Trắc nghiệm bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) (có đáp án)

Trắc nghiệm bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) (có đáp án)

Câu 1 : Ở Việt Nam, giọng Hà Nội, giọng Huế, giọng Sài Gòn có âm sắc khác nhau. Tuy nhiên người dân ở 3 vùng này vẫn có thể nói chuyện với nhau. Điều đó chứng tỏ:

A. Giọng nói mỗi vùng đều có nét riêng, độc đáo.

B. Ở mỗi miền, điều kiện khí hậu, địa lí có khác nhau.

C. Có 1 tiếng Việt chung cho mọi người Việt Nam.

D. Chương trình giáo dục cho các cấp ở 3 miền là thống nhất.

Chọn đáp án : C

Câu 2 : Những lỗi đặt câu sai mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn bắt gặp (kiểu câu thiếu chủ ngữ: Qua tác phẩm cho ta thấy tinh thần hi sinh anh dũng của những nghĩa binh Cần Giuộc”) có thể coi là:

A. Hiện tượng rút gọn chủ ngữ, do nhu cầu giao tiếp.

B. Sự vận dụng lời nói cá nhân không đúng.

C. Những sáng tạo thuộc lời nói cá nhân.

D. Sự diễn đạt nhằm tạo ra cách nói riêng.

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Trời sắp mưa nhưng ông bố vẫn muốn đến sân vận động xem đá bóng. Trong gia đình, không ai ủng hộ ý tưởng đó.

Bà vợ bảo: “Có mà điên mới đi xem đá bóng dưới trời mưa”.

Cô con gái nói: “Tội gì mà đi xem đá bóng dưới trời mưa, hả bố?”

Cách nói khác nhau của bà vợ (Có mà điên) và cô con gái (Tội gì) chứng tỏ:

A. Cả 2 đều không thích bóng đá.

B. Cả 2 đều có cách nói riêng dựa trên nền tảng chung của tiếng Việt.

C. Phong cách khẩu ngữ trong lời bà vợ thể hiện rõ hơn so với lời cô con gái.

D. Phong cách khẩu ngữ là phong cách được sử dụng trong giao tiếp gia đình.

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Khi so sánh sự khác biệt về ca từ trong những bài hát “tiền chiến” (Như suối mơ, Buồn tàn thu, Thiên thai… của Văn Cao, Biệt li của Doãn Mẫn…) với những bài hát của lớp trẻ hiện nay, ta có thể nhận định rằng:

A. Tiếng Việt là tài sản vô cùng quý báu của dân tộc.

B. Ca từ trong những bài hát “tiền chiến” hay hơn.

C. Chủ đề âm nhạc đã thay đổi đáng kể trước và sau Cách mạng.

D. Dấu ấn cá nhân của tác giả khá rõ trong cách đặt ca từ.

Chọn đáp án : D

Câu 5 : Câu ca dao “Người khôn ăn nói nửa chừng/ Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo” là nhằm:

A. Ca ngợi cách nói nửa chừng, không “nói toạc móng heo” mà nói 1 cách ý nhị.

B. Chứng minh rằng lối nói lấp lửng có thể mang đến những hiệu quả trái ngược.

C. Phê phán sự nhẹ dạ cả tin, không chịu nghĩ của những người trong giao tiếp.

D. Chỉ những người có lối nói kín đáo, người khác khó mà có thể hiểu được.

Chọn đáp án : A

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên