Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)
Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400) sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Sự thành lập nhà Trần
- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, phải dựa vào họ Trần để đánh dẹp các thế lực trống đối.
- Tháng 1/1226, Lý Chiêu Hoàng buộc phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
Đền Trần (Nam Định)
2. Tình hình chính trị
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Củng cố chế độ trung ương tập quyền.
+ Thi hành chính sách cai trị khoan hòa, gần gũi với dân chúng.
+ Hệ thống chính quyền các cấp được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn so với nhà Lý.
+ Cả nước chia thành 12 lộ, phủ; đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã.
- Quân đội:
+ Gồm: quân triều đình, quân các lộ, phủ, quân vương hầu và dân binh các làng xã.
+ Tục thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”.
- Luật pháp:
+ Năm 1341, nhà Trần ban hành bộ Quốc triều hình luật.
+ Các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.
- Đối nội: tăng cường quản lí các địa phương, nhất là khu vực miền núi và biên viễn.
- Ngoại giao:
+ Quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
+ Kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
3. Tình hình kinh tế, xã hội
a) Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp: nhà nước thi hành nhiều chính sách tích cực để phục hồi và phát triển nông nghiệp:
+ Khuyến khích nhân dân khai hoang; cho phép tôn thất lập điền trang.
+ Đắp đê phòng lụt, xây dựng các công trình thủy lợi.
+ Miễn giảm tô thuế.
- Thủ công nghiệp:
+ Các xưởng thủ công của nhà nước chuyên việc đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến....; triều đình trưng dụng thực hànhợ giởi để xây dựng các công trình lớn.
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân phát triển với nhiều làng nghề, phường nghề…
- Thương nghiệp:
+ Hoạt động buôn bán diễn ra ở khắp nơi trong cả nước.
+ Hoạt động buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh.
b) Tình hình xã hội
- Xã hội tiếp tục có sự phân hóa.
- Lực lượng thống trị (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền.
- Lực lượng bị thống trị:
+ Nông dân cày cấy ruộng đất công làng xã; ngày càng có nhiêu người phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ.
+ Số lượng thợ thủ công và thương nhân tăng nhanh
+ Nông nô, nô tì có số lượng khá đông đảo, chuyên phục vụ trong các gia đình quý tộc.
4. Tình hình văn hóa
a) Tư tưởng - văn hóa
- Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế.
- Phật giáo phát triển mạnh mẽ; vua Trần Nhân Tông sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
- Đạo giáo phát triển, hòa nhập với các tín ngưỡng dân gian.
b) Giáo dục
- Quốc Tử Giám được mở rộng.
- Các trường học (trường công, trường tư) xuất hiện ở nhiều địa phương.
- Các kì thi Nho học thời Trần được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn.
Chân dung thầy Chu Văn An (tranh vẽ)
c) Khoa học - kĩ thuật
- Về sử học:
+ Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kỷ - bộ sử đầu tiên của nước ta.
+ Một số bộ sử khác như: Việt sử lược (khuyết danh), Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc,…
- Về quân sư: có các tác phẩm Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn.
- Trong y học: xuất hiện nhiều danh y nổi tiếng, như: Tuệ Tĩnh…
d) Văn học, nghệ thuật
- Văn học: văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển
+ Văn học chữ Hán phản ánh âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị.
+ Văn học chữ Nôm phản ánh cuộc sống bình dân.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: thể hiện rõ nét trong các công trình xây dựng như kinh đô Thăng Long (Hã Nội), thành Tây Đô (Thanh Hoá)...
Quang cảnh tháp Phổ Minh
- Nghệ thuật diễn xướng phát triển với nhiều loại hình như: chèo, tuồng, hát xẩm, múa rối,...
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 - 1407)
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 7 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch Sử 7 Kết nối tri thức
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT