Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 9.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Quảng cáo

1. Khu vực Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991

a) Khái quát về khu vực Mỹ La-tinh

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã tìm cách thiết lập các chế độ độc tài thân Mỹ ở Mỹ La-tinh nhằm biến khu vực này thành “sân sau của mình. Vì vậy, các nước Mỹ La- tinh phải tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, chống chế độ độc tài, mở đầu là cuộc cách mạng Cu-ba (1959), sau đó bùng phát mạnh mẽ với các cuộc đấu tranh vũ trang ở nhiều nước như: Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ; chính quyền dân chủ được thành lập, tiến hành các chính sách cải cách tiến bộ.

- Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, các nước Mỹ La-tinh bắt tay vào xây dựng đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Độc lập, chủ quyền được củng cố, nền chính trị được dân chủ hoá, kinh tế được cải cách, quá trình liên kết khu vực cũng được đẩy mạnh.

b) Cu-ba

Cách mạng Cu-ba

- Cu-ba là nước đi tiên phong trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Mỹ La-tinh.

- Diễn biến chính của cách mạng Cu-ba

+ Tháng 3-1952, Chế độ độc tài quân sự của tướng Ba-ti-xta do Mỹ trợ giúp được thiết lập.

Quảng cáo

+ Tháng 7-1953, Luật sư Phi-đen Cát-xtơ-rô lãnh đạo 135 thanh niên yêu nước tấn công pháo đài Môn-ca-đa nhưng thất bại.

+ Năm 1955, Phi-đen Cát-xtơ-rô bị trục xuất, phải chuyển sang Mê-hi-cô hoạt động. Tại đây, Phi-đen thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là Phong trào 26-7 để xây dựng lực lượng, huấn luyện quân sự.

+ Tháng 11-1956, Phi-đen Cát-xtơ-rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước trên tàu Gran-ma trở về Cu-ba, lập căn cứ địa và phát triển lực lượng.

+ Cuối năm 1958, Nghĩa quân tổng công kích xuống đồng bằng, giải phóng các đô thị và nhiều vùng ở nông thôn.

+ Ngày 1-1-1959, Nghĩa quân tiến về Thủ đô La Ha-ba-na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Cách mạng Cu-ba đặt dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

- Từ năm 1961, Cu-ba tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực.

+ Về kinh tế: từ một nền nông nghiệp độc canh (trồng mía), nền công nghiệp đơn nhất (khai thác mỏ) với kĩ thuật lạc hậu, Cu-ba đã xây dựng được công nghiệp chế tạo máy móc, năng lượng; nền nông nghiệp đa canh (trồng rau quả, thuốc lá, chăn nuôi,...) từng bước cơ giới hoá.

Quảng cáo

+ Về văn hóa - xã hội: đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. Giáo dục phát triển đạt mức cao nhất khu vực Mỹ La-tinh. Mạng lưới chăm sóc y tế, số lượng bác sĩ,... phát triển vượt bậc…

2. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991

a) Nhật Bản

Về chính trị:

+ 1945 - 1952,  Nhật Bản bị quân đội Mỹ dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) do Mỹ đứng đầu đã tiến hành cải cách, thủ tiêu chế độ chuyên chế, quân phiệt và thiết lập nền dân chủ tư sản đại nghị ở Nhật Bản. Trong giai đoạn này, Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ về chính trị và an ninh.

+ 1955 - 1991, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) liên tục cầm quyền ở Nhật Bản. Mặc dù vẫn tiếp tục duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ, nhưng Nhật Bản dần đa dạng hoá quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao vị thế quốc tế.

Về kinh tế:

- Sau thời gian tiến hành cải cách (1945-1952), nền kinh tế Nhật Bản đã được khôi phục và phát triển nhanh.

- Bước sang những năm 60, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ.

- Đến đầu những năm 70, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới.

Quảng cáo

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Cầu Sê-tô Ô-ha-si nối liền hai đảo Hôn-xiu và Xi-cô-cư

Về khoa học-công nghệ:

+ Nhật Bản coi khoa học-công nghệ là đòn bẩy để phát triển kinh tế-xã hội.

+ Bên cạnh việc khuyến khích các phát minh trong nước, Nhật Bản đẩy mạnh việc mua bằng sáng chế của nước ngoài, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ứng dụng dân dụng.

b) Trung Quốc

Tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chế độ mới (1945-1952)

- 1946-1949, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. Cuối năm 1949, lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

 Ý nghĩa:

+ Đánh dấu sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử Trung Quốc: kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

- Sau khi thành lập Nhà nước mới, Trung Quốc bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội.

- Trung Quốc thực hiện đường lối đối ngoại tích cực, góp phần củng cố hoà bình, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949)

Bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1953-1978)

- Năm 1953, Trung Quốc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957). Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch này, góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước.

- Tuy nhiên, trong những năm 1958 - 1978, Trung Quốc đã đề ra và thực hiện các đường lối không phù hợp, dẫn đến tình trạng kinh tế khủng hoảng, chính trị bất ổn và xã hội rối loạn.

- Trung Quốc tiếp tục ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, nhưng xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ (1962), với Liên Xô (1969), trong khi hoà dịu quan hệ với Mỹ.

Tiến hành cải cách, mở cửa (1978-1991)

- Tháng 12-1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đề ra Đường lối cải cách, mở cửa.

- Nội dung chính: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách, mở cửa nhằm hiện đại hoa, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.

- Kết quả:

+ Đến năm 1991, Trung Quốc không chỉ đẩy lùi được cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội mà đã đạt được những thành tựu bước đầu, nhất là về kinh tế.

+ Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại, bình thường hoá và mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.

c) Ấn Độ

♦ Quá trình đấu tranh giành độc lập:

- Từ năm 1945, cuộc tranh chống thực dân của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng phát mạnh mẽ.

- Trước tình hình đó, thực dân Anh buộc phải bộ, trao quyền tự rị cho Ấn Độ theo Kế hoạch Mao-bát-tơn (1947). Ấn Độ được chia thành hai quốc trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Hin-đu giáo và Pa-ki-xtan của  người Hồi giáo.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Phương án Mao-bát-tơn của thực dân Anh

- Không thoả mãn quy chế tự trị, từ năm 1947 đến năm 1950, nhân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh để giành độc lập hoàn toàn.

- Ngày 26-1-1950, Ấn Độ bố độc lập và thành lập nước cộng hoà.

 Ý nghĩa: Sự ra đời của nước Cộng hoà Ấn Độ là sự kiện trọng đại, mở ra thời kì độc lập của nhân dân Ấn Độ và có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

♦ Quá trình phát triển đất nước: Từ năm 1950 đến năm 1991, Ấn Độ bước vào thời kì xây dựng đất nước và đạt được thành tựu quan trọng về chính trị, kinh tế, khoa học-công nghệ.

- Thể chế cộng hoà liên bang của Ấn Độ được củng cố, nền dân chủ dược hoàn thiện, địa vị quốc tế được xác lập với đường lối trung lập.

- Ấn Độ đã xây dựng được nền kinh tế độc lập với cơ cấu hợp lí hơn.

▪ Công nghiệp nặng tương đối phát triển; Đến những năm 80, Ấn Độ đứng hàng thứ 10 trong các nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.

▪ Trong nông nghiệp, nhờ tiến hành cuộc “Cách mạng xanh”, Ấn Độ không chỉ tự túc được lương thực mà còn xuất khẩu.

- Khoa học-công nghệ của Ấn Độ cũng có những bước tiến nhanh chóng: chế tạo thành công bom nguyên tử (1974), phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất (1975),...

3. Các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991

a) Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc

- Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy và đã giành được độc lập như: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam (đều trong tháng 8-1945), Lào (10-1945).

- Khi các nước thực dân quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân các nước trong khu vực lại phải tiếp tục đấu tranh chống xâm lược và giành được thắng lợi vào những thời điểm khác nhau.

b) Công cuộc bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước sau khi giành độc lập

♦ Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN

- Những năm 50, 60 của thế kỉ XX:

+ Thực hiện công nghiệp hoá hướng nội, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp tiêu dùng để thay thế nhập khẩu.

+ Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của đất nước, giải quyết được thất nghiệp, sản phẩm quốc dân tăng, nhưng còn những bất cập: thiếu vốn, nguyên liệu, kĩ thuật.

- Những năm 70, 80 của thế kỉ XX:

+ Thực hiện công nghiệp hoá hướng ngoại, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp hướng vào xuất khẩu.

+ Tạo ra biến đổi to lớn về kinh tế-xã hội: tăng trưởng kinh tế khá cao, gia tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp và ngoại thương. Nổi trội nhất là Xin-ga-po đã trở thành “con rồng” kinh tế châu Á.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Xin-ga-po vươn lên trở thành một trong 4 con rồng của kinh tế châu Á

♦ Việt Nam, Lào:

- 1945 - 1975: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc:

+ Tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954), tiếp tục kháng chiến chống Mỹ và giải phóng hoàn toàn (1975).

+ Việt Nam: xây dựng, phát triển vùng giải phóng (1945-1954), xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-1975); Lào: xây dựng căn cứ địa cách mạng, mở rộng vùng giải phóng.

- 1975-1986:

+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước: củng cố bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân, xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

+ Ổn định về chính trị, song còn nghèo nàn, kém phát triển về kinh tế.

- 1986-1991:

+ Tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

+ Kinh tế-xã hội đạt được những thành tựu bước đầu.

♦ Campuchia:

- 1953-1970: Thành lập Chính phủ, thi hành chính sách hoà bình, trung lập.

- 1970-1975: Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- 1975-1979: Rơi vào thảm hoạ diệt chủng dưới sự thống trị của tập đoàn Pôn Pốt.

- 1979-1991:

+ Năm 1979, các lực lượng cách mạng Cam-pu-chia được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã lật đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt.

+ Tháng 10/1991, Hiệp định Hoà binh về Cam-pu-chia được kí kết, tạo điều kiện cho quá trình khôi phục và phát triển đất nước.

♦ Bru-nây: Trong những năm 1984-1991, chuyển từ nền kinh tế hoàn toàn dựa vào nguồn dầu mỏ và khi tự nhiên sang nền kinh tế đa dạng hoá, phát triển công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu.

♦ Miến Điện:

- 1948-1988: Thực hiện chính sách tự lực, hướng nội dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân sự độc tài. Những năm 80, Miến Điện lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội.

- 1988-1991: Khôi phục trật tự xã hội, cải cách, mở cửa nền kinh tế và đã đạt được thành tựu bước đầu.

c) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Ngoại trưởng của các nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan kí Tuyên bố ASEAN ngày 8-8-1967

- Mục đích hoạt động: Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng;....

- Quá trình phát triển:

+ Tháng 8/1967 - tháng 2/1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

+ ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).

+ Giai đoạn tháng 2/1976 - tháng 7/1991:

+ Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN dần được cải thiện, tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN sau này.

+ Năm 1984, Bru-nây ra nhập ASEAN.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên