Các dạng đề bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (chọn lọc, cực hay)
Các dạng đề bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chọn lọc, cực hay
Tài liệu tổng hợp các dạng đề văn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay gồm các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, ... xoay quanh tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Hi vọng với các dạng đề văn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài môn Ngữ văn 10 từ đó giúp các em ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.
1. Dạng đề đọc – hiểu văn bản.
Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)
a. Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản?
* Gợi ý trả lời
- Thể thơ của văn bản: song thất lục bát
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm .
b. Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó?
* Gợi ý trả lời
Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh ngọn đèn trong đêm để diễn tả tâm trạng người chinh phụ.
Ý nghĩa: Trong biết bao đêm trường cô tịch, người chinh phụ chỉ có người bân duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông, và sự cô đơn của con người. Người chinh phụ đối diện với bóng mình qua ánh đèn leo lắt trong đêm thẳm. Hoa đèn với bóng người hiện lên thật tội nghiệp .
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bình giảng nét độc đáo hình ảnh Đèn trong văn bản trên với đèn trong ca dao: Đèn thương nhớ ai/mà đèn không tắt.
* Gợi ý trả lời
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung:
+ Sử dụng thể thơ vãn bốn, ngọn đèn trong bài ca dao chỉ xuất hiện một lần diễn tả nỗi nhớ người yêu của cô gái. Đó là nỗi nhớ của niềm khao khát về một tình yêu cháy bỏng, sáng mãi như ngọn đèn kia.
+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, ngọn đèn trong văn bản xuất hiện hai lần, diễn tả nội tâm của người chinh phụ. Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người.
Câu 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)
a. Xác định các từ láy trong văn bản? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ láy đó.
* Gợi ý trả lời
- Các từ láy trong văn bản: eo óc,phất phơ,đằng đẵng,dằng dặc,mê mải,chứa chan
- Hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ láy: Gợi âm thanh, cảnh vật và diễn tả tâm trạng chờ đợi trong đau khổ, tuyệt vọng của người chinh phụ.
b. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và các biện pháp tu từ trong văn bản?
* Gợi ý trả lời
Phép điệp và các biện pháp tu từ trong văn bản:
– Phép điệp từ: gượng ( 3 lần); điệp ngữ: Hương gượng đốt;Gương gượng soi;Sắt cầm gượng gảy ; điệp cú pháp:Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
– So sánh: đằng đẵng như niên; dằng dặc tựa miền biển xa
Hiệu quả nghệ thuật:
– Sử dụng phép điệp:
+Người chinh phụ gượng dậy đốt hương để xua bớt đi cái lạnh lẽo, để tìm lại sự thanh thản, song tâm hồn lại như thêm mê man.
+Gượng soi gương để trang điểm nhưng nhìn thấy khuôn mặt mình thì chinh phụ lại ứa nước mắt.
+Ngồi trước phím đàn nhưng chỉ gượng gảy vì sợ dây đàn chùng báo hiệu điều không may. Tất cả chỉ là gượng gạo, âm thầm, bởi nàng lẻ loi, cô độc quá.
-Biện pháp so sánh quen thuộc: như niên, tựa miền biển xa để cụ thể hóa mối sầu dằng dặc của người chinh phụ
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) phân tích nguyên nhân nỗi đau khổ của người chinh phụ qua văn bản.
* Gợi ý trả lời
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Nguyên nhân đau khổ của người chinh phụ có thể là:
+ Nàng lo lắng cho sự an nguy của chồng nơi chiến trận;
+ Tuổi trẻ qua đi vội vã. Hạnh phúc và tình yêu cũng sẽ mất theo. Điều đ1o chứng tỏ nàng rất khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi;
+ Niềm tin vào cuộc sống tương lai mỏng manh và vô vọng.
Câu 5: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi văn bản trên có ý chính là gì?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản?
(1)Ngâm khúc là thể loại thơ trữ tình trường thiên thuần túy Việt Nam viết bằng thể thơ song thất lục bát. Trong thể thơ này, nhân vật trữ tình thường thể hiện niềm hồi tưởng, mong nhớ, sầu muộn, suy tư, ai oán, xót thương cho số phận mình.
(2)Ngâm khúc là sản phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa thể thơ song thất lục bát với phương thức trữ tình dài hơi, gắn với số phận thăng trầm một con người. Thể thơ lục bát có câu song thất vần chắc xen câu lục bát vần bằng: có vần trân và vần lưng khiến cho âm điệu xoắn xýt, thích hợp với tình cảm ai oán, thương xót của thể loại ngâm khúc hơn bất cứ thể loại nào khác.
Ngâm khúc thường dùng nhiều tiểu đối, nhiều từ Hán Việt làm cho câu thơ tha thiết, trang trọng. Ngôn ngữ ngâm khúc đánh dấu bước trưởng thành đến độ điêu luyện của tiếng Việt văn học.
(Trích Tri thức đọc-hiểu, tr 124, Ngữ Văn 10 Nâng cao,Tập II, NXBGD năm 2006)
* Gợi ý trả lời
-Văn bản trên có ý chính là người viết trình bày kiến thức đặc điểm thể ngâm khúc trong văn học trung đại Việt Nam .
– Phương thức biểu đạt : thuyết minh .
2.Dạng đề viết bài văn (4-6 điểm)
Đề 1:Phân tích đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
* Gợi ý trả lời
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn thị Điểm: tên tuổi, con người, sự nghiệp văn chương
- Giới thiệu tác phẩm Chinh phụ ngâm (hoàn cảnh sáng tác) và đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (vị trí, nội dung đoạn trích).
2. Thân bài
2.1. 16 câu đầu: Tình cảm cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.
a. Hành động lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị.
- “Thầm reo từng bước”: Bước chân lặng lẽ dạo trên hiên vắng.
- “Rủ thác đòi phen”: Vào trong phòng cuốn rèm, buông rèm
→ Hành động lặp lại đi lặp lại một cách vô thức, thể hiện sự bần thần, bất định của người chinh phụ
- Chữ “vắng, thưa”: Không chỉ gợi sự vắng lặng của không gian mà còn cho thấy nỗi trống vắng trong lòng người người chinh phụ
b. Thao thức ngóng trông tin chồng
- Ban ngày:
+ Người chinh phụ gửi niềm hi vọng vào tiếng chim thước – loài chim khách báo tin lành.
+ Nhưng thực tế “thước chẳng mách tin”: Tin tức chồng vẫn bặt vô âm tín.
- Ban đêm:
+ Người chinh phụ thao thức cùng ngọn đèn hi vọng đèn biết tin tức về chồng, san sẻ nỗi lòng cùng nàng.
+ Thực tế: “Đèn chẳng biết” “lòng thiếp riêng bi thiết” Câu thơ có hình thức đặc biệt khẳng định rồi lại phủ định, ngọn đèn có biết cũng như không vì nó chỉ là vật vô tri không thể san sẻ nỗi lòng cùng người chinh phụ.
+ So sánh với bài ca dao “khăn thương nhớ ai”, bài ca dao cũng có xuất hiện hình ảnh ngọn đèn. Nếu “đèn” trong bài ca dao là tri âm tri kỷ với người phụ nữ thì ở đây ngọn “đèn” lay lắt lại cứa sâu thêm nỗi đau trong lòng người.
- Hình ảnh so sánh “hoa đèn” và “bóng người”.
+ “Hoa đèn” dầu bấc ngọn đèn, thực tế là than. Cũng giống như ngọn đèn cháy hết mình để rồi chỉ con hoa đèn tàn lụi, người phụ nữ đau đáu hết lòng chờ chồng nhưng cuối cùng nhận lại sự cô đơn, trống trải.
+ Liên hệ với nỗi cô đơn của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh trở về với chiếc bóng năm canh:
“Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”
c. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về ngoại cảnh.
- “Gà gáy”, “sương”, “hòe”: Là những hình ảnh gắn với cuộc sống thôn quê bình dị, yên ả
- Từ láy “eo óc, phất phơ”: Cực tả vẻ hoang vu, ớn lạnh đến ghê rợn của cảnh vật.
→ Dưới con mắt trống trải cô đơn cả người chinh phụ, những cảnh vật vốn gắn với cuộc sống yên bình, êm ả nay trở nên khác thường, hoang vu, ớn lạnh. Đó là cách nói tả cảnh để ngụ tình.
d. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về thời gian.
- “Khắc giờ đằng đẵng”, “mối sầu dằng dặc”: Thể hiện sự dàn trải của nỗi nhớ miên man không dứt.
- Biện pháp so sánh kết hợp với các từ láy giàu giá trị gợi hình gợi cảm “dằng dặc, đằng đẵng” cho thấy sự cảm nhận khác thường về thời gian, mỗi phút mỗi giờ ngắn ngủi trôi qua mà nặng nề như một năm dài, thời gian càng dài mối sầu càng nặng nề hơn.
→ Câu thơ cực tả nỗi cô đơn tột cùng tột độ trong lòng người chinh phụ
e. Hoạt động gắng gượng duy trì nếp sống hằng ngày.
- Điệp từ “gượng”: nhấn mạnh sự cố gắng gò ép mình của người chinh phụ
- Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:
+ Đốt hương tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển vông, khắc khoải, những dự cảm chẳng lành
+ Soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.
+ Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gở. Sự lo lắng không chỉ cho thấy nỗi cô đơn mà còn cho thấy niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
⇒ Tiểu kết:
- Nội dung: Khắc họa tâm trạng cô đơn, lẻ loi, trống vắng của người phụ nữ, ẩn sau đó thái độ cảm thông, chia sẻ của tác giả đối với nỗi đau khổ của con người.
- Nghệ thuật:
+ Giọng thơ trầm buồn, khắc khoải, da diết, trầm lắng
+ Khắc họa nội tâm nhân vật tài tình, tinh tế thông qua hành động nhân vật, yếu tố ngoại cảnh, độc thoại nội tâm
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp từ, từ láy.
2.2 Nỗi nhớ nhung của người chinh phụ.
a. Ước muốn của người chinh phụ.
- “Gió đông”: Gió mùa xuân mang theo hơi ấm và sự sống
- “Non Yên”: Điển tích chỉ nơi biên ải xa xôi
- “Nghìn vàng”: Hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng của người chinh phụ (buồn tủi, cô đơn, lo lắng, trống vắng, hi vọng rồi lại thất vọng)
→ Với các hình ảnh ẩn dụ và điển tích đã cho thấy ước muốn của người chinh phụ gửi gắm niềm hi vọng, thương nhớ vào ngọn gió xuân mang đến nơi chiến trường xa xôi để người chinh phu thấu hiểu và trở về cùng nàng.
b. Nỗi nhớ của người chinh phụ
- Thủ pháp điệp liên hoàn “Non yên – non yên, trời – trời”: Nhấn mạnh khoảng cách xa xôi, trắc trở không gì có thể khỏa lấp, đồng thời cực tả nỗi nhớ vời vợi , đau đáu trong lòng người chinh phụ
- Từ láy “thăm thẳm, đau đáu”: Cực tả cung bậc của nỗi nhớ, thăm thẳm là nỗi nhớ sâu, dai dẳng, triền miên, đáu đáu là nỗi nhớ gắn với nỗi đau, nỗi sầu.
→ Câu thơ ghi lại một cách tinh tế, cảm động sắc thái nỗi nhớ, nỗi nhớ mỗi lúc một tăng tiến, dồn nén trở thành nỗi đau xót xa.
→ Sự tinh tế, nhạy cảm, đồng điệu của tác giả.
c. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.
- “Cảnh buồn”, “người thiết tha lòng”: Cảnh và người đều gặp nhau ở nỗi buồn và niềm đau
- Cảnh vốn là vật vô tri nhưng tâm trạng của con người đã nhuốm sầu cảnh vật.
→ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình, người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra ngoài cảnh vật khiến nó cũng trở nên não nề.
⇒ Tiểu kết.
- Nội dung: Khắc họa nỗi buồn, nỗi đau, nỗi nhớ của người chinh phụ, ẩn sau đó là sự đồng cảm, trân trọng của tác giả đối với số phận và phẩm hạnh người phụ nữ
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp liên hoàn, từ láy
+ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình
+ Giọng điệu da diết, buồn thương
3. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Liên hệ với số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải xa chồng vì chiến tranh phi nghĩa: Vũ Nương. Qua đó, phê phán chiến tranh phi nghĩa tước đi hạnh phúc người phụ nữ.
Đề 2: Phân tích tâm trạng của nhân vật “người chinh phụ”.
* Gợi ý trả lời
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả và đoạn trích:
- Đặng Trần Côn là con người tài ba học giỏi và có tài văn chương.
- Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là một trong những đoạn hay và xúc động nhất của tác phẩm Chinh phụ ngâm.
- Khái quát tâm trạng của người chinh phụ: Tâm trạng chủ đạo buồn sầu cô đơn nhung nhớ.
2. Thân bài:
* Luận điểm 1: Nỗi cô đơn của người chinh phụ (8 câu đầu)
- Cảnh ngộ: Chồng đi đánh trận, người chinh phụ phải ở nhà một mình.
- Hành động:
- “Gieo từng bước”: bước chân chậm rãi từng bước một
- “Rủ thác đòi phen”: Buông xuống cuốn lên nhiều lần.
=> Hành động lặp đi lặp lại nhiều lần, không có mục đích
=> Tâm trạng bần thần, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.
- Hình ảnh:
+ “Chim thước”: Loài chim báo tin lành.
-> Người chinh phụ ngóng trông tin chồng thắng trận trở về, nhưng thước chẳng mách tin
=> Sự ngóng trông đến vô vọng.
+ “Ngọn đèn”, “chẳng biết”: Gợi thời gian đêm khuya
=> Gợi sự cô đơn, khát vọng sum họp, không ai chia sẻ.
+ “Hoa đèn – bóng người”: Gợi sự trằn trọc, thao thức vì nhớ chồng, con người không còn sức sống.
=> Tâm trạng buồn sầu, nhớ nhung, ngóng trông vô vọng.
- Lời độc thoại của nhân vật.
- “Lòng thiếp riêng bi thiết”: Nỗi lòng bi thương, thảm thiết không nói lên lời
- “Buồn rầu”: Buồn đau, cô đơn
- “Khá thương”: Xót xa, đau đớn, bồn chồn
- Nghệ thuật:
- Đối: rủ - thác, ngoài - trong
- Điệp ngữ bắc cầu: đèn biết chăng - đèn chẳng biết -> Tâm trạng buồn triền miên, kéo dài.
- Câu hỏi tu từ: Là lời than thở khắc khoải không yên
- Những từ ngữ đặc tả tâm trạng: Bi thiết, buồn rầu, khá thương,... tô đậm tâm trạng nhân vật.
* Luận điểm 2: Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ (8 câu tiếp)
- Cảnh vật:
+ “Gà eo óc”, “năm trống”: Gợi âm thanh của sự lẻ loi, cô quạnh và thời gian ban đêm trống vắng
=> Người chinh phụ nhớ chồng thao thức suốt đêm.
+ “Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”: Bóng cây hòe ngoài sân trong vườn ngắn rồi dài, dài lại ngắn nhàm chán không có sức sống.
=> Cảnh vật gợi sự cô quạnh, hoang vắng đến đáng sợ.
- Thời gian:
+ “Khắc giờ đằng đẵng như niên”: Một giờ xa cách như một năm dài đằng đẵng.
=> Nỗi buồn kéo dài vô tận.
+ “Mối sầu”, “dằng dặc”, “miền biển xa”: Cụ thể hóa nỗi sầu, giúp người đọc cảm nhận được sự dàn trải của nó.
=> Tô đậm nỗi cô quạnh, sầu muộn dàn trải của người chinh phụ
- Hành động:
- Động từ “gượng”: gượng gạo, miễn cưỡng
- “Hương gượng đốt”, “hồn đà mê mải”: Miễn cưỡng đốt hương tìm sự thanh thản nhưng lại mê man.
- “Gương gượng soi”, “lệ lại châu chan”: Gượng gạo soi gương mà òa khóc
- “Gượng gảy ngón đàn”: Khát khao hạnh phúc nhưng lại sợ điềm gở.
- Hình ảnh “Sắt cầm, dây uyên, phím loan”: Biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi nhưng lại gợi nỗi đau chia lìa.
=> Người chinh phụ càng cố gắng giải tỏa thì tâm trạng càng cô đơn, tuyệt vọng, nỗi sầu muộn càng trở nên ám ảnh.
- Nghệ thuật
- Sử dụng các từ láy gợi hình gợi cảm: eo óc, phất phơ, đằng đẵng,...
- Sử dụng các hình ảnh so sánh: lấy vật hữu hình để nói vật vô hình để cụ thể hóa nỗi sầu.
- Điệp từ "gượng”: Khắc họa tâm trạng gượng gạo một cách ám ảnh
- Hình ảnh ước lệ, tả cảnh ngụ tình.
* Luận điểm 3: Niềm thương nhớ chồng của người chinh phụ (8 câu cuối)
- Không gian:
- “Gió Đông, non Yên”: Hình ảnh ước lệ gợi hình ảnh người vợ phải mượn ngọn gió Đông mới có thể truyền tải được nỗi nhớ chồng.
- “Đường lên bằng trời”: Xa vời dường như không có điểm cuối
=> Nhấn mạnh sự xa cách trùng khơi của người chinh phụ, thể hiện tình yêu và nỗi nhớ da diết của người chinh phụ.
- Tính chất nỗi nhớ:
- “Thăm thẳm”: Gợi độ dài của thời gian, độ rộng của không gian, độ sâu của nỗi nhớ.
- “Đau đáu”: Trạng thái không yên lòng, quan tâm nhớ nhung, mong đợi, day dứt khôn nguôi.
=> Nỗi nhớ triền miên trong thời gian vô tận được cụ thể hóa bằng không gian xa vời, khắc họa nỗi nhớ khắc khoải dằng dặc.
- Tâm trạng:
- “Cảnh buồn, thiết tha lòng”: Tả cảnh ngụ tình, cảnh buồn, lòng người đau xót, quặn thắt.
- “Cành cây sương đượm”: Gợi sự buốt giá, lạnh lẽo
- “Tiếng trùng mưa phun”: Sự ảo não, hoang vắng, nghe được cả tiếng côn trùng kêu rả rích.
=> Tâm trạng cô đơn, thổn thức, nỗi nhớ thương, khát khao được đồng cảm nhưng vô vọng.
- Nghệ thuật:
- Từ láy gợi hình gợi cảm: thăm thẳm, đau đáu, thiết tha
- Hình ảnh ước lệ: gió đông, non Yên.
- So sánh: “đường lên bằng trời”
- Điệp từ: “nhớ”, “gửi”, “thăm thẳm”
- Điệp ngữ bắc cầu: “non Yên - non Yên”, “bằng trời - trời thăm thẳm”.
- Tả cảnh ngụ tình: “Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”.
* Luận điểm 4: Thái độ của tác giả trước tâm trạng của người chinh phụ.
- Thương xót, cảm thông trước tình cảnh cô đơn sầu muộn của người chinh phụ
- Ngợi ca tấm lòng thủy chung, khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
- Lên án chiến tranh phong kiến đã gây ra cho con người bao đau khổ, mất mát.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ song thất lục bát giàu nhạc tính
- Sử dụng từ láy, biện pháp điệp từ, điệp ngữ
- Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng
- Ngôn từ chọn lọc
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế
3. Kết bài:
- Khái quát lại tâm trạng của người chinh phụ
- Suy nghĩ của bản thân: Đồng cảm, thương xót cho người phụ nữ, trân trọng những vẻ đẹp phẩm chất của họ.
Đề 3: Bi kịch của người phụ nữ dưới thời phong kiến qua "Độc tiểu thanh kí", "Chinh phụ ngâm" và "Cung oán ngâm".
* Gợi ý trả lời
1. Mở bài:
- Nguyễn Du đã có hai câu thơ khái quát vổ số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ:
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung.
- Số phận đó thể hiện rõ nét qua ba tác phẩm: Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. Chinh phụ ngâm của Đặng Trán Côn vồ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều.
2. Thân bài:
* Số phận đau khổ và cái chết oan ức của Tiếu Thanh trong bài Độc Tiểu Thanh kí.
- Vì hoàn cảnh éo le, nàng Tiểu Thanh tài sắc phải làm lẽ một thương gia giàu có.
- Vợ cả ghen, nhốt nàng trong ngôi nhà trên núi Côn Sơn.
- Thương thân, tủi phận, Tiểu Thanh làm thơ ghi lại tâm trạng của mình. Nàng chết lúc mới mười tám tuổi.
- Vợ cả ghen, đem đốt tập thơ của Tiểu Thanh.
- Bi kịch của Tiểu Thanh là bị tước đoạt tuổi thanh xuân, tình yêu vả hạnh phúc lứa đôi.
* Số phận cô đơn, đau khổ của người chinh phụ.
- Chôdng ra trận, người chinh phụ sống trong tâm trạng bổn chồn, lo lẳng, chờ mong và tuyệt vọng.
- Nàng tự hồi vì sao hạnh phúc lứa đôi phải chia lìa. Ẩn sau nỗi bân khoăn day đứt là thái độ oán trách, lên án chiến tranh gây ra cảnh đau lòng: Những đôi lứa đang yêu bị đẩy vào cảnh sinh li.
- Nỗi cô đơn bao trùm tâm trạng người chinh phụ suốt những đêm dài trằn trọc, thao thức nhớ mong và lo lắng cho chổng đang ở ngoài mặt trận. Nỗi niềm không biết san sẻ cùng ai, chi biết gửi theo ngọn gió. Số phận bị lãng quên, bị tước đoạt hạnh phúc của người cung nữ.
- Lúc nhập cung thì xinh tươi như bông hoa mới nở.
- Chỉ sau một thời gian ngắn đã bị vua quên lãng.
- Luôn phải sống trong tâm trạng chờ đợi đến mỏi mòn, tự thấy minh giờ đây giống như bông hoa đã tàn phai.
- Bức bối, tủi hờn, bất binh, muốn đạp tiêu phòng mà ra, trở về với cuộc sống binh thường để được yêu, được sống.
3. Kết bài:
- Các nhà thơ đã đưa số phận bất hạnh của người phụ nữ vào văn chương với một niềm cảm thông và thương xót. Bi kịch của phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa kia luôn ám ảnh, day dứt trái tim người đọc.
- Xã hội phong kiến tước đoạt quyển sống tự do, tước đoạt hạnh phúc của người phụ nữ. Xã hội vô nhân đạo ấy đáng bị lên án và xoá bỏ.
Đề 4: Phân tích giá trị nhân đạo trong "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ".
* Gợi ý trả lời
1/ Mở bài
-Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn, đoạn trích và khẳng định giá trị nhân đạo: Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn đã cho ta thấy rõ điều đó.
2/ Thân bài
- Khẳng định giá trị nhân đạo trong đoạn trích: Nhân đạo luôn là một trong những giá trị tinh thần truyền thống của văn học Việt Nam
- Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự đồng cảm của tác giả với số phận người chinh phụ: ta đã nhận thấy được tấm lòng đồng cảm và xót thương mà nhà thơ dành cho người chinh phụ, từ sự đồng cảm ấy mà tác giả đã thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi cô đơn
- Giá trị nhân đạo thể hiện ở cách diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình: Những nỗi niềm trăn trở của người chinh phụ được nhà thơ miêu tả bằng các hành động bồn chồn, lặp đi lặp lại
- Giá trị nhân đạo thể hiện ở thái độ đồng tình và ca ngợi khát khao hạnh phúc đôi lứa của người chinh phụ: Nỗi lòng của người chinh phụ không còn chỉ là tâm trạng của một người mà là tiếng nói thay cho bao người phụ nữ cùng chung số phận như nàng
3/ Kết bài: Ý nghĩa của đoạn trích: tác giả đã lên tiếng tố cáo chiến tranh, khẳng định chính những cuộc chiến tranh phi nghĩa là nguyên nhân dẫn đến cảnh vợ chồng chia lìa, người mẹ xa con, lỡ dở tình yêu và hạnh phúc đôi lứa.
Xem thêm các các dạng đề văn lớp 10 chọn lọc, hay khác:
- Các dạng đề bài Hồi trống Cổ Thành
- Các dạng đề bài Trao duyên
- Các dạng đề bài Nỗi thương mình
- Các dạng đề bài Chí khí anh hùng
- Các dạng đề bài Thề nguyền
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều