Các dạng đề bài Hồi trống Cổ Thành chọn lọc, cực hay - Ngữ văn lớp 10

Các dạng đề bài Hồi trống Cổ Thành chọn lọc, cực hay

Tài liệu tổng hợp các dạng đề văn bài Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay gồm các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, ... xoay quanh tác phẩm Hồi trống Cổ Thành. Hi vọng với các dạng đề văn bài Hồi trống Cổ Thành này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài môn Ngữ văn 10 từ đó giúp các em ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

1.Dạng bài đọc – hiểu văn bản (3-4 điểm)

Câu 1: Đọc bài văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Hồi trống Cổ Thành vừa là tên gọi của trích đoạn vừa là một chi tiết văn bản như một nút nhấn văn chương. Nó vừa là sự “thắt nút” vừa chỉ ra khả năng “cởi nút”. Gọi là “thắt nút” bởi bao nhiêu mâu thuẫn, khúc mắc, ẩn ức cả hai phía: phía nghi ngờ (Trương Phi) và phía bị nghi ngờ (Quan Công) đã được đẩy tới đỉnh điểm. Còn khả năng “cởi nút” là do tính xác định: chỉ có một khả năng hành động, chỉ có một thời gian ngặt nghèo hành động. Cơ hội duy nhất này không có lần thứ hai. Hòn đá thử vàng như một phép màu sẽ làm sáng tỏ ngay gian khi hồi trống định mệnh gióng giả cất lên thúc giục…

                 (Trích Hồi trống thử thách tình huynh đệ, Lê Bảo)

a. Xác định câu chủ đề của văn bản. Người viết sử dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp?

* Gợi ý trả lời

Câu chủ đề của văn bản: Hồi trống Cổ Thành vừa là tên gọi của trích đoạn vừa là một chi tiết văn bản như một nút nhấn văn chương.

Người viết sử dụng thao tác diễn dịch .

b. Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?

* Gợi ý trả lời

Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận

c. Xác định biện pháp tu từ (về từ) trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

* Gợi ý trả lời

Biện pháp tu từ (về từ) trong văn bản:

– So sánh: Hồi trống Cổ Thành … vừa là một chi tiết văn bản như một nốt nhấn văn chương; Hòn đá thử vàng như một phép màu

– Ẩn dụ: Hòn đá thử vàng ( chỉ hành động đánh trống của Trương Phi và chém đầu Sái Dương của Quan Công)

Hiệu quả nghệ thuật: thông qua biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ, người viết đã làm cho lời văn bình giảng có tính gợi hình ảnh cụ thể, thấy được vẻ đẹp của Hồn trống Cổ Thành cũng như sức hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện của La Quán Trung

d. Thế nào là chi tiết “thắt nút” và chi tiết “cởi nút” trong truyện?

* Gợi ý trả lời

– Chi tiết thắt nút là chi tiết tạo tình huống khá căng thẳng do hàng loạt những sự kiện được tác giả tổ chức theo kiểu tăng tiến mức độ nóng bỏng và ngày càng siết chặt vòng vây.

– Chi tiết cởi nút là chi tiết khiến câu chuyện buộc phải tiến tới một kết thúc nào đó để giải quyết những mâu thuẫn dồn dập và đan xiết đã được tác giả khéo léo dàn dựng.

Câu 2: Đọc bài văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Hôm ấy, Tôn Càn theo lệnh Quan Công vào thành ra mắt Trương Phi, thi lễ xong, nói chuyện Huyền Đức đã bỏ Viên Thiệu sang Nhữ Nam, Vân Trường thì ở Hứa Đô vừa đưa hai phu nhân đến đây. Rồi mời Trương Phi ra đón.

Phi nghe xong, chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giáp vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ nhưng không dám hỏi, cũng phải theo ra thành.

Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.

Quan Công giật mình, vội tránh mũi mâu, hỏi:

– Hiền đệ cớ sao thế, há quên nghĩa vườn đào ru?

Trương Phi hầm hầm quát:

– Mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?

Quan Công nói:

– Ta làm sao mà bội nghĩa?

Trương Phi nói:

– Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo được phong hầu phong tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sống chết với mày.

Trích Hồi trống Cổ Thành, SGK Ngữ văn 10,Trang 76,Tập II, NXBGD 2006)

a. Nêu nội dung chính của văn bản? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

* Gợi ý trả lời

- Nội dung chính của văn bản: kể về việc Trương Phi đón Quan Công ở Cổ Thành sau thời gian xa cách

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

b. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn: Trương Phi mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.

* Gợi ý trả lời

Câu văn: Trương Phi mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công  sử dụng các biện pháp tu từ sau:

-Biện pháp tu từ so sánh: hò thét như sấm

-Biện pháp tu từ liệt kê: mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm

Hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ: làm tăng tính gợi hình, cụ thể hoá những hành động của Trương Phi, qua đó nhấn mạnh thái độ tức giận vì nghe Quan Công không còn trung tín, phản bội lời thề bỏ anh theo Tào Tháo, phụ nghĩa vườn đào.

c. Qua văn bản, anh (chị) thấy Trương Phi có tính cách như thế nào ?

* Gợi ý trả lời

Trương Phi có tính cách:

-Là người nóng nảy nổi tiếng đến mức trở thành thành ngữ “Nóng như Trương Phi” : Nghe Tôn Càn vào báo tin bèn kéo quân ra cổng thành, không hỏi han gì mà lập tức “đâm ngay Quan Công”.

-Là người ngay thẳng, cương trực, không chấp nhận sự giả dối, quanh co, không khoan nhượng với cái xấu : Trương Phi không hiểu rõ tình cảnh Quan Công nên kết tội anh mình. Với Trương Phi, việc hàng Tào của Quan Công là biểu hiện của sự phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi.

2. Dạng viết bài văn (4-6 điểm)

Đề 1: Phân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả La Quán Trung (tên tác giả, con người, sự nghiệp văn học) và đoạn trích “Hồi trống cổ thành” (vị trí, nội dung đoạn trích).

- Giới thiệu nhân vật Trương Phi: Là nhân vật chính của đoạn trích

2. Thân bài

2.1. Khi nghe tin Quan Công đến.

- Thái độ: chẳng nói chẳng rằng

- Hành động: Mặc áo giáp dẫn nghìn quân lên ải Bắc

→ Hành động vội vàng, nóng vội.

2.2 Khi gặp Quan Công

- Thái độ: mắt trợn tròn, râu hùm vểnh ngược.

- Hành động: hò hét như sấm, múa xà mâu tới đâm Quan Công.

- Cách xưng hô: Mày – tao, nó, thằng, không coi Quan Công là người bề trên.

- Nguyên nhân: vì nghi ngờ Quan Công phản bội

→ Là một người nóng nảy nhưng đó là biểu hiện của sự cương trực, kiên quyết.

- Buộc tội Quan Công: Sử dụng những lập luận sắc bén, hợp tình hợp lí

+ Bỏ anh → Bất nghĩa

+ Hàng Tào → Bất trung

+ Được phong hầu tước → Tham lam

+ Đến đây đánh lừa; đâu có tốt bụng; đến để bắt ta → Bất nhân

→ Là người ngay thẳng, yêu ghét rõ ràng, trắng đen rạch ròi.

2.3. Khi Sái Dương xuất hiện.

- Suy nghĩ: Nghĩ Quan Công đem quân đến bắt mình

- Hành động: Múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công.

- Yêu cầu: Đánh ba hồi trống để Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công.

→ Thái độ mạnh mẽ, kiên quyết, dứt khoát của con người ngay thẳng

→ Việc Sái Dương xuất hiện đẩy mâu thuẫn giữa hai nhân vật Trương Phi - Quan Công lên đến đỉnh điểm

→ Sái Dương là nút thắt để Quan Công giải mối hàm oan, Quan Công nhờ đó mà giải được nỗi oan cho mình, Trương Phi cũng thể hiện được khí chất khảng khái của người anh hùng.

2.4. Khi Quan Công giết được Sái Dương

- Thái độ, hành động: rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công

→ Thái độ bao dung, phục thiện đúng lúc.

→ Trương Phi là con người giàu tình cảm, nóng nảy, thô lỗ nhưng khôn ngoan và biết trọng lẽ phải.

2.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Khắc họa nhân vật qua lời nói và hành động

- Xây dựng những diễn biến tình tiết độc đáo, kịch tính để nhân vật bộc lộ tính cách.

- Xây dựng nhân vật theo hướng điển hình hóa, Trương Phi đại diện cho những con người nóng nảy nhưng trọng nghĩa, khẳng khái.

- Ngôn ngữ sinh động, cách kể chuyện hấp dẫn.

3. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Trương Phi

- Bàn luận về tính cách Trương Phi trong đời sống thực tế hiện nay.

Đề 2: Phân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống Cổ thành

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả La Quán Trung và tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”: La Quán Trung là người mở đường cho tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh. Tam Quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng với 120 chương.
  • Giới thiệu về đoạn trích hồi trống cổ thành: vị trí, nội dung
  • Giới thiệu chi tiết hồi trống cổ thành: Là chi tiết đặc sắc của truyện mang nhiều ý nghĩa.

2. Thân bài

2.1. Vị trí chi tiết

- Nằm ở cuối đoạn trích.

2.2 Nội dung chi tiết.

  • Trương Phi nghi ngờ Quan Công đem quân đến để bắt mình, Trương Phi đùng đùng nổi giận múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công.
  • Quan hết lời giải thích, được Trương Phi cho một cơ hội để thể thể hiện tấm lòng: Sau ba hồi trống phải lấy được đầu tên tướng giặc.
  • Trương Phi thẳng cách đánh trống, chưa dứt một hồi đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.
  • Quan Công bắt một tên lính và hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, Trương Phi hỏi kĩ việc ở Hứa Đô. Quan Công được minh oan.

2.3. Ý nghĩa chi tiết

  • Nếu ra trận, những hồi trống khác là hồi trống thúc giục tiến lên, làm nức lòng ba quân tướng sĩ, thì hồi trống Cổ Thành đúng như La Quán Trung viết: "Chém Sái Dương, anh em hòa giải /Hồi Cổ Thành, tôi chúa đoàn viên"
  • Hồi trống thách thức: Đây là hồi trống để thử thách lòng trung thành của Quan Công, thử thách tài năng của Quan Công. Hồi trống vang lên cũng có nghĩa là Quan Công phải lao vào một cuộc chiến đối mặt với kẻ thù, đối mặt với hiểm nguy và cái chết. Tiếng trống giục giã như hối thúc nhân vật hành động.
  • Hồi trống minh oan: Quan Công đã không ngần ngại chấp nhận lời thách thức của Trương Phi để khẳng định lòng trung thành của mình. Bản thân sự dũng cảm đó đã thể hiện được tấm lòng Quan Công. Hơn thế nữa, ngay khi chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất, và những tiếng trống tiếp theo đó chính là để minh oan cho Quan Công.
  • Hồi trống đoàn tụ: Kết thúc ba hồi trống, Quan Công giết tướng giặc, mọi nghi ngờ được hóa giải, và đó là lúc mà các anh hùng đoàn tụ. Hồi trống còn có ý nghĩa như là sự ngợi ca tình nghĩa huynh đệ, ngợi ca tấm lòng trung nghĩa của các anh hùng. Tiếng trống lúc này không còn thúc giục, căng thẳng, vội vã mà tiếng trống như reo vui chúc mừng cuộc hội ngộ của ba anh em.

→ Hồi trống thể hiện không khí hào hùng của chiến trận, là hồi trống thúc giục tinh thần chiến đấu, ca ngợi tài đức của các anh hùng. Đó là hồi trống thể hiện niềm vui, khẳng định niềm tin và ngợi ca chiến thắng.

→ Hồi trống cổ thành cũng có ý nghĩa tháo nút cho câu chuyện, tạo nên một kết thúc tốt đẹp cho câu chuyện.

3. Kết bài

  • Khái quát vị trí vai trò của chi tiết hồi trống.
  • Thể hiện cảm nhận của bản thân: Là chi tiết đặc sắc, thú vị đầy gay cấn đem lại hứng thú cho người đọc.

Đề 3: Phân tích đoạn trích Hồi trống Cổ thành của La Quán Trung.

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài

Tác phẩm văn học cổ điển hay nhất trong nền văn học Trung Quốc.

Mang thể nghiệm cuộc sống phong phú của bản thân ông và tài năng văn học kiệt xuất của ông.

Hồi Trống Cổ Thành cũng là một thước phim đắt giá, mang bao nhiêu ý nghĩa, toát lên nhân cách của nhân vật Trương Phi, Quan Công rõ nét.

2. Thân bài

- La Quán Trung viết vào thế kỷ 14, kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc, dài 120 hồi này lên thành một áng văn học xuất sắc từ những điều chân thực phong phú của Truyện Tam Quốc mà nhân dân sáng tác.

- Nhan đề giàu màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.

- Làm 5 phần rõ rệt.

- Ngược lại dòng lịch sử, để mở ra một bối cảnh cụ thể cho người đọc hiểu.

- Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị ở Cổ Thành.

- Hiểu lầm lẫn nhau:

Trương Phi: tin tưởng người huynh đệ của mình, nhưng vẫn rất căm thù trong lòng dẫn đến hành động kiên quyết, đầy ngang ngược, định giết Quan Công, Ông bình tĩnh lại một chút rồi hỏi chất vấn với Quan Công.

=> Một nhân vật Trương Phi vô cùng nóng nảy, bộc trực, suy nghĩ đơn giản. trong hoàn cảnh hệ trọng, ông vẫn cẩn thận.

Quan Công:

Trong đoạn trích này tỏ ra rất khiêm nhường, nhũn nhặn sự giá trị của lời thề kết nghĩa là giá trị của bậc nam nhi đại trượng phu, của một trung thần không hề thay lòng đổi dạ, không phản bội sức hợp lí và cần thiết trong “tình ngay lí gian”
 Mâu thuẫn giữa Quan Công, với Trương Phi càng đậm, lại thêm mâu thuẫn giữa Quan Công và Tào.

Tự mình giải gỡ cái sự hiểu lầm trong Trương Phi. Hồi trống là điều kiện. Quan Công đã chém được đầu Sái Dương.

Sức mạnh bất ngờ, tài năng đã nhân lên gấp bội để tỏ rõ tấm lòng trong sáng của mình với anh em.
 Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công => Trương Phi biết nhận lỗi, rất tình cảm.

3. Kết bài

- Miêu tả thành công Nhân vật trong câu chuyện.

- Nghệ thuật kể chuyện tài tình.

- Chuyển tải thông điệp lịch sử quan trọng.

- Khi đã trong cùng một chiến tuyến, là anh em, thì luôn có sự tin tưởng.

Đề 4: Phân tích nhân vật Quan Công trong đoạn trích "Hồi trống Cổ thành"

* Gợi ý trả lời

Nội dung: cần đảm bảo các ý sau:

- Quan Công là một người trung nghĩa nhưng thể hiện theo cách riêng của mình, không máy móc và cứng nhắc như Trương Phi.

- Trong tình thế bị mắc lại ở trên núi, phải chăm sóc vợ con Lưu Bị cũng thà chết chứ không chịu hàng. -> tấm lòng trung nghĩa.

- Trong đoạn trích, Quan Công rơi vào tình thế trớ trêu: vượt qua 5 cửa quan của Tào Tháo để hội ngộ anh  em nhưng bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa và phản ứng quyết liệt

->Cửa ải thứ 6 này khó khăn, ngặt nghèo hơn 5 cửa vừa vượt qua.

- > Nhiệm vụ: hóa giải mối nghi ngờ của Trương Phi, chứng thực lòng trung của mình.

- Quá trình minh oan, lấy lại lòng tin của Trương Phi:

+ Khi Quan Công mừng rỡ tiến đến giáp mặt Trương Phi, Trương Phi hăm hở vác xà mâu đâm Quan Công, Quan Công hỏi lí do nhưng không thể thanh minh được nên cầu cứu hai chị dâu thanh minh cho mình. “Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói, may có hai chị ở đây, em đến mà hỏi”.

+ Từ tốn thuyết phục với cách xưng hô đầy yêu thương -> tình nghĩa cả quá trình được đem ra để Trương Phi có thể lắng mình lại.

+ Tự ra điều kiện để lấy lại lòng tin của Trương Phi: chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện.

+ Bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu.

->Quan Công khác Trương Phi. Nếu Trương Phi bộc trực, ngay thẳng, rạch ròi trắng đen. Quan Công là người trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn.

=> Chính vì thế mới xứng đáng là anh của Trương Phi.

Quan Công qua đoạn trích là con người độ lượng, từ tốn, khéo léo, khiêm nhường, biết cân nhắc trước khi hành động.

Xem thêm các các dạng đề văn lớp 10 chọn lọc, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên