Soạn bài Câu phủ định siêu ngắn - Ngữ văn lớp 8

Soạn bài Câu phủ định

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

Câu 1 (trang 52 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Xét các câu và trả lời câu hỏi

Quảng cáo

- Các câu (b), (c), (d) có đặc điểm hình thức khác với với câu (a): có từ ngữ phủ định “không, chưa, chẳng.”

- Những câu này khác với câu (a) về chức năng: Câu (a) khẳng định “Nam đi Huế”, các câu còn lại phủ định điều này, việc “Nam đi Huế” không diễn ra.

Câu 2 (trang 52 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

- Những câu có từ ngữ phủ định là:

 + Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Ông thầy bói sờ ngà muốn phủ định ý kiến của ông sờ vòi về hình dáng con voi.

 + Đâu có!

Ông sờ tai muốn phủ định, bác bỏ ý kiến của cả 2 ông thầy trước.

Quảng cáo

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 53 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

a. Không có câu phủ định bác bỏ.

b. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!

Đây là câu tác giả phản bác lại ý kiến của lão Hạc nhận xét về con chó đã đưa ra trước đó sau khi lão bán chó ( cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão cư xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!).

c. Không, chúng con không đói nữa đâu.

Đây là câu của cái Tí phản bác lại ý điều mà chị Dậu nghĩ: mấy đứa con mình đang đói quá đã đưa ra ở phần văn bản trước đó.

Câu 2 (trang 53 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

- Những câu trên đều có ý nghĩa phủ định. Vì đều có những từ phủ định: “không”, “chẳng”. Trong các trường hợp trên, từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác (a): “không phải là không” hay kết hợp với một từ nghi vấn (c): “ai chẳng” khiến ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định, chứ không phải phủ định.

Quảng cáo

- Những câu không có từ ngữ phủ định mà tương đương với những câu trên là:

 + Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, nhưng lại có ý nghĩa

 + Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, mọi người đều từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.

 + Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ ...trước cổng trường.

Ý nghĩa của những câu mới đặt so với những câu gốc giống nhau, tuy nhiên ý nghĩa ở câu gốc có phần được nhấn mạnh và gây ấn tượng hơn.

Câu 3 (trang 54 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

- Nếu thay từ “không” bằng “chưa” thì nhà văn Tô Hoài phải viết lại câu như sau: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

Nếu thay như vậy, nghĩa của câu sẽ có sự thay đổi, vì ở câu gốc “không dậy được nữa” tức Choắt đã chết, còn với câu vừa thay thì Choắt còn có thể sống.

-Câu phủ định có từ “không” sẽ thích hợp với tình huống truyện, vì Dế Choắt sau khi bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết, bởi vậy đã khiến Dế Mèn vô cùng hối hận.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 54 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

a, Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

Câu có ý nghĩa tương đương: Chẳng đẹp gì hết!

b, Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

Câu có ý nghĩa tương đương: Không có chuyện đó đâu!

c, Câu nghi vấn với ý nghĩa bác bỏ

Câu có ý nghĩa tương đương: Bài thơ này làm gì hay.

d, Câu nghi vấn với ý nghĩa thể hiện cảm xúc.

Câu có ý nghĩa tương đương: Cụ không biết chứ tôi chẳng sung sướng gì đâu.

Câu 5 (trang 54 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Trong đoạn trích trên, không thể thay “quên” bằng “không”, “chưa” bằng “chẳng” được, vì:

- Từ “quên” thể hiện được tình cảm, ý chí của vị tướng, vì căm hận mà quên cả ăn. Nhưng thay bằng từ “không”, khiến hành động này là lẽ thường, xảy ra thường xuyên.

- Ý nghĩa của câu sẽ thay đổi: Dùng từ “chưa” thể hiện mong muốn của Trần Quốc Tuấn là tiêu diệt kẻ thù, nhưng vì chưa đủ lực nên chưa thể làm, nhưng đó là ý chí là nguyện vọng của ba quân sẽ thực hiện. Còn dùng từ “không” thì ý nghĩa câu sẽ là việc không thể làm, không thể hiện được quyết tâm của vị chủ tướng.

Câu 6 (trang 54 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

A: Tại sao cậu lại vẽ bẩn vào sách Ngữ văn của tớ?.

B: Tớ không vẽ. (câu phủ định)

A: Cậu ngồi cạnh tớ không cậu thì ai? (câu phủ định bác bỏ)

Bài giảng: Câu phủ định - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên