Bài tập trắc nghiệm Tiến hóa (phần 4)



Chuyên đề: Tiến hóa

Câu 61: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên có chung đặc điểm nào sau đây?

A. Luôn dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.

B. Làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.

C. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hoá.

D. Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 62: Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng khi mỗi loài xuất phát từ một hoặc một vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình

A. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.

B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.

C. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.

D. phát sinh các biến dị cá thể.

Câu 63: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằn con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.

B. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

C. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra ở các loài động vật ít di chuyển.

D. Cách li địa lí làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 64: Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của CLTN nhanh hơn các alen lặn vì

A. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.

B. alen trội thường có tần số lớn hơn alen lặn.

C. các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp.

D. alen trội thường có tần số nhỏ hơn alen lặn nên nhanh bị đào thải hơn.

Câu 65: Trong một quần thể giao phối, nếu các cá thể có kiểu hình trội có sức sống, khả năng sinh sản cao hơn các cá thể có kiểu hình lặn thì dưới tác động của CLTN sẽ làm cho

A. tần số alen trội ngày càng giảm, tần số alen lặn ngày càng tăng.

B. tần số alen trội ngày càng tăng, alen lặn ngày càng giảm.

C. tần số kiểu gen dị hợp ngày tăng, tần số kiểu gen đồng hợp ngày càng giảm.

D. tần số kiểu gen đồng hợp ngày tăng, tần số kiểu gen dị hợp ngày càng giảm.

Câu 66: Trong tiến hoá, yếu tố nào duy trì các alen trung tính hoặc có hại ở mức độ nào đó?

A. Giao phối có chọn lọc.

B. Di nhập gen.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên.

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 67: Tại sao ngày nay thú có túi chỉ có ở lục địa Úc?

A. Vì lục địa này đã tách rời lục địa châu Á và lục địa Nam Mĩ vào cuối Đại Trung sinh. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau.

B. Vì lục địa này đã tách rời lục địa châu Á vào cuối Đại trung sinh và đến đầu kỉ Thứ tư thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau

C. Vì lục địa này đã tách rời lục địa châu Á vào cuối Đại trung sinh và đến đầu kỉ Thứ ba thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau.

D. Vì lục địa này đã tách rời lục địa châu Á vào kỉ thứ 3.Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau.

Câu 68: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?

A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.

B. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.

C. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.

D. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.

Câu 69: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố giao phối ngẫu nhiên có vai trò

A. phát tán đột biến rộng rãi trong quần thể.

B. là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình CLTN.

C. quy định chiều hướng tiến hoá.

D. làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Câu 70: Các nhân tố tiến hoá không làm phong phú vốn gen của quần thể là

A. đột biến, di nhập gen.

B. đột biến, biến động di truyền.

C. giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.

D. di nhập gen, chọn lọc tự nhiên.

Câu 71: Nguyên nhân chủ yếu của tiến bộ sinh học là gì?

A. Sinh vật có khả năng sinh sản nhanh.

B. Các loài có sự phân hoá đa dạng.

C. Xu hướng phức tạp hoá trong tổ chức cơ thể.

D. Sinh vật có nhiều tiềm năng thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 72: Cho một số hiện tượng sau:

1. Ngựa vằn chỉ phân bố ở châu Phi nên không giao phối với ngựa hoang phân bố ở trung Á.

2. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

3. Cừu giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử chết ngay.

4. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài này không thể thụ phấn cho hoa của loài khác.

Những biểu hiện của cách ly sau hợp tử là

A. 2; 3.

B. 1; 4.

C. 2; 4.

D. 1; 3

Câu 73: Theo quan điểm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm không phụ thuộc vào

A. áp lực của CLTN

B. tốc độ sinh sản của mỗi loài.

C. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.

D. tốc độ tích luỹ những biến đổi thu được trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.

Câu 74: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư được phát sinh ở

A. kỉ Cacbon thuộc đại Cổ sinh

B. kỉ Triat thuộc đại Trung sinh

C. kỉ Đêvôn thuộc đại Cổ sinh.

D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

Câu 75: Bằng chứng tiến hoá nào sau đây không phải bằng chứng sinh học phân tử?

A. Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.

B. ADN của tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.

C. Tất cả các sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Prôtêin của các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.

Câu 76: Khi nói về nguồn nguyên liệu tiến hoá, điều nào sau đây không đúng?

A. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.

B. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của tiến hoá.

C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá.

D. Nguồn biến dị của quần thể có thể bổ sung nhờ sự nhập cư.

Câu 77: Tại sao đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá mà không phải đột biến NST?

A. Vì đa số đột biến gen có hại nên CLTN sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi.

B. Vì alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc và tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy CLTN vẫn tích luỹ các gen đột biến qua các thế hệ.

C. Vì các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, CLTN tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.

D. Vì đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST và ít ảnh hưởng đến sức sống và sức sinh sản của sinh vật.

Câu 78: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. CLTN chỉ tác động lên quần thể mà không tác động lên cá thể.

B. Ở quần thể sinh vật lưỡng bội, chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so chới chọn lọc chống lại alen trội.

C. CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội.

D. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Câu 79: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái đất, cây có hoa xuất hiện ở thời kì nào?

A. Than đá.    B. Tam điệp.    C. Phấn trắng.    D. Thứ ba.

Câu 80: Trong lịch sử phát triển của Trái Đất, thời kì nào có đặc điểm: các lục địa liên kết với nhau, băng hà; phân hoá bò sát và côn trùng?

A. Than đá.    B. Pecmi.    C. Tam điệp.    D. Jura.

Đáp án

61 D62C63 A 64 A 65 B
66 C67C68 D 69 A 70 C
71 D72A73 D 74 C 75 C
76 B77D78 B 79 C 80 B

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-tien-hoa.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên