Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)
Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Nhà Lý thành lập và định đô ở Thăng Long
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, thi hành nhiều chính sách tàn bạo.
- Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.
Tượng đài vua Lý Thái Tổ (Hà Nội)
- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long (Hà Nội)
Một đoạn Chiếu dời đô viết bằng chữ Hán và bản dịch
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt.
2. Tình hình chính trị
a. Tổ chức chính quyền
- Ở trung ương:
+ Đứng đầu là vua, ngôi vua theo chế độ cha truyền – con nối
+ Dưới vua là các quan đại thần (quan văn, quan võ) giúp việc
+ Nhà vua cất nhắc những người thân tín nắm giữ các chức vụ cao trong triều đình.
- Ở địa phương:
+ Cả nước được chia thành 24 lộ, phủ, miền núi có các châu.
+ Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện.
+ Đơn vị cấp cơ sở là xã.
b. Xây dựng luật pháp và quân đội
- Năm 1042 ban hành bộ luật thành văn đầu tiên “Hình thư”
- Quân đội:
+ Gồm 2 bộ phận: quân triều đình và quân địa phương.
+ Thực hiện chính “sách ngụ binh ư nông”
c. Chính sách đối nội, đối ngoại
- Đối nội:
+ Thực hiện chính sách mềm dẻo, khôn khéo để củng cố khối đoàn kết dân tộc.
+ Khiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.
- Đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng nhưng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập chủy quyền.
3. Kinh tế - xã hội
a. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp
+ Là ngành kinh tế chủ yếu
+ Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, như: cày ruộng tịch điền; bảo vệ trâu bò; khai khẩn đất hoang; đào đắp kênh mương…
+ Nhiều năm mùa màng bội thu.
Lễ cày tịch điền ở Đọi Sơn (Hà Nam) được tái hiện
- Thủ công nghiệp gồm hai bộ phận:
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân được phát triển như trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức…
+ Thủ công nghiệp nhà nước chuyên việc đúc tiền, chế tạo binh khí, dệt lụa, làm phẩm phục triều đình…
- Thương nghiệp
+ Hình thành các chợ và một số trung tâm trao đổi hàng hóa
+ Quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với Trung Quốc khá phát triển.
Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) xưa
b. Tình hình xã hội
- Giai cấp thống trị:
+ Vua, quan có nhiều đặc quyền trong xã hội.
+ Một số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.
- Giai cấp bị thống trị:
+ Nông dân chiếm đa số dân cư, nhận ruộng đất công làng xã và nộp thuế cho nhà nước
+ Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo
+ Nô tì có địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triều đình và gia đình quan lại.
4. Tình hình văn hoá, giáo dục
a) Tôn giáo
- Phật giáo được tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân.
- Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội.
- Đạo giáo cũng khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.
b) Văn học, nghệ thuật
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
+ Xuất hiện một số tác phẩm có giá trị như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà,...
- Nghệ thuật:
+ Hát chèo, múa rối nước đều phát triển.
+ Các trò chơi dân gian như đá cầu, đấu vật, đua thuyền,… rất được ưa chuộng.
- Kiến trúc - điêu khắc:
+ Một số công trình kiến trúc có quy mô tương đối lớn và độc đáo được xây dựng như cấm thành, chùa Một Cột...
+ Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát.
Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
c) Giáo dục
- Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu.
- Năm 1075, cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lai.
- Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập.
Khuê Văn Các (Văn Miếu – Quốc Tử Giám)
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 - 1407)
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 7 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch Sử 7 Kết nối tri thức
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT