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh... nên thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Kinh tế phát triển đã thúc đẩy quá trình quần tụ dân cư và chuyên môn hóa sản xuất diễn ra sớm, dẫn đến sự hình thành của các đô thị ở Hy Lạp và La Mã.

* Sự khác biệt giữa các đô thị cổ đại ở phương Đông và phương Tây

 

Đô thị ở phương Đông

Đô thị ở phương Tây

Địa bàn hình thành

- Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Âu

- Đô thị được hình thành gắn liền với các hải cảng ở châu Âu

Điều kiện tự nhiên

- Các con sông lớn đã bồi tụ nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, phì nhiêu; khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật

- Đất đai cằn cối

- Nhiều mỏ khoáng sản

- Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió.

Cơ sở kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp phát triển

- Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

* Mối liên hệ giữa các đô thị cổ đại với các nền văn minh ở khu vực

- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

- Vai trò của các đô thị ở phương tây cổ đại:

+ Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước

+ Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh

+ Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn hóa.

* Vai trò của giới thương nhân

- Vai trò của tầng lớp thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:

+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.

+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên