Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt - Kì 2 siêu ngắn - Ngữ văn lớp 7

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt - Kì 2

I. Các kiểu câu đơn đã học

- Câu phân loại theo mục đích nói:

    + Câu nghi vấn

    + Câu trần thuật

    + Câu cầu khiến

    + Câu cảm thán

Quảng cáo

- Câu phân loại theo cấu tạo:

    + Câu bình thường

    + Câu đặc biệt

1) Phân loại câu theo mục đích nói:

a) Công dụng:

    + Câu nghi vấn: Dùng để hỏi

    + Câu trần thuật: Dùng để nêu ra một nhận định, có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai

    + Câu cầu khiến: Dùng để đề nghị, yêu cầu…. người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.

    + Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp , hay dùng để gọi đáp

b) Dấu hiệu để nhận biết:

- Câu nghi vấn:

    + Chứa các từ nghi vấn (ai, gì, nào, bao giờ, ở đâu)

    + Dùng giọng điệu hỏi, đặt câu hỏi cuối câu

Quảng cáo

- Câu cầu khiến:

    + Dùng từ cầu khiến ở cuối câu: thôi, lên, đi

    + Dùng phụ từ cầu khiến: hãy, đứng, chớ

    + Dùng giọng điệu cầu khiến: có thể đặt dấu chấm than ở cuối câu

- Câu cảm thán

    + Dùng từ cảm thán biểu thị cảm xúc hay kêu gọi: ối, ái, ôi, trời ơi, eo ơi!

    + Dùng giọng điệu phối hợp với trợ từ hay phụ từ: Thật, quà, biết bao, thay…

- Câu trần thuật:

2. Câu phân loại theo cấu tạo:

Câu đơn bình thường

- Cấu tạo theo mô hình cụm C-V.

- Dùng để trần thuật sự việc hay bày tỏ ý kiến

Câu đơn đặc biệt

- Không cấu tạo theo mô hình cụm C-V.

- Dùng để nêu thời gian, nơi chốn; liệt kê sự việc, hiện tượng, bày tỏ cảm xúc; gọi đáp.

II. Các dấu câu đã học

Quảng cáo
Nội dung ôn tập Kiến thức cần nhớ
Dấu chấm

- Đặt ở cuối câu trần thuật (có khi đặt ở câu cầu khiến)

Dấu phẩy

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.

    + Giữa CN – VN với các thành phần phụ của câu

    + Giữa các từ, cụm từ có cùng chức vụ trong câu.

    + Giữa một từ, một cụm từ với bộ phận chú thích của nó câu, giữa các vế của một câu ghép.

Dấu chấm phẩy

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một phép liệt kê có cấu tạo phức tạp.

Dấu chấm lửng

- Biểu thị chưa liệt kê hết sự vật, sự việc…

- Bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng trong lời nói.

- Làm giãn câu văn ở chỗ biểu thị điều bất ngờ, sắp xuất hiện từ ngữ nêu nội dung châm biếm, hài hước

Dấu gạch ngang

- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích ở trong câu

- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật.

- Đánh dấu các bộ phận liệt kê

- Nối các từ trong một liên danh

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên