Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) (siêu ngắn)

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay".

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).

⇒ Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn.

b. Bố cục: 2 đoạn

    + Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biết mất"). Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

    + Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh đã cảm nhận về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương:

- Bức tranh toàn bích: chiếc thuyền lưới vó, mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe trong sương mờ có pha chút màu hồng hồng, vài bóng người khum khum ngồi im như tượng mặt hướng vào bờ.

→ Tâm trạng của người nghệ sĩ bối rối, tim như bóp thắt lại → xúc động mãnh liệt, hạnh phúc trước khoảnh khắc trong ngần của thiên nhiên.

⇒ Bức tranh từ khung cảnh, đường nét, ánh sáng đều hài hòa và đẹp.

Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

- Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là một nghịch cảnh đời sống trần trụi: Cảnh bạo lực gia đình.

- Nghe tiếng người đàn ông quát tháo, đe dọa, rút thắt lưng đánh tới tấp, hàm răng nghiến ken két, nguyền rủa người đàn bà đang nhẫn nhịn chịu đựng.

- Đứa con vì thương mẹ nhảy xổ vào đánh trả nhưng bị hai cái tát từ người cha ngã nhào.

- Người mẹ ôm con vào lòng, buông ra ra váy lạy, ôm con vào, rồi lại buông ra trở về chiếc thuyền.

⇒ Anh đã chứng kiến cảnh tượng đó và có thái độ chết lặng đến kinh ngạc, há hốc mồm ra nhìn, vứt chiếc máy ảnh đến can thiệp.

⇒ Nghệ sĩ Phùng cay đắng, xót xa nhận ra một cảnh đời ngang trái, bi kịch trong gia đình thuyền chài.

Câu 3 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Câu chuyện về cuộc đời đáng thương của người đàn bà hàng chài ẩn chứa những triết lí sâu sắc về cuộc sống và con người:

- Quan niệm hạnh phúc của con người nhiều khi thật đơn giản, khát vọng hạnh phúc nhỏ bé, giản dị.

- Sự tàn bạo nhiều khi được sinh từ sự nghèo đói, vất vả.

- Nghệ thuật phải gắn với cuộc đời, phải dành ưu tiên trước hết cho con người, góp phần giải phóng con người

- Người nghệ sĩ vì vậy không thể nhìn người, nhìn đời một cách xuôi chiều đơn giản, dễ giải mà phải có cái nhìn đa chiều, trong những mối quan hệ đa dạng phức tạp của cuộc sống.

- Người nghệ sĩ cần phải trung thực, thẳng thắn, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, thực sự quan tâm đến số phận con người.

Câu 4 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

a. Người đàn bà hàng chài:

- Người đàn bà vùng biển là một nhân vật vô danh, không tên, không tuổi nhưng lại được tác giả tập trung thể hiện tính cách, số phận một cách sinh động, đặc sắc.

- Ngoại hình: trạc tuổi 40, cao lớn thô kệch, mặt rỗ, rách rưới, khuôn mặt mệt mỏi, nhọc nhằn, lam lũ.

- Tính cách: cam chịu, nhẫn nhục.

- Thương yêu gia đình: không muốn con mình không có bố, cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ hiện tại của người chồng, chấp nhận nỗi đau về thể xác.

- Chắt chiu hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc sống: khi thấy các con được ăn no.

⇒ Giàu lòng thương yêu gia đình, lòng vị tha, đức hi sinh. Lấy hạnh phúc của các con làm hạnh phúc cho mình.

b. Lão đàn ông độc ác

- Xuất thân: con người hiền lành nhưng cục tính, nóng nảy.

- Ngoại hình: Tấm lưng rộng và cong, tóc tổ quạ chân đi chữ bát, hai con mắt đầy vẻ độc dữ, hàng lông mày cháy nắng.

- Đánh vợ để giải tỏa nỗi bức xúc, vì cái nghèo.

⇒ Vừa là nạn nhân của cuộc sống nghèo khổ vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình, đáng lên án.

c. Chị em thằng Phác: là những đứa trẻ đáng thương, trực tiếp hứng chịu những bi kịch gia đình mà bố chúng gây ra.

- Chị thằng Phác: một cô gái yếu ở nhưng can đảm, ngăn em làm việc trái luân thường đạo lí.

- Thằng Phác: thương mẹ, căm thù người cha.

⇒ Hai chị em có cảnh đời bất hạnh khi luôn phải chứng kiến cảnh bạo hành gia đình.

d. Nghệ sĩ nhiếp ảnh

- Vốn là người lính thường vào sinh ra tử.

- Là một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm.

- Căm ghét mọi áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Phùng hiểu rõ: trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, phải là một người nghệ sĩ biết thấu cảm những buồn vui, cay đắng ở đời.

Câu 5 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Cách xây dựng cốt truyện độc đáo: Đó là tình huống nghịch lí tạo bước ngoặt trong nhận thức của nhân vật

- Cảnh đẹp trời cho >< Cuộc đời nghiệt ngã.

- Thằng Phác bênh mẹ, đánh bố.

- Người đàn bà từ chối li hôn với người chồng vũ phu.

⇒ Cốt truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống, góp phần bộc lộ tính cách con người.

Câu 6 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm

- Ngôn ngữ người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả ⇒ điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.

- Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.

III. Luyện tập

Chọn nhân vật ấn tượng nhất trong tác phẩm.

Ví dụ: người đàn bà làng chài.

1. Tên tuổi

– Không tên tuổi cụ thể, gọi phiếm định “người đàn bà hàng chài”, “mụ”.

– Chỉ là một người vô danh như bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này.

2. Vóc dáng ngoại hình

– Thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”- đó là hình ảnh một con người lam lũ, mất hết sinh lực, niềm vui, sức sống.

– Nghèo khổ, nhọc nhằn (lưng áo bạc phếch)

– Mặc cảm, tự ti ( dáng vẻ lúng túng)

⇒ Nhà văn thể hiện nỗi xót thương cho số phận con người ngay khi miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của nhân vật.

3. Số phận đau khổ, bất hạnh

– Một người đàn bà bất hạnh, nhẫn nhục chịu đựng (người đàn bà bị đánh)

– Người đàn bà chịu những nỗi đau khổ chồng chất: mệt mỏi sau những đêm thức trắng kéo lưới, chịu đựng những trận đòn của chồng, nơm nớp lo sợ con cái bị tổn thương khi phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.

4. Vẻ đẹp tâm hồn và tính cách

- Vẻ đẹp của một người từng trải sâu sắc: đẹp nhất nhưng đặc biệt nhất

- Vẻ đẹp khoan dung, nhân hậu, độ lượng: thiên chức của người phụ nữ.

- Vẻ đẹp tình mẫu tử thiêng liêng

⇒ Người đàn bà làng chài - mang vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ vùng biển nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung: giàu lòng yêu thương, nhẫn nhịn và giàu đức hi sinh.

Bài giảng: Chiếc thuyền ngoài xa - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn gọn, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên