Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 9.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Quảng cáo

I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ

- Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, thực dân Pháp tăng cường các hoạt động quân sự, gây hấy, chống phá cách mạng Việt Nam. Cụ thể:

+ Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946), thực dân Pháp bội ước, tìm cách phá hoại hiệp định, đẩy mạnh mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Từ tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tấn

công quân sự ở Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội, ...

+ Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao cho quân Pháp giữ trật tự ở Hà Nội.

- Ngày 18-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) quyết định phát động cả nước kháng chiến.

- Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân cả nước đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quảng cáo

II. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng

- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng được thể hiện trong những văn kiện quan trọng như:

+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12-12-1946) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng;

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh;

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (1947) của Tổng Bí thư Trường Chinh.

- Nội dung đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

III. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16

- Từ ngày 19-12-1946 đến tháng 3-1947, quân dân ở các đô thị ở phía bắc vĩ tuyến 16 như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng.... đã tổ chức nhiều trận đánh làm tiêu hao sinh lực quân Pháp.

Quảng cáo

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Chiến sĩ Vệ quốc quân chiến đấu giữ từng căn nhà trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (tháng 12 - 1946)

- Cuộc chiến đấu của quân dân Thủ đô Hà Nội đã giam chân quân Pháp trong gần 2 tháng, tạo điều kiện để các cơ quan của Đảng, Chính phủ rút lui khỏi Hà Nội an toàn.

- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 dã đánh bại ý đồ đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến tại Hà Nội, bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, tạo điều kiện cho cả nước chuyển sang kháng chiến lâu dài.

2. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947

- Tháng 10-1947, Pháp huy động 12 000 quân tiến công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Quảng cáo

- Thực hiện chỉ thị của Đảng phải đập tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp, quân dân Việt Nam đã từng bước đẩy lùi các cuộc tiến công của địch, giành thắng lợi ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, đèo Bông Lau, Đoan Hùng, Khe Lau,... Ngày 19-12-1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.

- Ý nghĩa:

+ Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.

+ Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.

3. Đẩy mạnh kháng chiến toàn diện

Chính trị

- Chính phủ quyết định chia cả nước thành 14 khu hành chính - quân sự. Các Uỷ ban Hành chính chuyển thành Uỷ ban Kháng chiến hành chính, thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.

- Năm 1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) được thành lập.

- Năm 1948, tại Nam Bộ đã tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân từ cấp xã đến cấp tỉnh. Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.

Kinh tế

- Chính phủ ban hành các chính sách để duy trì và phát triển sản xuất; thành lập Nha tiếp tế, làm nhiệm vụ thu mua, dự trữ, phân phối nhu yếu phẩm cho lực lượng vũ trang và nhân dân ở hậu phương.

- Vừa ra sức phá hoại kinh tế của địch, vừa đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân.

Văn hoá, giáo dục

- Phong trào Bình dân học vụ được duy trì và phát triển ở các địa phương trên cả nước, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xoá nạn mù chữ trong nhân dân.

- Trường phổ thông các cấp vẫn tiếp tục duy trì hoạt động trong hoàn cảnh chiến tranh.

IV. Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1950 - 1953)

1. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950

- Hoàn cảnh:

+ Tháng 5-1949, được sự đồng ý của Mỹ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve với nội dung tăng cường phòng ngự trên Đường số 4 nhằm khoá chặt biên giới Việt Trung, thiết lập “Hành lang Đông - Tây” (Hải Phòng - Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La) nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc.

+ Trên cơ sở đó, Pháp chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần hai, giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Chủ trương của Đảng: Tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ họp, quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Pháp; khai thông biên giới Việt - Trung; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm các đơn vị bộ đội trong chiến dịch Biên Giới

- Diễn biến chính:

+ Ngày 16-9-1950, quân Việt Nam nổ súng công cứ điểm Đông , mở đầu chiến dịch giới.

+ Ngày 22/10/1950, chiến dịch kết thúc thắng lợi, giải một vùng biên giới - Trung từ Cao Bằng Đình Lập (Lạng Sơn), chọc thùng “Hành lang - Tây” của Pháp, kế hoạch Rơ-ve bị phá sản.

- Ý nghĩa:

+ Căn cứ địa cách mạng được mở rộng, con đường liên giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông.

+ Quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

2. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt

♦ Chính trị

- Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập. Đại hội đã thông qua, bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam, đồng thời quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951)

- Tháng 3-1951, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt. Cùng thời gian này, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập, nhằm tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.

♦ Ngoại giao

- Từ năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đã chính thức công nhận và lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam.

♦ Kinh tế

- Năm 1952, Đảng và Chính phủ đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; ban hành chính sách chấn chỉnh thuế khoá, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.

- Năm 1953, Đảng và Chính phủ phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

♦ Văn hoá, giáo dục

- Tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông (9 năm), theo hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc.

- Từ năm 1951 đến năm 1953, nền giáo dục kháng chiến đã đào tạo được 7 000 cán bộ kĩ thuật.

- Tháng 5-1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức, biểu dương thành tích trong sản xuất và chiến đấu của quân dân cả nước.

V. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)

1. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

- Từ thu - đông năm 1953, Pháp và Mỹ đã triển khai kế hoạch Na-va với hi vọng giành một thắng lợi quân sự quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự" trong vòng 18 tháng.

- Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương phải đập tan kế hoạch quân sự Na-va bằng việc mở những cuộc tiến công vào một số địa bản có tầm quan trọng về chiến lược, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc quân Pháp phải bị động phân tán lực lượng đối phó.

- Từ tháng 9-1953 đến tháng 2-1954, quân đội Việt Nam đã mở các cuộc tấn công quân Pháp tại Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên, làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va.

- Tháng 11-1953, Bộ chỉ huy Pháp cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, từng bước xây dựng nơi đây thành căn cứ quân sự kiên cố nhất của Pháp ở Đông Dương, “một pháo đài bất khả xâm phạm”.

- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân đội Việt Nam tiến hành ba đợt tiến công:

+ Đợt 1, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954, tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc;

+ Đợt 2, từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954, tiến công các cụm cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như A1, D1, C1,...;

+ Đợt 3, từ ngày 1 đến ngày 7-51954, tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam.

- Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của Pháp đầu hàng, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.

- Ý nghĩa: Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán tại hội nghị Giơ-ne-vơ.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

2. Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954

- Hoàn cảnh:

+ Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc ngày 8-5-1954, với sự tham dự của đại diện các nước Pháp, Mỹ, Liên Xô, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

+ Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương chính thức được kí kết.

- Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định:

+ Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia;

+ Thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương;

+ Lấy vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) làm ranh giới quân sự tạm thời;

+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do, tổ chức vào năm 1956.

- Ý nghĩa: Việc kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Quang cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương

IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

1. Nguyên nhân thắng lợi

Nguyên nhân chủ quan

- Sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.

- Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

- Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước và mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, mở rộng; lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh; hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

Nguyên nhân khách quan

- Sự đoàn kết chiến đấu của liên minh nhân dân ba nước Đông Dương.

- Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô.

- Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

2. Ý nghĩa lịch sử

Đối với Việt Nam

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam.

- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đối với thế giới

- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai;

- Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ;

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 9 Cánh diều hay khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên