Giải Lịch Sử 9 trang 30 Cánh diều

Với lời giải Lịch Sử 9 trang 30 trong Bài 6: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 Lịch Sử 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 9 trang 30.

Giải Lịch Sử 9 trang 30 Cánh diều

Quảng cáo

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 9: Mô tả những nét chủ yếu về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939.

Mô tả những nét chủ yếu về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào dân chủ

Trả lời:

♦ Hoàn cảnh lịch sử:

- Tình hình thế giới:

+ Từ những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản, đe doạ hoà bình thế giới.

+ Năm 1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành đại hội và chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước để tập hợp lực lượng chống phát xít.

+ Năm 1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, chủ trương nới lỏng các quyền tự do dân chủ ở trong nước và ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

Quảng cáo

- Tình hình trong nước:

+ Chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam không thực hiện chủ trương của Mặt trận nhân dân Pháp, tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, đàn áp nhân dân Việt Nam.

+ Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương:

▪ Chống phát xít và chiến tranh để bảo vệ hoà bình, chống chính quyền thuộc địa để đòi tự do, dân chủ, cơm áo;

▪ Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (năm 1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Thống nhất Đông Dương).

=> Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi trên cả nước với nhiều hình thức.

♦ Diễn biến chính:

- Phong trào Đông Dương đại hội: Năm 1936, được tin Chính phủ Pháp cử phải đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương và Toàn quyền mới sang nhậm chức, Đảng Cộng sản Đông Dương phát động phong trào Đông Dương đại hội: thu thập chữ kí, đưa dân nguyện đòi quyền tự do, dân chủ.

Quảng cáo

- Phong trào mít tinh, biểu tình bãi công:  từ năm 1936, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công đã nổ ra trên cả nước, tiêu biêu là: cuộc tổng bãi công của hơn 2 vạn công nhân mỏ than ở Quảng Ninh (2311-1936); cuộc mít tinh của 2,5 người diễn ra tại khu Đấu Xảo Hà Nội nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1938.

- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí: Đảng cộng sản Đông Dương và các tổ chức chính trị yêu nước đã xuất bản sách, báo để tuyên truyền và đấu tranh, tiêu biểu như báo: Tiền phong, Dân chúng, Nhành lúa, Bạn dân, Tin tức,…

- Đấu tranh nghị trường: Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Thống nhất Đông Dương cử người tranh cử vào Viện Dân biểu Bắc Kì, Trung Kì nhằm gây áp lực buộc chính quyền Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ.

♦ Kết quả:

- Buộc chính quyền thuộc địa Pháp thực hiện một số cải cách dân chủ.

- Từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường đàn áp, phong trào đấu tranh dân chủ chấm dứt.

Quảng cáo

♦ Ý nghĩa:

- Thể hiện vai trò và sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dương, tinh thần yêu nước, đoàn kết và ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

- Lực lượng cách mạng được tập hợp thành đội quân hùng hậu, quần chúng được giác ngộ về chính trị, khối đoàn kết dân tộc được củng cố.

- Để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng mặt trận thống nhất, tổ chức lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp,...

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 9: Nêu tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật.

Nêu tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật

Trả lời:

- Tình hình thế giới: Năm 1939, thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự sụp đổ của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp và Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã tác động tới tình hình Việt Nam.

- Tình hình Việt Nam:

+ Chính trị: Năm 1940, Nhật Bản tiến vào Đông Dương, Pháp - Nhật câu kết cai trị Việt Nam. Nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh "một cổ hai tròng".

+ Xã hội: Pháp - Nhật xoá bỏ các quyền tự do dân chủ, tăng cường bắt lính, đàn áp nhân dân Việt Nam. Nạn đói xảy ra khiến hơn 2 triệu người chết.

+ Kinh tế: Pháp - Nhật cho tăng thuế, vơ vét tài nguyên, thóc, gạo để phục vụ chiến tranh khiến lương thực khan hiếm, giá cả tăng vọt.

+ Văn hóa - tư tưởng: Pháp - Nhật cấm tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, cấm in ấn, tàng trữ các tài liệu cách mạng, đóng cửa các toà soạn báo yêu nước, tiến bộ.

Lời giải bài tập Lịch Sử 9 Bài 6: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên