Bài tập trắc nghiệm Di truyền của một tính trạng (phần 2)



Chuyên đề: Di truyền của một tính trạng

Câu 21: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp.Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là

A. 8 cây thân cao : 1 cây thân thấp.

B. 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp.

C. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp.

D. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.

Câu 22: Kiểu gen của cá chép không vảy Aa, cá chép có vảy aa. Kiểu gen AA trứng không nở. Tính theo lý thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là

A. 1 không vảy : 1 có vảy.

B. 2 không vảy : 1 có vảy.

C. 3 không vảy : 1 có vảy.

D. 1 không vảy : 1 có vảy.

Câu 23: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen trội A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn về hai cặp gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa là

A. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.

B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

C. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.

D. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ.

Câu 24: Các màu lông chuột đen, nâu và trắng đều được quy định do sự tương tác của gen A và B. Các alen A và a tương ứng quy định sự tổng hợp các sắc tố đen và nâu. Chỉ khi có alen trội B thì các sắc tố đen và nâu được chuyển đến và lưu lại ở lông. Khi lai giữa chuột có kiểu gen AaBb với chuột aaBb thì kết quả nào sau đây là đúng?

1. Màu lông tương ứng của các chuột bố mẹ nêu trên là đen và nâu.

2. Tỉ lệ phân li kiểu hình đen : nâu ở đời con là 1 : 1.

3. 3/4 số chuột ở đời con có lông đen.

4. 1/4 số chuột ở đời con có lông nâu.

5. 1/4 số chuột ở đời con có lông trắng.

6. Các alen B và A/a là ví dụ về đồng trội.

Phương án đúng là

A. 1, 3, 5.

B. 1, 2, 5.

C. 2, 3, 4, 6.

D. 1, 2, 4, 6.

Câu 25: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Về mặt lý thuyết, hãy tính xác xuất để họ sinh hai người con khác giới tính và đều bình thường?

A. 1/8    B. 3/8    C. 9/64    D. 9/32

Câu 26: Khi cho giao phối gà mào hạt đào với gà mào hình lá được tỉ lệ: 1 gà hạt đào : 1 gà mào hình lá : 1 gà mào hoa hồng : 1 gà mào hạt đậu. Cho biết mào hình lá do gen lặn quy định. Tính chất di truyền của hình dạng mào gà chịu kiểu tác động nào của gen?

A. Tương tác bổ trợ giữa 2 gen không alen.

B. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn tương ứng.

C. Tác động cộng gộp của các gen không alen.

D. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn tương ứng.

Câu 27: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phối với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, trong các phép lai sau đây, phép lai phù hợp với tất cả các thông tin trên?

(1) AAbb x AaBb.

(2) aaBB x AaBb.

(3) AAbb x AaBB.

(4) AAbb x AABb.

(5) aaBb x AaBB.

(6) Aabb x AABb.

Phương án đúng là

A. 1, 2, 5.

B. 1, 2, 4.

C. 1, 2, 6.

D. 2, 3, 4.

Câu 28: Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ : 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc hoa được quy định bởi

A. hai cặp gen liên kết hoàn toàn.

B. hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp.

C. hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ.

D. một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính.

Câu 29: Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp; tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa đỏ, thu được F1 có kiểu hình thân thấp, hoa trắng chiếm 12,5%. Nếu F1 có 1600 cây thì có bao nhiêu cây thân thấp, hoa đỏ?

A. 200.    B. 400.    C. 600.    D. 800.

Câu 30: Ở một loài thực vật, tính trạng về màu sắc hoa do hai gen không alen quy định. Cho cây hoa tím giao phấn với cây hoa tím thu được F1 có 795 cây hoa tím và 61 cây hoa trắng. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ cây hoa tím ở F1 đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số cây ở F1

A. 1/3    B. 1/6    C. 1/8    D. 3/16

Câu 31: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng; 2 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng có kiểu gen khác nhau về tính trạng trên thu được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở đời lai F2 người ta lấy ngẫu nhiên 5 hạt đem gieo. Xác xuất để trong số 5 cây con mọc lên có ít nhất 1 cây cho hoa đỏ là

A. 23,73%.    B. 76,27%.    C. 75,00%.    D. 99,90%.

Câu 32: Khi cho giao phối gà mào hạt đào với gà mào hình lá được tỉ lệ : 1 gà hạt đào : 1 gà mào hình lá : 1 gà mào hoa hồng : 1 gà mào hạt đậu. Cho biết mào hình lá do gen lặn quy định. Cho gà mào hoa hồng thuần chủng và gà mào hạt đậu thuần chủng giao phối với nhau thì ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình như thế nào?

A. 3 gà mào hạt đào : 9 gà mào hoa hồng : 3 gà mào hạt đậu : 1 gà mào hình lá.

B. 3 gà mào hạt đào : 3 gà mào hoa hồng : 9 gà mào hạt đậu : 1 gà mào hình lá.

C. 9 gà mào hạt đào : 3 gà mào hoa hồng : 3 gà mào hạt đậu : 1 gà mào hình lá.

D. 9 gà mào hạt đào : 3 gà mào hoa hồng : 1 gà mào hạt đậu : 3 gà mào hình lá.

Câu 33: Cho hai nòi gà thuần chủng lông màu và lông trắng giao phối với nhau được gà F1. Cho gà F1 tiếp tục giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 13 lông trắng : 3 lông màu. Tỉ lệ này cho thấy màu lông gà bị chi phối bởi

A. sự tương tác át chế của gen trội.

B. sự tương tác bổ trợ giữa 2 gen không alen.

C. sự tác động cộng gộp giữa 2 gen không alen.

D. sự tương tác vừa át chế vừa bổ trợ của 2 gen không alen.

Câu 34: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1 cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lý thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ

A. 50,0%.     B. 37,5%.    C. 25,0%.     D. 6,25%.

Câu 35: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A, a; B, b và D, d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 110 cm. Theo lý thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao 140 cm chiếm tỉ lệ

A. 20/64    B. 6/64     C. 1/64    D. 15/64

Đáp án

21 B22B23 C 24 B 25 D
26 A27B28 C 29 C 30 D
31 D32C33 A 34 B 35 A

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Bài tập trắc nghiệm

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-di-truyen-cua-mot-tinh-trang.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên