Đề luyện thi GDCD tốt nghiệp THPT năm 2024 có đáp án (Đề 7)



Đề luyện thi GDCD tốt nghiệp THPT năm 2024 có đáp án - Đề 7

Câu 1. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng

Quảng cáo

A. quyền lực nhà nước.

B. quyền lực chính trị.

C. quyền lực kinh tế.

D. quyền lực xã hội.

Câu 2. Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính phổ biến.

B. Tính xã hội.

C. Tính cộng đồng.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 3. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong nhưng đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức ?

Quảng cáo

A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.

B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức,

C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.

D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em

Câu 4. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật ?

A. Không thích hợp.

B. Lỗi.

C. Trái pháp luật.

D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Câu 5. Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

Quảng cáo

A. không thiện chí.

B. có lỗi.

C. trái với các quan hệ xã hội.

D. trái pháp luật.

Câu 6. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 17 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 7. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ?

A. Trách nhiệm hành chính.

B. Trách nhiệm dân sự.

C. Trách nhiệm xã hội.

D. Trách nhiệm kỉ luật.

Quảng cáo

Câu 8. Công chức nhà nước vi phạm những điều cấm không được làm là vi phạm

A. hành chính.

B. kỉ luật,

C. nội quy lao động.

D. quy tắc an toàn lao động.

Câu 9. Vụ chìm tàu du lịch trên sông Hàn (Đà Nẵng) đêm 4-6-2016 làm 3 hành khách thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ việc vận chuyển quá tải của chủ tàu. Hành vi của chủ tàu làm chết người là vi phạm pháp luật gì dưới đây ?

A. Hành chính.

B. Kỉ luật.

C. Hình sự.

D. Dân sự.

Câu 10. Q đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị Cảnh sát giao thông xử phạt tiền. Q phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ?

A. Kỉ luật.

B. Hành chính.

C. Hình sự.

D. Dân sự.

Câu 11. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng

A. Về quyền và nghĩa vụ

B. Về trách nhiệm pháp lí

C. Trước tòa án

D. Trước Nhà nước và xã hội

Câu 12. K - 16 tuổi, bị Công an bắt khi đang vận chuyển trái phép ma tuý. Cơ quan Công an kết luận K đã vi phạm pháp luật về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. K có phải chịu trách nhiệm pháp lí không ? Vì sao ?

A. Không, vì K đang tuổi vị thành niên.

B. Không, vì K chỉ vận chuyển hộ người khác,

C. Có, vì K đã đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí

D. Có, vì K phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

Câu 13. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong chăm lo công việc gia đình là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng ?

A. Quan hệ nhân thân

B. Quan hệ tài sản

C. Quan hệ tinh thần

D. Quan hệ tình cảm

Câu 14. Việc mua, bán, đổi, cho liên quan đến tài sản chung, có giá trị lớn phải được bàn bạc, thoả thuận giữa vợ và chồng là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng ?

A. Quan hệ mua bán

B. Quan hệ hợp đồng

C. Quan hệ thỏa thuận

D. Quan hệ tài sản

Câu 15. Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là :

A. Doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.

B. Các doanh nghiệp đều được hưởng miền giảm thuế như nhau.

C. Doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác.

D. Mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh tất cả các mặt hàng.

Câu 16. Khoản 2 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình quy định năm 2014 "Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề ; tôn trọng, quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của con" là thể hiện

A. cha mẹ tôn trọng con.

B. bình đẳng giữa cha mẹ và con.

C. cha mẹ không được áp đặt con.

D. bình đẳng giữa các thế hệ.

Câu 17. Trong gia đình bác A, mọi người đều thực hiện nghĩa vụ cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình. Điều này thể hiện

A. bình đẳng giữa các thế hệ trong gia đình.

B. nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình,

C. bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.

D. trách nhiệm của cha mẹ và các con.

Câu 18. Trong gia đình anh H, hằng ngày cứ đi làm về là anh H lại ngồi xem ti vi trong lúc chị M vừa trông con vừa phải lau dọn nhà cửa. Anh H còn mua chiếc xe máy 42 triệu đồng từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị M. Hành vi, việc làm của anh H là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây ?

A. Quan hệ tài sản và chi tiêu trong gia đình.

B. Quan hệ nhân thân.

C. Quan hệ tài sản.

D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

Câu 19. Ở nước ta, bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biếu Quốc hội. Điều này thể hiện

A. bình đẳng giữa các vùng miền.

B. bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi

C. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.

D. bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khoẻ của người khác ?

A. Đánh người gây thương tích,

B. Tự tiện bắt người.

C.Tự tiện giam giữ người.

D. Đe doạ đánh người.

Câu 21. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ?

A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.

B. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm,

C. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.

D. Khi công an cần thu thập chứng cứ từ người đó.

Câu 22. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bát khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

A. Tự ý vào chỗ ở của nhà hàng xóm để tìm đồ vật bị mất.

B. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền,

C. Cưỡng chế giải toả nhà xây dựng trái phép.

D. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy.

Câu 23. Trong trường hợp nào dưới đây thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân ?

A. Đã là bạn thân thì có thể tự ý xem.

B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý.

C. Được xem khi bố mẹ của bạn đồng ý.

D. Bạn đã đồng ý thì mình có thể xem hết cả các tin nhắn khác.

Câu 24. Trường của N tổ chức lấy ý kiến của học sinh góp ý để xây dựng trường, lớp mình. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?

A. Học sinh không có quyền góp ý xây dựng trường, lớp.

B. Quyền tự do ngôn luận không bao gồm quyền góp ý này.

C. Góp ý kiến xây dựng trường, lớp là quyền tự do ngôn luận của học sinh.

D. Học sinh không cần góp ý.

Câu 25. Vì mâu thuẫn với nhau, N đã tung tin nói xấu về M lên Facebook. Hành vi này của N vi phạm quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền bí mật đời tư.

B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

D. Quyền được bảo đảm an toàn Facebook

Câu 26. Chi D thuê căn phòng của bà B. Một lần chị D không có nhà, bà B đã mở khóa phòng để vào kiểm tra, vì bà cho rằng của bà thì bà có quyền vào bất cứ khi nào. Vậy, hành vi của bà B đã xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được bảo vệ về chỗ ở

B. Quyền được bí mật về chỗ ở

C. Quyền được pháp luật bảo vệ về bí mật đời tư

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Câu 27. Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với gỉá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử

A. bình đẳng.

B. phổ thông.

C. công bằng.

D. dân chủ.

Câu 28. Công dân có quyền khiếu nạỉ trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Phát hiện một ổ cờ bạc.

B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm,

C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan.

D. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của Giám đốc cơ quan.

Câu 29. Công dân có quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Thấy có nhóm người khai thác gỗ trái phép.

B. Bị cơ quan quản lí thị trường xử phạt quá mức,

C. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế.

D. Phản đối hành vi thiếu dân chủ trong cuộc họp của lãnh đạo.

Câu 30. Mọi công dân đủ 18 tuồi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trưởng hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?

A. Bình đẳng.

B. Phổ thông,

C. Bỏ phiếu kín.

D. Trực tiếp.

Câu 31. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách

A. tự do phát biểu ý kiến.

B. không đồng tình với quyết định của chính quyền,

C. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

D. không có biếu hiện gì.

Câu 32. Trong đợt bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ông P đến gần một số người và đề nghị không bỏ cho những người mà ông không thích. Hành vi của ông P vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?

A. Bỏ phiếu kín

B. Phổ thông

C. Trực tiếp

D. Bình đẳng

Câu 33. L 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà M 15 tuổi. Chứng kiến cảnh L bị chủ nhà mắng chửi, đánh đạp, M rất thương L nhưng không biết làm sao. Theo em. M có quyền tố cáo với cơ quan công an không? Vì sao?

A. Không, vì trẻ em không có quyền tố cáo

B. Có, vì học sinh đủ 15 tuổi là có quyền tố cáo

C. Không, vì tố cáo là điều không có lợi cho trẻ em

D. Có, vì tố các là quyền của mọi công dân

Câu 34. Nếu không trúng tuyển vào đại học công lập, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây?

A. Học ở trường tư thục

B. Học ở hệ tại chức

C. Học ở hệ từ xa

D. Học ở các loại trường khác

Câu 35. Sau hai năm tìm tòi, nghiên cứu, anh A là kĩ sư nhà máy để tạo ra sáng kiến hợp lí hóa quy trình sản xuất, đưa năng suất lao động cao hơn trước. Anh A đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền học tập

B. Quyền được phát triển

C. Quyền sáng tạo

D. Quyền lao động

Câu 36. Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được khuyến khích

B. Quyền học tập

C. Quyền được phát triển

D. Quyền được ưu tiên

Câu 37. Một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh của công dân là :

A. Công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào

B. Công dân được kinh doanh ở bất cứ nơi nào

C. Mọi công dân đều có quyền thành lập doanh nghiệp

D. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền hoạt động kinh doanh

Câu 38. Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lí doanh nghiệp?

A. Cán bộ, công chức nhà nước

B. Người đang không có việc làm

C. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân

D. Sinh viên

Câu 39. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh H xin mở cửa hàng may mặc. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Anh H chưa đủ điều kiện xin mở cửa hàng vì chưa đủ 20 tuổi

B. Anh H đã có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí

C. Anh H đã có đủ điều kiện đăng kí mở cửa hàng kinh doanh

D. Anh H cần học xong đại học mới được kinh doanh

Câu 40. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, chị H định xin mở ngay cửa hàng bán thuốc tân dược. Theo em, chị H có quyền mở cừa hàng này không ?

A. Chị H không có quyền mở cửa hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp đại học.

B. Chị H không được phép mở cửa hàng, vì không đủ vốn đăng kí.

C. Chị H không được mở cửa hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y dược.

D. Chị H được phép mở cửa hàng, vì đây là quyền tự do kinh doanh của công dân.

Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A D B A D B B B C B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án B C A D A B C D C A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A A B C C D A D A B
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C A D A C C D A C C

Tham khảo thêm các Đề thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên